Chi tiết tin tức

Những dấu hiệu stress thầm lặng đe dọa sức khỏe

22:25:00 - 16/10/2019
(PGNĐ) -  Theo một khảo sát gần đây của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, có khoảng 1/3 số người tham gia nghiên cứu cho biết stress ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.  

Nếu có bất cứ các dấu hiệu nào dưới đây, có thể bạn đang bị stress và tình trạng căng thẳng này đang gây hại cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách.  

1 - Các vùng mẫn đỏ, ngứa trên da

Nếu bạn thình lình bị nổi nhiều mẫn đỏ gây ngứa ngáy trên da, stress có thể là nguyên nhân dù bạn không bị dị ứng. Khi trong tình trạng stress quá mức (dù trong thời gian ngắn hay dài), hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu yếu đi và phóng thích hestamine để bảo vệ cơ thể. 

Nếu stress không thuyên giảm thì cơ thể sẽ có các phản ứng dị ứng và tạo ra các mụn đỏ gây ngứa. Stress làm miễn dịch yếu đi, da sẽ dễ bị kích ứng nên rất nhạy cảm với xà phòng, lạnh hoặc nóng, kem dưỡng ẩm và bột giặt. 

manngua.jpg

2 - Cân nặng biến đổi bất thường

Stress làm bùng nổ việc phóng thích hormone corisol, làm yếu đi khả năng xử lý đường huyết và làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Điều này dẫn đến tăng hoặc giảm cân bất thường.

Stress cũng làm cho chúng ta có những hành vi kém khoa học và không lành mạnh như ăn quá nhiều hoặc chán ăn.

3 - Thường xuyên bị đau đầu

Nếu bạn vốn không thường bị đau đầu nhưng bỗng nhiên đầu đau như búa bổ, có thể bạn đang quá căng thẳng. 

Stress phóng tiết các hóa chất gây ra thay đổi đối với các dây thần kinh và mạch máu trong não, dẫn đến đau đầu.

Stress cũng làm cho chứng đau nửa đầu nghiêm trọng hơn. Vì cơ của chúng ta sẽ bị căng ra khi stress nên đau đầu thường xuất hiện hơn. 

4 - Khó chịu dạ dày

Stress gây gián đoạn chức năng của đường ruột, làm cho cơ thể sản xuất nhiều axit tiêu hóa hơn, gây ra chứng ợ nóng. 

Stress cũng làm thức ăn trong dạ dày tiêu hóa lâu hơn, gây ra chứng đầy hơi và chướng bụng, các cơn kích thích vùng ruột, đau bụng và tiêu chảy.

5 - Thường bị cảm lạnh 

Stress làm hệ miễn dịch suy yếu nên bạn sẽ dễ bị bệnh hơn vì khả năng chống lại virus kém đi. 

Người bị stress có nguy cơ cảm lạnh cao gấp đôi người không bị stress, theo các nhà nghiên cứu Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh.

6 - Nổi nhiều mụn

Dù không còn ở tuổi dậy thì nhưng đột nhiên xuất hiện nhiều mụn thì nguyên nhân có thể là do stress. 

Khi stress, cơ thể tiết nhiều hormone hơn, như cortisol làm cho da sản xuất ra nhiều chất nhờn hơn. Lượng chất nhờn quá mức này bị tồn đọng trong nang lông, cùng với các chất bẩn và tế bào da chết sẽ gây mụn - theo Healthline.

7 - Khó tập trung 

Stress cũng gây ra nhiều bất ổn cho sức khỏe thần kinh. 

Hormone stress cortisol có mặt quá nhiều làm chúng ta khó tập trung, gây ra các vấn đề về trí nhớ cũng như lo lắng, suy nhược tinh thần.

8 - Mất nhiều tóc

Tóc rụng đi là chuyện bình thường (khi các nang tóc cũ được thay thế bằng các nang tóc mới theo thời gian). Tuy nhiên, stress có thể làm cản trở chu trình này. 

Mức stress cao thúc đẩy một lượng lớn nang tóc đi vào “giai đoạn nghỉ ngơi” và vài tháng sau đó, chúng sẽ rụng đi - theo Bệnh viện Mayo. 

Stress cũng khiến hệ miễn dịch tấn công các nang tóc, gây ra mất tóc.

Trần Trọng Hiếu
(theo Reader’s Digest)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin