Chi tiết tin tức

Hiểu lầm đạo Phật

21:13:00 - 15/02/2017
(PGNĐ) -  Bản thân đạo Phật là đạo thâm sâu, khó hiểu, khó tu mà tâm lý con người ta thì bao giờ cũng thiên về cái dễ, cái vui thú dễ dàng (nhiều khi rẻ tiền nữa), cái hợp với tâm tình sâu kín của mình. Người đời coi trọng nhất là bản thân mình, là cái ta, nhưng đạo Phật lại giảng thuyết Vô ngã, tức là không có cái ta.

Có nhiều lý do khiến người Việt Nam chúng ta đặc biệt là người trí thức hiểu lầm đạo Phật. 

Thứ nhất, nhiều người đã nhận thức đạo Phật qua các đạo giáo khác, nhất là các đạo giáo thần quyền. Mà đạo Phật lại bác bỏ cả thần quyền lẫn giáo quyền, bác bỏ các khái niệm Thượng đế tạo thế và linh hồn bất tử, chống mọi hình thức cuồng tín và mê tín.
 
Thứ hai, một số sách nghiên cứu đạo Phật của các học giả Tây phương nhận thức đạo Phật một cách sai lầm, nghiên cứu kinh sách Phật theo kiểu tầm chương trích cú, rất tỉ mỉ, công phu nhưng chính lại bỏ rơi tinh thần căn bản của đạo Phật, là đạo đòi hỏi một sự thể hội qua cuộc sống, là đạo rất khó tiếp cận trên bình diện học thuật đơn thuần.
Ảnh minh họa. (Nguồn: báo Ảnh Việt Nam)
Thứ ba, bản thân đạo Phật là đạo thâm sâu, khó hiểu, khó tu mà tâm lý con người ta thì bao giờ cũng thiên về cái dễ, cái vui thú dễ dàng (nhiều khi rẻ tiền nữa), cái hợp với tâm tình sâu kín của mình. Người đời coi trọng nhất là bản thân mình, là cái ta, nhưng đạo Phật lại giảng thuyết Vô ngã, tức là không có cái ta. Nhiều tôn giáo tồn tại được là nhờ dựa vào khái niệm Thượng đế đã tạo ra muôn loài, và khái niệm linh hồn bất tử. Nhưng đạo Phật lại bác bỏ thuyết đấng tạo hóa và thuyết linh hồn; đạo Phật nói đấng tạo hóa hay linh hồn cũng đều là những biến tướng của cái "ta" mà thôi. Người, vì bản năng tự vệ, nên tạo ra khái niệm Thượng đế để che chở phù hộ mình. Lại vì bản năng tự tồn nên tạo ra khái niệm linh hồn bất tử để an ủi mình.

Người đời ít ai không đam mê "ngũ dục và tứ khoái" nhưng đạo Phật lại giảng thuyết ly dục, xem đó như là một biện pháp cứu cánh đảm bảo một đời sống thật sự an lạc và có cống hiến lớn đối với xã hội, nhân loại. Đạo Phật nói người đam mê nhục dục cũng như người khát nước mà còn ăn mặn, lại càng thêm khát!

Kinh sách lại quá nhiều, phần lớn bằng tiếng nước ngoài, các bản dịch đã ít lại khó hiểu. Đạo Phật có lắm Tông phái, dễ gây ra ấn tượng ban đầu một cái gì lộn xộn, thiếu quy củ, do đó mà khó nghiên cứu, đào sâu.

Minh Chi
Trích "Các vấn đề Phật học", Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995
Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin