Chi tiết tin tức

Nước ngọt, soda làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

15:38:00 - 27/04/2017
(PGNĐ) -  Gần đây, nhiều người dân Hoa Kỳ đang ở tình trạng nguy cơ cao với khả năng phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không phải do bia rượu gây ra (NAFLF - non-alcoholic fatty liver disease). Người thừa cân, béo phì cũng như người mắc các chứng tiểu đường, cholesterol cao hay tăng cân quá nhanh đều là những đối tượng có nguy cơ cao nhất với bệnh này.

nuocngot.jpg
Nước ngọt, soda làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Ngày nay, cứ 5 trẻ ở tuổi đi học thì có 1 trẻ bị béo phì, tình trạng này cũng ảnh hưởng đến hơn 1/3 số người trưởng thanh ở Hoa Kỳ - thống kê của Trung tâm Phòng chống & Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ. Trước sự gia tăng về tỉ lệ béo phì, người dân phải có sự hiểu biết nhiều hơn về chứng bệnh gan nhiễm mỡ không do bia rượu và các nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Thông thường, không có triệu chứng của bệnh NAFLD - khẳng định của Tổ chức Gan Hoa Kỳ, với các biểu hiện như mệt mỏi, ốm yếu, buồn nôn, đau bụng, ngứa ngáy, vàng da và mạch máu nổi lên như mạng nhện.

Bệnh này xảy ra khi lượng mỡ dư thừa phát triển ở bên trong các tế bào gan, nhưng không do cồn trong bia rượu và các sản phẩm có chứa cồn gây ra. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh này có thể phòng tránh được.

Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng người trẻ béo phì có chế độ ăn có hàm lượng cao đường fructose và có sự tích mỡ trong tế bào gan có thể có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ về sau.

“Các tế bào không dùng đường fructose cho sản sinh năng lượng, vì thế 100% đường fructose bạn ăn vào được chuyển hóa trong gan”, theo bác sĩ Valerio Nobili. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chúng ta sẽ có nguy cơ cao với bệnh NAFLD nếu uống nhiều soda và các thức uống có đường. Gần như có đến 1/3 dân số Hoa Kỳ uống ít nhất một thức uống có đường hay soda mỗi ngày, báo cáo của HealthDay.

Tháng 2 qua, một nghiên cứu khác cũng cho thấy bữa ăn có hàm lượng chất béo cao có thể làm gián đoạn chức năng gan. Và nếu chế độ ăn này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác, trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin