Chi tiết tin tức

8 biểu hiện thường thấy của chứng rối loạn lưỡng cực

22:27:00 - 12/06/2020
(PGNĐ) -  Rối loạn lưỡng cực là dạng bệnh lý bệnh tâm thần đặc trưng bởi sự dao động “đầy kịch tính” của cảm xúc, trạng thái tinh thần. Bất ổn này ảnh hưởng đáng kể đến năng lượng hoạt động, khả năng tập trung và thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày.

 

bipolar.png

 

Người bị rối loạn lưỡng cực có thể bị suy nhược tinh thần, trầm cảm với cảm xúc biến động một cách bất thường hoặc rơi vào trạng thái phấn khích quá mức, gọi là hưng cảm. 

 

Bất ổn tinh thần này có biểu hiện từ nhẹ cho tới cực đoan. Việc chẩn đoán rối loạn lưỡng cực khá khó khăn, chỉ có chuyên gia sức khỏe tâm thần mới có thể kết luận bệnh. Tuy nhiên, dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của bất ổn tâm thần này. 

 

1. Tinh thần suy nhược

 

Người bị chứng rối loạn lưỡng cực trong trạng thái suy nhược tinh thần cũng có các biểu hiện tương tự như người bị suy nhược tinh thần như: mất ngủ, mệt mỏi, khó tập trung, ăn uống không ngon miệng - theo Trung tâm Khoa học Hành vi và Tâm thần học, Đại học New Mexico. 

 

Khi cảm xúc và trạng thái tinh thần dao động, bạn cần gặp chuyên gia trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý vì việc điều trị trầm cảm không giống với rối loạn lưỡng cực. 

 

“Chỉ kê thuốc chống trầm cảm cho người bị rối loạn lưỡng cực là điều không được khuyến nghị vì có thể khiến bệnh nhân chuyển sang trạng thái hưng cảm” - theo các chuyên gia. 

 

2. Khó ngủ

 

Mất ngủ, khó ngủ là biểu hiện bình thường của chúng ta trong thời gian bị stress hay hay hứng khởi với điều gì đó sắp xảy ra. Người bị rối loạn lưỡng cực ngủ cực kỳ ít, liên tục trong nhiều ngày nhưng vẫn cảm thấy tràn trề năng lượng. Không chỉ thiếu ngủ, nhu cầu ngủ cũng giảm ở người có rối loạn này. 

 

3. Trạng thái phấn khởi bất thường

 

Nếu dao động cảm xúc này cực đoan, không có lý do rõ ràng, kéo dài từ 1 tuần trở lên hoặc kết hợp với các biểu hiện khác, đây có thể là biểu hiện của hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực. 

 

Trạng thái này có thể khiến đưa ra quyết định nhanh hơn đối với nhiều vấn đề quan trọng như tài chính, hôn nhân và các quan hệ khác mà lẽ ra cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng hoặc quyết định khác đi. 

 

4. Dễ dàng bị phân tán tập trung

 

Khó tập trung hoặc không thể hoàn thành đối với hầu hết các hoạt động và công việc hàng ngày có thể liên quan đến stress hoặc rối loạn giảm chú ý. 

 

Tuy nhiên, nếu bạn bị phân tán đến mức không thể hoàn thành bất cứ công việc nào và điều này ảnh hưởng đến các mối quan hệ, công việc thì đây có thể là biểu hiện của rối loạn lưỡng cực.

 

5. Cáu gắt, khó chịu

 

Đây là phản ứng tự nhiên của chúng ta khi cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái vì điều gì đó - và cũng nằm trong số các biểu hiện khó đoán nhất để nhận diện nguyên nhân của sự bất ổn. 

 

Đối với rối loạn lưỡng cực, cơn giận bộc phát quá mức so với một hoàn cảnh, tình huống cụ thể; sự giận dữ khởi lên một cách quá nhanh, mất kiểm soát, kéo dài nhiều giờ đồng hồ và được chuyển từ người này sang người khác. 

 

6. Suy nghĩ và nói ra rất nhanh 

 

Nhiều người có đặc trưng nói nhanh, điều này không có gì bất thường. Tuy vậy, nói nhanh đến mức không ai bắt kịp hay không thể nắm bắt được có thể là biểu hiện của hưng cảm. 

 

Tương tự, “liên tục chạy đua” với các ý nghĩa hay tuôn các ý tưởng nhanh đến mức người khác hay thậm chí bản thân không bắt kịp cũng là dấu hiệu của rối loạn này. 

 

7. Tự tin quá mức nhưng không thể đưa ra quyết định đúng đắn

 

Tự tin là điều tốt. Ở người rối loạn lưỡng cực, tự tin quá mức có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Những có bất ổn này cảm thấy mình vĩ đại và không hề để tâm đến những hậu quả có thể gây ra khi trong trạng thái hưng cảm. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro trong hành vi, ứng xử hoặc kinh doanh.

 

8. Sử dụng nhiều chất kích thích và bia rượu

 

Người bị chứng rối loạn lưỡng cực tiêu thụ chất kích thích và cồn từ bia rượu cao hơn mức trung bình của người bình thường. Họ có xu hướng sử dụng chất kích thích và cồn để lấy lại tinh thần trong giai đoạn trầm cảm. 

 

Huệ Trần
(theo Reader’s Digest)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin