Chi tiết tin tức

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường

16:41:00 - 29/12/2016
(PGNĐ) -  Tiểu đường là bệnh mãn tính, có thể dẫn đến các bất ổn sức khỏe liên quan đến tim mạch và mạch máu, mắt, thận, các dây thần kinh và răng. Các biến chứng nghiêm trọng do tiểu đường bao gồm mù, suy thận và LEA (lower-extremity amputations) - giảm sự cưa đi cực có liên quan đến sự cắt cụt chi.

 
a doduonghuyet.jpg
Người tiền tiểu đường là người có mức đường huyết cao hơn mức bình thường

Lưu ý các triệu chứng dễ bị bỏ qua của tiểu đường

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường không rõ ràng lắm hoặc chúng có vẻ như vô hại. Hơn nữa, những người mắc tiểu đường tuýp 2 thì các biểu hiện dễ dàng bị phớt lờ. Tiểu đường tuýp 2 cũng được gọi là đái tháo đường khởi phát ở người lớn và bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được biết đến như là bệnh tiểu đường loại trẻ.

Dưới đây là một triệu chứng của bệnh tiểu đường cần được lưu ý, như sau:

- Đi tiểu thường xuyên.

- Cảm thấy vô cùng khát nước.

- Cảm thấy đói bụng dù là đang ăn.

- Sút cân đột ngột.

- Thị lực giảm sút.

- Đau hoặc tê ở bàn tay hoặc chân.

- Cực kỳ mệt mỏi, uể oải.

- Da rất khô.

- Vết thương lâu lành.

- Nôn mửa hay kích ứng dạ dày.

- Thiếu hứng thú và thiếu tập trung.

Tiền tiểu đường và các yếu tố nguy cơ

Người tiền tiểu đường là người có mức đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng không cao như người được chẩn đoán mắc tiểu đường. Những người này có nguy cơ cao phát triển thành chứng tiểu đường tuýp 2.

Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến tiền tiểu đường gồm có tuổi tác (đặc biệt là người sau 45 tuổi), người thừa cân hay béo phì, người có lịch sử gia đình bị tiểu đường.

Các nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể ngăn ngừa hay làm chậm tiểu đường tuýp 2 bằng cách giảm từ 5-7% trọng lượng cơ thể và tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, theo Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, CDC.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây hại cho con

Như tên gọi của nó, tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện trong giai đoạn mang thai. Quản lý tiểu đường thai kỳ là điều quan trọng để bảo vệ em bé vì trẻ nhạy cảm và có nguy cơ có cân trọng lớn, dẫn đến các biến chứng trong khi sinh.

Ngoài ra, trẻ được mang thai trong tình trạng tiểu đường có nguy cơ bị béo phì và phát triển tiểu đường tuýp 2 về sau.

Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh con. Nhưng phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ cũng có nguy cơ cao phát triển thành tiểu đường tuýp 2 về sau. Để phòng tránh hay làm chậm căn bệnh này, các chuyên gia khuyên nên ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao và quản lý cân nặng của mình thật khoa học.

Làm gì để ngăn ngừa tiểu đường?

Hiện giờ chưa có phương pháp hay thuốc nào để ngăn ngừa tiểu đường tuýp 1.

Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 2 có thể được ngăn ngừa hoặc làm chậm lại bằng cách thay đổi lối sống. Hoạt động thể chất, duy trì cân nặng khỏe mạnh và có chế độ ăn lành mạnh, không hút thuốc lá cũng giúp phòng tránh hiệu quả bệnh này.

Đức Hòa
(theo Medical Daily)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin