Chi tiết tin tức

Phật giáo trong quan hệ với chính quyền: từ một bộ sử Phật giáo

17:17:24 - 24/07/2013
(PGNĐ) -  Điều có thể trả lời với bạn đọc chắc chắn, là sau 1/1/1963, Pháp nạn lịch sử đã được giải trừ hoàn toàn, Phật giáo miền Nam Việt Nam bước sang giai đoạn mới.
image

Điều có thể trả lời với bạn đọc chắc chắn, là sau 1/1/1963, Pháp nạn lịch sử đã được giải trừ hoàn toàn, Phật giáo miền Nam Việt Nam bước sang giai đoạn mới.

Về các phản hồi trong bàiPhật giáo trong quan hệ với chính quyền: trường hợp Pháp nạn lịch sử 1963, câu trả lời chung của tôi là xin mời các bạn đọc tìm đọc tác phẩm “Trí Quang tự truyện” của hòa thượng Trí Quang, một trong những vị tôn đức đã lãnh đạo cuộc chiến tranh giải trừ Pháp nạn 1963 của Phật giáo miền Nam. Sách đã được phát hành rộng rãi và có trên mạng.

Có một số sự kiện lịch sử bạn đọc đưa ra một số thông tin và bình luận không chính xác. Chúng tôi sẽ có bài viết đính chính sau khi đã tham khảo lại những tài liệu sử học liên quan.

Các ý kiến của bạn đọc, dù sai, đã giúp tôi có dịp tìm đọc lại lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Việt Nam Quốc tự không phải chỉ do Nguyễn Khánh đứng ra “cấp đất bán tượng trưng”, mà theo sách “Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam” (1) của tác giả Vân Thanh (sách không có thông tin về nhà xuất bản), thì trong lễ đặt viên đá đầu tiên, hiện diện tối cao vẫn là trung tướng Dương Văn Minh. Trang 488 của quyển sử nói trên có ghi rõ văn bản ghi cảm tưởng của tướng Dương Văn Minh. Nguyễn Khánh cũng có mặt.

Vì Nguyễn Khánh giữ chức vụ thủ tướng, nên ông này các giấy tờ có tính chất thủ tục cho việc thuê đất (theo sách đã dẫn thủ tướng chính phủ ký cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thuê 99 năm với tiền thuê tượng trưng là 1 đồng/ 1 năm).

Cũng tương tự như vậy, Nguyễn Khánh làm thủ tục cúng tiền xây dựng Việt Nam Quốc tự: “Nó[Việt Nam Quốc tự] là của chung Phật giáo Việt Nam và số tiền kiến thiết những tòa nhà còn lại hiện này trên khuôn viên Việt Nam Quốc tự do thủ tướng Nguyễn Khánh ký cho Phật giáo 20 triệu đồng. Giáo hội đã lãnh được 10 triệu về xây cất những nhà kể trên, còn 10 triệu sau trào ông Hương gay cấn chưa lãnh” (trang 487-488).

Theo chỗ chúng tôi biết Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam là bộ sử duy nhất của Phật giáo đề cập đến giai đoạn 1964-1975 của Phật giáo miền Nam Việt Nam, Vân Thanh là bút danh của một vị tăng sĩ có chức vụ trong Giáo hội Phật giáo lúc bấy giờ ở miền Nam nên rất biết rõ các sự việc và có nhiều tài liệu, rất đáng tin cậy, và cũng không còn tài liệu sử học nào khác tin cậy hơn.

Trong bối cảnh nắm quyền sau cuộc đảo chính 1/11/1963 vẫn là tập thể các tướng lĩnh quân đội Sài Gòn, thì tướng Nguyễn Khánh cũng vẫn chỉ là người thừa hành quyết định của tập thể, không có gì là do ý muốn chủ quan của riêng ông ta.

Trong hoàn cảnh vừa sau đảo chính, thì việc ủng hộ Phật giáo là lựa chọn duy nhất lúc bấy giờ. Trang 323 sách dẫn trên có dẫn Hiến ước tạm thời 4/11/1963 (văn bản thay thế Hiến pháp thời Diệm) có nói rõ “Việt Nam là nước Cộng hòa; quyền lập pháp và hành pháp thuộc Hội đồng Q.N.C.M, quyền hành Quốc Trưởng thuộc chủ tịch hội đồng; quyền hành pháp ủy cho chánh phủ lâm thời do hội đồng chỉ định; quyền lập pháp ủy cho chánh phủ, trừ về ngân sách thuế, an ninh, quốc phòng; luật lệ hiện hành vẫn tạm áp dụng

Trang 324 sách dẫn trên nhận định “Từ ngày 1-11-1963 trở lại thời này có thể nói là thời vàng son nhất của Phật giáo. Kể từ thế kỷ XIII đời nhà Trần tới nay là hậu bán thế kỷ XX lần đầu tiên mới được toàn dân hoan hô, ngưỡng mộ Phật giáo và quý trọng các nhà sư tu hành”.

Sắc luật 158-SL/CP, ngày 4/5/1964 xác nhận dụ số 10 không còn áp dụng đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” cũng do Nguyễn Khánh ký (nguyên văn được đăng ở trang 345-346).

Sách Sơ khảo Phật giáo sử Việt Nam cho thấy một bức tranh xã hội miền Nam Việt Nam lộn xộn từ sau 1964, nhưng nét chính là chính quyền Sài Gòn từ 1964 là không muốn xảy ra mâu thuẫn với Phật giáo. Trang 340 sách dẫn trên viết “Thủ tướng Nguyễn Khánh đi cùng trung tướng Dương Văn Minh đến chùa Xá Lợi và Ấn Quang để đồng niệm hương. Buổi này Phật giáo mạnh nhất, chánh quyền phải nể như vậy, vì ông Khánh sợ phản ứng của giới Phật giáo đồ. Trước để trấn an sau tỏ ra là người tôn kính đạo Phật: để cho tín đồ Phật giáo ủng hộ mình”.

Sách Sơ khảo Phật giáo sử Việt Nam ghi lại những sự kiện đan xen gây khó khăn cho Phật giáo lẫn những sự kiện thuận lợi đối với Phật giáo. Ở các trang 402-403 có đoạn viết “Mặc dù thời cuộc khó khăn, Phật giáo VNTN cũng cố tiến lên. Như ngày 9/6/1965 lễ đặt đá đầu tiên xây Viện Đại học Vạn Hạnh dự trù là 40 triệu sau khi phải lên đến 60 triệu đồng do tiền của Nha Doanh Lý Kiến Thiết (thuộc Bộ Công Chánh). Khế ước cho PGVNTN thuê 99 năm với tượng trưng mỗi năm 1 đồng bạc (trên khu đất 6.000m của Nguyễn Cao Thăng hiến bên đường Trương Minh Giản Saigon).

Và đến ngày 27-8-65 GHPGVNTN tiếp nhận 200 cô nhi chiến tranh, lập thành cô nhi viện Quách Thị Trang. Ngày 27-11-65 Bộ Xã hội cấp Viện Hóa Đạo 10 triệu đồng để lập cô nhi viện Quách Thị Trang.

Hai năm qua Phật giáo VNTN gây dựng gần đủ các cơ cấu văn hóa xã hội v.v… Và cuối năm 1965 Chánh phủ Nguyễn Cao Kỳ ký sắc Luật cho Phật giáo VNTN trụ sở của Hội Phụ nữ Liên Đới kế tiếp với khu đất của Việt Nam Quốc tự, cho Giáo hội Việt Nam Thống nhất thuê tượng trưng mỗi năm trả 1 đồng thời hạn 45 năm (hiện còn quân sự Mỹ đóng, khi nào hết chiến tranh phải giao hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thống nhất)”.

Điều có thể trả lời với bạn đọc chắc chắn, là sau 1/1/1963, Pháp nạn lịch sử đã được giải trừ hoàn toàn, Phật giáo miền Nam Việt Nam bước sang giai đoạn mới.

Việc giới thiệu sách Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam của Vân Thanh đến bạn đọc để bạn đọc tìm hiểu chi tiết cũng là câu trả lời của tôi đối với những thắc mắc của bạn đọc. Nội dung của quyển lịch sử Phật giáo miền Nam Việt Nam trong giai đoạn này là lời giải đáp có thẩm quyền hơn hết.

 --------------------------------------------

(1)  Sách “Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam” của tác giả Vân Thanh được ấn hành vào khoảng đầu năm 1975, do đó, số phát hành được không nhiều, hiện nay rất hiếm.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin