Chi tiết tin tức

“Đưa từ bi tâm vào bản đồ khoa học” thúc đẩy hạnh phúc, sức khỏe

17:00:00 - 09/11/2017
(PGNĐ) -  “Đưa từ bi tâm vào bản đồ khoa học” thúc đẩy hạnh phúc, sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy thực hành Phật giáo đem lại hạnh phúc hơn mức trung bình.

Tiến sĩ Paul Ekman, thuộc Trung tâm Y học, Viện Đại học California, San Francisco cho biết: “Có một điều kỳ diệu là thực hành Phật giáo sẽ giúp chúng ta nâng cao tinh thần và cảm thấy hạnh phúc hơn. Thiền định và quán chiếu có thể chế phục được hạnh nhân (Amygdala) là nơi lưu trữ những ký ức sợ hãi. Những người bình thường khi bị kích động, bất an, hoảng hốt hay nổi giận thì tuyến thượng thận tiết ra chất Adrenaline (Epinephrine), chất này điều khiển nhịp tim đập nhanh hơn. Nhưng đối với các bậc cao tăng thạc đức thì họ gần như khống chế được hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực này”.

 

Nghiên cứu còn cho thấy rằng việc phát khởi từ bi tâm, đặc biệt từ bi tâm bao trùm tất cả chúng sinh, có thể đem lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Nghiên cứu sử dụng một quy trình gọi là “Bài kiểm tra sức căng não” để kiểm tra các vị tăng sĩ Phật giáo bằng sự thiền định có thể chống lại các tác động của ngoại cảnh.

 

Theo Mark Henderson, phóng viên khoa học, của tờ Times Online: “Nhóm nghiên cứu của Đại học Wisconsin - Madison, Hoa Kỳ đã dùng máy quét bộ não đo phản ứng cảm xúc của những người tu tập thiền định Phật giáo trong nhiều năm, đặc biệt là ở các khu vực quan trọng đối với cảm xúc, tâm trạng và tính khí. Họ nhận thấy bên não trái, “trung tâm hạnh phúc” luôn đem lại phản ứng tích cực”.

Người hạnh phúc nhất thế giới, Thiền sư Matthieu Ricard vẫn mỉm cười sau khi nhập thiền định trong một khoảng thời gian dài. Cuộc thử nghiệm này nhằm theo dõi sự thay đổi của tế bào não khi nhà sư nhập định, bằng âm hưởng của từ trường qua máy chụp ba chiều f-MRI. Khi được hỏi về sự hạnh phúc, Ngài chỉ đưa ra một lý giải duy nhất chính là thiền, cách thức đưa ngài tới sự tĩnh tâm cũng như đạt tới cảnh giới của niềm hạnh phúc chân thực.


Nghiên cứu được thực hiện bởi Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson (một trong những nhà khoa học nghiên cứu về não bộ hàng đầu thế giới), Đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ, sử dụng chức năng cộng hưởng có tính hấp dẫn mạnh về hình tượng (FMRI) để lập bản đồ thay đổi bộ não của Chư tôn Thiền đức Tăng già Phật giáo so với những người không tu tập thiền định Phật giáo. Âm hưởng từ trường qua máy chụp ba chiều f-MRI cho phép các nhà nghiên cứu sóng bản đồ phản ứng với các kích thích tiêu cực, như tiếng hét và tiếng rên rỉ (qua âm thanh máy chụp cộng hưởng từ (MRI).

Sau đó so sánh kết quả giữa các vị hành giả tu thiền kinh nghiệm từ bi tâm - Chư tôn Thiền đức Tăng già, và nhóm bị kiểm soát với những người thiếu kinh nghiệm. Họ nhận thấy Chư vị Thiền giả Phật giáo cảm thấy hạnh phúc hơn người bình thường. Điều này được chứng minh qua sự hoạt động máy chụp cộng hưởng từ (fMRI) khi quét não, và các ngài ít bị kích động bởi các kích thích gây căng thẳng. Nghiên cứu đã xác định Chư vị Thiền giả có kinh nghiệm trong tu tập thiền định Phật giáo đã chứng minh “thay đổi biểu sinh của bộ gen” với tích cực trong "sự chuyển biến tâm thức của bạn - Transform Your Mind”.

 Máy chụp cộng hưởng từ (fMRI) quét não

Phật giáo giúp con người khỏe mạnh hơn?

 

Làm thế nào có thể đạt được những lợi ích rõ ràng trong việc giảm căng thẳng như Chư vị hành giả tu tập thiền định Phật giáo lâu năm để có sự cải thiện rõ rệt về mặt sức khỏe? Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson trong “Chuyển đổi ý tưởng, thay đổi bộ não của bạn”, một GoogleTechTalk có nói về một khu vực của não bộ, chất cách điện, chứa một "bản đồ nội tạng của cơ thể".

 

Trong các bài kiểm tra của Chư tôn Thiền đức Tăng già về “kinh nghiệm trong tu tập thiền định”, kết quả thu được cho thấy khu vực này của bộ não đã được kích hoạt cao hơn so với nhóm bị kiểm soát thiếu kinh nghiệm trong tu tập.

Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson trong “Chuyển đổi ý tưởng, thay đổi bộ não của bạn”, một GoogleTechTalk, một khu vực của bộ não, chất cách điện, chứa một "bản đồ nội tạng của cơ thể"


Theo truyền thống y học Tây Tạng, tâm trí có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho cơ thể, điều này có thể lý giải vì sao sự kết nối về mặt tình cảm sẽ tạo điều kiện cho việc chữa bệnh. Trong truyền thống Tây Tạng và Ấn Độ, nhiều vị thiền giả vĩ đại của các truyền thống Phật giáo khác nhau được biết là có cuộc sống trường thọ và vui khỏe.

 

Trong các bài kiểm tra, Chư tôn Thiền đức Tăng già có kinh nghiệm trong tu tập thiền định, cho thấy những phản ứng được điều chế mạnh mẽ tới những kích thích tiêu cực, Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson nói: “Những vị thiền giả có kinh nghiệm lâu năm và người không có kinh nghiệm trong tu tập có sự khác biệt lớn (xem hình ảnh). Các vùng não (insula) là một phần quan trọng của con người, bởi đây là nơi có rất nhiều sự phối hợp giữa não và cơ thể.

“Chỉnh thể các hệ thống trong não bộ, nếu có sự hỗ trợ tác động của chúng ta, thì hạnh phúc sẽ được kết nối mật thiết với hệ thống các cơ quan khác nhau trong cơ thể, và cũng kết nối với hệ thống miễn dịch cùng nội tiết trong những phương cách quan trọng cho sức khỏe của chúng ta. 
Những hình ảnh quét não bộ cho thấy rằng “từ bi là một loại trạng thái có liên quan đến cơ thể một cách trọng yếu”. 

Thùy đảo (Insula) nằm sâu dưới lớp vỏ não ở thùy thái dương, có thể cảm nhận được tình trạng nội tại của cơ thể, gồm cả những cảm tính trực giác, làm phát khởi tình thương và sự đồng cảm).

 

Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson nói thêm rằng: “Không phải chỉ có thùy đảo (Insula) đã thay đổi. Có những bộ phận khác của não được thay đổi mạnh mẽ bởi tu tập thiền định Phật giáo, và hai trong những khu vực có vai trò quan trọng là Enigula, đóng một vai trò thiết yếu trong cảm xúc, và một khu vực gọi là TPJ ở bán cầu phải. Nó là viết tắt của đường nối tạm thời (Temporoparietal). Vùng tiếp giáp (TPJ) là một khu vực của não, nơi thùy thái dương và thùy phiến (một trong bốn thùy lớn của vỏ não của động vật có vú) có liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện quan điểm, và nhất là việc thông qua quan điểm của người khác. Nó liên quan mật thiết đến sự đồng cảm".

 

Các bài kiểm tra cho thấy hoạt động ở cả ba khu vực này đã tăng lên mạnh mẽ trong các vị thiền giả có kinh nghiệm từ bi tâm lâu dài -nhưng không xuất hiện ở những người mới tu tập thiền định.

Trong một bài kiểm tra với máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), khi so sánh 15 thiền giả chuyên ngành Phật giáo với 15 người không có kinh nghiệm, các nhà sư có thể điều chỉnh và kiểm soát các phản ứng đối với các kích thích tiêu cực (như hét lên) trong suốt 3 giờ trong một máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI).

 

Phật giáo hạnh phúc?

 

"Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe.

 

Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình".

 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Kinh Pháp Cú câu 1,2)

Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma luôn vui khỏe, tươi cười hạnh phúc trong những lần xuất hiện trước công chúng. 


Mark Henderson, phóng viên khoa học của tạp chí Times Online, cho biết: "Những người theo Phật giáo coi tôn giáo của họ là vũ khí bí mật để có được hạnh phúc. Điều này đã được chứng minh bởi khoa học: Các cuộc nghiên cứu não của người chánh tín, chánh kiến Phật giáo đã tìm ra những hoạt động đặc biệt trong tinh thần, làm tăng sự thanh bình và niềm vui. Nghiên cứu của Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: “Trung tâm hạnh phúc” của não liên tục phát ra các tín hiệu điện não cho thấy những Phật giáo đồ có nhiều kinh nghiệm trong tu tập thiền định luôn giữ được năng lượng tích cực. Điều này lý giải cho thái độ bình tĩnh và sự hài lòng luôn hiện hữu trong họ”.

 

Trong một bài báo của tờ New Scientist, Owen Flanagan, giáo sư triết lý tại Đại học Duke ở North Carolina viết: “Bây giờ chúng ta có thể đưa ra giả thuyết với một số niềm tin rằng: Phật tử, những người nuôi dưỡng sự hạnh phúc và sống bình tĩnh thường xuyên về vùng đất thiêng Dharamsala nghe đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp và tu tập thiền định thực sự hạnh phúc”. (7) Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc tu tập thiền định Phật giáo sẽ làm giảm tâm sợ hãi, sự lo lắng của não.

 

Từ bi đến hạnh phúc toàn cầu?

 

Một chương đặc biệt của nghiên cứu tập trung vào những người tham gia “tu tập thiền từ bi - chấm dứt những khổ đau của người thân, người lạ, bản thân và cuối cùng là những người khó tính” của lý tưởng Phật giáo với tâm từ vô lượng (Mettã), sự thương yêu chúng sinh và tạo cho chúng sinh sự an lạc.

Thubten Yeshe (1935-1984), vị Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, người lưu vong ở Nepal, đồng sáng lập tu viện Kopan (1969) và Tổ chức Bảo tồn Truyền thống Đại thừa Phật giáo (1975). Ngài theo truyền thống Gelug, và được xem là người có phong cách độc đáo trong việc giảng dạy. Ngài luôn giữ được sự thanh thản và nụ cười tươi trên khuôn mặt.


Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson, trong suốt cuộc nói chuyện với GoogleTechTalks, đã giải thích nguồn cảm hứng cho nghiên cứu này. Trong các cuộc đối thoại với đức Đạt Lai Lạt Ma tại Học viện Trí Tuệ và Cuộc sống (Mind and Life Institute - MLI) từ Hoa Kỳ: “Một trong những ý tưởng xuất hiện từ những cuộc đối thoại này cách đây nhiều năm, đó là triển vọng “đưa từ bi tâm vào bản đồ khoa học”. 

 

Máy chụp ba chiều f-MRI với Lập bản đồ từ bi

 

Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson giải thích: “Đây là một bài kiểm tra căng thẳng về não nếu bạn muốn. Việc lập bản đồ phần lớn được thực hiện với máy chụp ba chiều f-MRI “thời gian thực”. Mô hình sử dụng một “thiết kế khối”, nơi thiền định và “trạng thái trung lập” được luân phiên, phủ đầy các sự kiện được ánh xạ như “các kích thích thính giác tiêu cực” (như tiếng khóc hoặc la hét). Máy chụp ba chiều f-MRI thể hiện hình ảnh, “làm thế nào các học viên phản ứng với các kích thích, mô tả sự đau khổ của con người khi họ đang ở trong trạng thái trung tính, hoặc tình trạng tạo ra từ bi tự nguyện”.

Ngài Lạt Ma Chagdud Tulku Rinpoche (1930-2002), vị thầy Tây Tạng của trường phái Nyingma của Phật giáo Kim cương thừa, nhà điêu khắc, họa sĩ, có kỹ năng như một bác sĩ, nhận được sự ngưỡng mộ của người phương Tây vì những lời giảng dạy và tiếng tụng kinh nhẹ dịu, thanh cao. Ngài là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần cho hàng nghìn sinh viên trên toàn thế giới. Ngài luôn tươi cười hạnh phúc.


Việc Chư vị tăng sĩ Phật giáo hầu hết đều nhắc tới chủ đề từ bi, đơn giản bởi “lòng từ bi thuần túy có thể được thực hành thông qua rất nhiều cách”. Thiền sư Matthieu Ricard, một nhà khoa học thông thái có tầm vóc quốc tế giải thích rõ ràng nhất là tâm từ bi, theo yêu cầu trong nghiên cứu, với vai trò là một người tham gia vào nghiên cứu, Ngài nói: “Ở đây, những gì mà chúng tôi đã cố gắng làm, vì lợi ích của thử nghiệm, là tạo ra một trạng thái trong đó có tình thương yêu, từ bi tràn ngập toàn bộ tâm trí mà không cần phải suy nghĩ hay lập luận nào khác. Điều này đôi khi được gọi là ‘từ bi’. Từ là ban vui cho người, Bi là cứu khổ cho người. Phật pháp nói vô duyên từ, đồng thể bi. Vô duyên thì chẳng có năng sở, nên chẳng có năng thí sở thí. Đồng thể thì chẳng phân biệt mình với người, nên khổ của người tức là khổ của mình, vui của người tức là vui của mình”. 

Đức Pháp Vương Sakya Trizin đời 41. Thể theo yêu cầu của rất nhiều các đệ tử trên khắp châu Âu, Mỹ và Canada, Ngài đã đi tới từng trung tâm pháp của dòng Sakya để ban rất nhiều những giáo lý sâu rộng. Kể từ đó, vì lợi ích của giáo lý Phật pháp và cho các môn đệ của mình, Ngài đã thực hiện rất nhiều lễ quán đỉnh, truyền giảng giáo lý và những buổi chia sẻ cộng đồng rộng rãi trên khắp thế giới. Ngài luôn hoan hỷ và tươi cười hạnh phúc.


Từ lâu các nhà nghiên cứu đã hiểu việc tu tập thiền định Phật giáo sẽ đem lại hiểu quả tích cực về sức khỏe cho thể chất và tinh thần. Nhưng nghiên cứu mới này tập trung phần nhiều vào tâm từ bi. 

 

Nhà tư vấn & Giám sát viên Trung tâm Tâm lý Trị liệu, Alison Rowe viết: “Trong một nghiên cứu trước đây do Trung tâm Quốc gia về bổ sung và thay thế y (NCCAM) hỗ trợ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thời gian cần thiết cho trung tâm để đáp ứng đe dọa của não, và phục hồi từ một hình ảnh tiêu cực là một chỉ số về thần kinh. Nghiên cứu cho thấy những người chuyên tu tập thiền định Phật giáo dài hạn, có sự phục hồi tốt hơn so với những thiền sinh mới thực tập, hoặc những người không có tu tập thiền định. Trong công trình mới, sự khác biệt giữa chánh niệm và thiền định sẽ được xem xét và các mối quan hệ giữa những thay đổi trong não và trong cơ thể cũng được nghiên cứu”.

 

Hiệu quả lợi ích sức khỏe được chỉ định bởi biểu hiện thay đổi gen

 

Báo cáo của Tiến sĩ Jill Sakai thuộc trường Đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ cho thấy: “Đi tìm bằng chứng về sự phát triển của thiền định có những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe, các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu những hành động này ảnh huởng đến cơ thể như thế nào. Nghiên cứu, được xuất bản trên tạp chí Psychoneuroendocrinology, cho thấy những thay đổi biểu hiện gen với thiền định có mối tương quan với nhau”.

 Từ bi cũng điều chỉnh tín hiệu đậm trong hạch hạnh nhân và vùng tiếp giáp (TPJ) là một khu vực của não.

Nghiên cứu so sánh các thiền giả có kinh nghiệm trong tu tập, với một nhóm kiểm soát không được huấn luyện, những người đã tham gia vào các hoạt động yên tĩnh, nhưng không phải là thiền định. “Sau một giờ thực tập chánh niệm, thiền định cho thấy một loạt các khác biệt về gen và phân tử, bao gồm cả mức độ thay đổi của máy móc gen và giảm mức độ viêm gen Pro. Do đó, mối tương quan trong sự phục hồi vật lý nhanh hơn khi đặt trong một tình huống căng thẳng”. Vị trí này, thiền định có “tác dụng có lợi trên chứng rối loạn viêm nhiễm” được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ xác nhận như là một “can thiệp phòng ngừa”.

 

Thay đổi của Genome

 

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Wisconsin Madison (Mỹ) và Viện Nghiên cứu Y sinh Thành phố Barcelona (Tây Ban Nha) mới được công bố trên tạp chí Nội tiết Tâm thần kinh lần đầu tiên cho thấy tác dụng của sự luyện tập thiền trong cơ thể ở cấp độ phân tử.

 

Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson nhận định: “Đây là công trình đầu tiên cho thấy những thay đổi nhanh chóng cách biểu hiện gen của những người tập thiền”. Nhóm nghiên cứu không nhận thấy khác biệt trong biến đổi di truyền DNA và điều đó nói lên rằng cách chú tâm hoàn toàn trong thực hành thiền có tác dụng như quá trình điều chỉnh trong cơ thể.

 

Đồng tác giả nghiên cứu Perla Kaliman nhận định: “Sự điều chỉnh của các chất ức chế (HDAC) và quá trình viêm nhiễm thể hiện cơ chế căn bản là khả năng trị liệu bằng biện pháp chú tâm hoàn toàn của thiền định. Phát hiện của chúng tôi tạo cơ sở cho những nghiên cứu trong tương lai để đánh giá chính xác hơn nữa về cách thực hành thiền để chữa trị những bệnh viêm mạn tính”.

 

Perla Kaliman, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Y sinh học, Barcelona, Tây Ban Nha, nhận xét: "Điều thú vị nhất là những thay đổi đã được quan sát thấy ở các gen là mục đích hiện tại của thuốc chống viêm và giảm đau. Điều quan trọng nhất là những người thực hành thiền đã trải qua những thay đổi di truyền, sau khi thực hành chánh niệm, không thấy trong nhóm không tu tập thiền định, sau những hoạt động yên tĩnh khác – một kết quả cung cấp bằng chứng về nguyên tắc thực hành chánh niệm, có thể dẫn đến sự thay đổi biểu sinh của bộ gen”.


 Vị danh ni luôn thanh thản với nụ cười đầy hoan hỷ

Link video: https://www.youtube.com/watch?time_continue=33&v=7tRdDqXgsJ0

 

Các nghiên cứu khác cho thấy phật tử hạnh phúc và khỏe mạnh hơn?

 

Theo BBC News, một nghiên cứu trước đây từ năm 2003, tiết lộ rằng: "Phật tử thực sự hạnh phúc và bình tĩnh hơn người khác". Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế San Francisco thuộc Đại học California nhận thấy rằng trong các "khu vực não của họ nếu tâm trạng tốt và cảm xúc tích cực thì hoạt động tích cực hơn". Họ cũng nhận thấy rằng thực hành Phật giáo có thể "thuần hóa vùng amidan, một vùng não đó là trung tâm của bộ nhớ sợ hãi".

 

Trước đây, Tuần báo Phật giáo báo cáo về một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore, kết luận: Thiền Vajrayana nói riêng có thể cải thiện hiệu quả nhận thức và hứa hẹn điều trị các chứng rối loạn não thoái hóa. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy có một mối quan hệ trực tiếp giữa thiền quán và giải tỏa stress, những lợi ích rõ ràng đối với sức khoẻ. Giờ đây, có vẻ như các nghiên cứu có thể chứng minh những lợi ích mặt sức khoẻ/hạnh phúc của các phương tiện thiện xảo của Phật giáo, chẳng hạn như lòng tử tế và từ bi.

 Các nhà sư Bhutan nổi tiếng hạnh phúc.


Tương quan Phật giáo với hạnh phúc được hỗ trợ bởi "chỉ số hạnh phúc" nổi tiếng của Myanmar, tạo ra một phong trào hạnh phúc chính trị hiện đại trên khắp thế giới. Liên Hợp Quốc đã thực hiện Nghị quyết 65/309 một cách nhất trí, đặt "hạnh phúc" vào chương trình nghị sự toàn cầu. Theo tờ New York Times, ở Myanmar, một quốc gia thuộc khối Phật giáo "với dân số dưới 800.000 người, thu nhập trung bình khoảng 110 đô la một tháng. 

Hầu hết người Bhutan không có đủ tiền để trả thuế, chỉ tính thu nhập hàng năm trên 100.000 ngultrum, hoặc khoảng 2.000 đô la. Tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế, tờ Business Week đã xếp Bhutan là quốc gia "hạnh phúc nhất" ở châu Á và đứng thứ tám về chỉ số hạnh phúc nhất trên thế giới. "Các nhà phê bình, tất nhiên cũng chỉ ra sự lúng túng của chủ nghĩa dân tộc của Phật giáo, sự đàn áp các dân tộc thiểu số; nhưng nhìn chung khái niệm Phật giáo, ngay cả trong một hoàn cảnh đói nghèo, có thể mang lại hạnh phúc"

Ngài Zasep Tulku Rinpoche, vị Đạo sư truyền thống Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng có uy tín quốc tế, sinh năm 1948 tại tỉnh Kham. Ngài được công nhận là hóa thân thứ 13 của Lạt Ma Konchog Tenzin của Tu viện Zuru. Năm 1959, trong cuộc xâm lăng của Trung Quốc, Ngài trốn khỏi Tây Tạng và tiếp tục theo học 16 năm ở Ấn Độ dưới sự giám sát của nhiều bậc thầy vĩ đại nhất của Phật giáo Đại thừa. Ngài luôn tươi cười hoan hỷ và hạnh phúc.

Tại sao phật tử có thể khỏe mạnh và hạnh phúc hơn?

 

"Làm thế nào để thực hành thiền ảnh hưởng đến cảm xúc của một cá nhân?" 

 

Là một trong những câu hỏi mà theo điều tra của Trung tâm Healthy Minds tại Đại học Wisconsin ở Madison hy vọng có thể tìm được lời giải đáp. “Một người có thể giảm được số cơn hen suyễn bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiền? Nội dung trong những giấc mơ của chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào bởi thiền định, và điều này ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta?".

 

Có phải đó là thiền định thư giãn cơ thể? Nó có phải là những hình ảnh trực quan kích thích tâm trí? Đó có phải là một triển vọng tích cực được tạo ra bởi một sứ mệnh tổng thể để được rộng lượng, từ bi và không liên kết? Dù nguyên nhân gốc rễ là gì thì một số nghiên cứu dường như cho thấy người phật tử nói chung hạnh phúc hơn người không phải là phật tử.

Ni trưởng Thubten Chodron là một trong những đệ tử của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người sáng lập tu viện Sravati, một cơ sở Phật giáo Tây Tạng duy nhất cho Chư ni tại Hoa Kỳ. Ni trưởng Thubten Chodron đã xuất bản nhiều cuốn sách về triết học và thiền định Phật giáo. Ni trưởng Thubten Chodron luôn tươi cười hoan hỷ hạnh phúc.

Bốn điểm cốt yếu

 

Trong một bài báo, nữ văn sĩ Carolyn Gregoire, tác giả chuyên về y tế, tâm lý học và tâm linh của New York viết: “Phật giáo Tây Tạng có thể dạy chúng ta về hạnh phúc như thế nào?”. Nữ văn sĩ Carolyn Gregoire gợi ý: “Không ngờ một trong những nền văn hóa bị cô lập về mặt địa lý nhất trên thế giới, có thể chứa đựng những bí mật hạnh phúc mà chúng ta đang tìm kiếm. Có lẽ một phần vì địa điểm xa xôi của đất nước nên người Tây Tạng đã trở thành những người giám hộ của một truyền thống trí tuệ, được bảo tồn tốt và sâu sắc mà khoa học hiện đại chỉ mới bắt kịp”.

 

Tiến sĩ Joe Loizzo, một nhà tâm lý học được đào tạo tại Harvard và là người thành lập Viện Khoa học Chân lý Nalanda và học giả Phật giáo đưa ra nhận định quyết đoán hơn: “Tây Tạng có lẽ là kho báu lớn nhất về kiến thức, khoa học và tri thức cổ đại về cách ảnh hưởng đến từ bên trong tâm trí. Người Tây Tạng có dòng truyền thừa không rõ ràng về kiến thức truyền tụng và chuyên môn kỹ thuật… cả trong y khoa và trong tâm lý học”.

Lạt Ma Zopa Rinpoche sinh năm 1946 tại Thami là bậc Thầy dẫn dắt tâm linh của Tổ chức Bảo tồn Truyền thống Phật giáo Đại thừa (FPMT). Ngài có rất nhiều dự án khác nhau trên thế giới, một trong những dự án quan trọng là Tôn tượng Phật Di Lặc cao 500 foot mà Rinpche đang xây dựng tại Bồ Đề Đạo tràng, bao gồm các trường học, bệnh viện và các dự án xã hội như các phòng khám bệnh phong và những dự án xã hội này đã tồn tại và đi vào hoạt động được 15 năm. Ngài luôn nở nụ cười hoan hỷ trong sự nghiệp giáo dục và y tế.

 

Trong bài báo, bốn bài học thiết yếu của Phật giáo được xác định là phương pháp giúp mọi người theo đuổi hạnh phúc:

 

Hãy luôn nối kết với tâm trí của bạn, đặc biệt chú trọng đến nhận thức và lòng trắc ẩn.

 

Thực hành từ bi, tại mỗi thời điểm: "Những liệu pháp thực hành này cho phép chúng ta chuyển đổi cuộc sống giống như là một trận chiến, đấu tranh để tồn tại với mọi người, một trải nghiệm cộng đồng kết nối với thế giới lớn hơn".

 

Nắm lấy cái chết - đừng sợ nó: "Một khía cạnh trung tâm của triết học Phật giáo Tây Tạng là sống với niềm tin nên chấp nhận cái chết. Và quan niệm rằng chết có lẽ là thành tựu đỉnh cao của một cuộc sống tốt đẹp".

 

Hãy cùng với những người khác hỗ trợ và chia sẻ cuộc hành trình của bạn.

 

Đặc biệt, thiền tập từ bi đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu y khoa và nghiên cứu sẽ:

 

- Giảm tình trạng căng thẳng (stress) 

 

- Giảm lo lắng và giảm bớt trầm cảm

 

- Đẩy mạnh cảm xúc tích cực

 

- Giảm sự cô đơn.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Subscribe Buddha Weekly)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin