Chi tiết tin tức

Tăng, ni cũng là công dân bình đẳng trước pháp luật

18:16:00 - 16/08/2014
(PGNĐ) -  “Chúng tôi luôn nhắc nhở các tăng, ni tuân thủ pháp luật, Phật pháp. Còn riêng trong sự việc chùa Bồ Đề, chúng tôi tôn trọng cách xử lý của pháp luật...". Hòa thượng Thích Huệ Trí – Trưởng ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh.
Trước thực tế về sự e ngại của chính quyền, cơ quan chức năng khi tiếp xúc với các cơ sở tôn giáo cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của những người trong tổ chức tôn giáo cũng còn nhiều hạn chế, Hòa thượng Thích Huệ Trí – Trưởng ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định với PV Báo PLVN, một tu sĩ, trước hết phải là một công dân tuân thủ pháp luật, bên cạnh việc tu tập, tuân thủ Phật pháp. 
 
Hòa thượng Thích Huệ Trí còn khẳng định: “Chúng tôi luôn nhắc nhở các tăng, ni tuân thủ pháp luật, Phật pháp. Còn riêng trong sự việc chùa Bồ Đề, chúng tôi tôn trọng cách xử lý của pháp luật. Nếu cơ quan điều tra công bố việc vi phạm pháp luật của tu sĩ thì bản thân tu sĩ đó trước hết phải bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tiếp đến Giáo hội sẽ xử lý theo quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.  
Ông Bùi Thanh Hà – Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ 
Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, ngoài chùa Bồ Đề, trên địa bàn thành phố có 9 chùa đang nuôi dưỡng tổng số gần 50 trẻ mồ côi. Điều đáng nói là tất cả các chùa này đều chưa có quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội. Bình luận về vấn đề này, ông Bùi Thanh Hà, Phó ban Tuyên giáo Chính phủ cho biết: “Một ngôi chùa nuôi trẻ mồ côi mà các sư không hiểu biết về Nghị định 68/2008/NĐ - CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, trong khi đó cũng không nhận được sự hướng dẫn, chỉ ra cái sai để sửa từ cơ quan chức năng thì không những nhà chùa phạm luật mà bản thân những đứa trẻ cũng trở thành nạn nhân khi sự sai phạm bị phát hiện. 
 
Hiện nay có thể nói  xã hội chúng ta đang rất thiếu sự chung tay quan tâm tới cơ sở tôn giáo trong lĩnh vực thực thi chính sách, pháp luật. Chúng ta phải có trách nhiệm trong vấn đề này, cái gì cần chia sẻ thì chia sẻ, điều gì  người ta làm chưa đúng thì phải nhắc người ta làm cho đúng, không nên ngại, nhằm phát huy tính nhân đạo của tổ chức tôn giáo cũng như hạn chế việc một nhóm người lợi dụng sự thiếu hiểu biết, quản lý lỏng lẻo của cơ sở tu hành để phạm luật” .
 
Theo thống kê, chỉ riêng Hà Nội có 13.000 trẻ mồ côi, tàn tật, nhiễm HIV, lang thang, cơ nhỡ… nhưng chỉ có khoảng trên 1.000 cháu đang được nuôi dưỡng, học tập ở 11 trung tâm bảo trợ xã hội. Các cháu còn lại được nhận làm con nuôi, hoặc sống trong các cơ sở từ thiện, cơ sở tôn giáo, hay lang thang, kiếm sống trên các con phố, ngõ hẻm hay gầm cầu, góc chợ bằng đủ thứ nghề như đánh giày, rửa bát, bán vé số, ăn xin… Vì thế, những cơ sở tôn giáo có tấm lòng nhân đạo là rất đáng quý, chỉ có điều chúng ta có nhận ra điều ấy và đồng hành với họ hay không?

Nguồn: http://baophapluat.vn/dan-sinh/tang-ni-cung-la-cong-dan-binh-dang-truoc-phap-luat-194298.html

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin