Chi tiết tin tức Bảo tàng Kyushu sử dụng công nghệ 3D tái tạo hiện vật 19:43:00 - 16/09/2014
(PGNĐ) - Thầy Setsuo Imazu thuộc Bảo tàng Quốc gia Kyushu rất ấn tượng và ngạc nhiên khi xem một bản sao gần như hoàn chỉnh một bức tượng ngồi của ngài Không Hải (ảnh) bởi vì bức tượng quá giống với bản gốc, được lưu giữ tại Kongobuji (Kim Cương Phong tự), ngôi chùa chính yếu của phái Chân Ngôn Tông, trên núi Koya ở Wakayama.
Ngài Không Hải (774-835) là nhà sư Nhật Bản đã thành lập Chân Ngôn Tông. Ngài cũng được biết đến với tên là Hoằng Pháp Đại sư. Bức tượng cao 83,5cm được cho là đã được thực hiện vào khoảng thế kỷ thứ 14 và 17. Kongobuji quyết định chế tác một bản sao cho lễ kỷ niệm 1.200 năm thành lập núi Koya như một trung tâm tu viện bởi ngài Không Hải vào năm 2015. Bảo tàng Kyushu, ở Dazaifu, tỉnh Fukuoka, là cơ sở bảo tồn tài sản văn hóa duy nhất ở Nhật Bản được trang bị một thiết bị đo 3D, máy quét cắt lớp vi tính và máy in 3D, cung cấp chuyên môn cho dự án bản sao này. Một sự kết hợp của thiết bị đo 3D và máy chụp cắt lớp sẽ tạo ra "số liệu đo đạc hoàn hảo từng chi tiết - ngay cả trong bóng tối và các cấu trúc bên trong một vật thể - có thể chụp ảnh được", Imazu, quản lý dự án, nói. Các máy móc này có thể nhận ra các cấu trúc, phương pháp sản xuất và sửa chữa tài sản văn hóa mà không làm hỏng chúng, ông nói. "Bởi vì bản sao (đầy đủ) có thể được sản xuất dựa trên các dữ liệu thu thập được, chúng tôi có thể đảm bảo quản lý sự rủi ro các tài sản văn hóa ngay cả khi chúng bị mất trong một thảm họa hoặc bị đánh cắp". Bản sao bức tượng Không Hải Đại sư đã được thực hiện bằng cách chụp 900 hình ảnh X quang trong mỗi phút với một máy quét CT lớn. Sự khác biệt về chiều cao giữa các bức tượng gốc và bản sao của tượng chỉ khoảng 1 cm. Văn Công Hưng (Theo Japan Times)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |