Chi tiết tin tức Các ứng dụng thực hành chánh niệm và thiền Phật giáo trong đại dịch 23:06:00 - 10/02/2021
(PGNĐ) - Một trong những tác động đáng lo ngại nhất của đại dịch là sự gia tăng của các vấn đề về tinh thần, đặc biệt là trầm cảm và lo âu.
Thế giới đã và đang phải đối mặt với sự thay đổi trong các thói quen hàng ngày, thất nghiệp, thiệt hại về thu nhập và phải bị cô lập nếu họ bị nhiễm Covid-19. Vì lý do đó, nhiều người chuyển sang thực hành chánh niệm và thiền định, thông qua các ứng dụng thông minh. Vào năm 2020, lượt tải xuống các ứng dụng hướng dẫn chánh niệm và thiền Phật giáo đã tăng gấp đôi. Hai trong số các ứng dụng hàng đầu đang được sử dụng hiện nay là CALM và HEADSPACE. Calm bao gồm các phương pháp hành thiền từ nhiều vị giảng viên, trong khi Headspace tập trung vào các khóa học nhằm tu tập chánh niệm để giảm thiểu căng thẳng. Những ứng dụng này được thành lập bởi Andy Puddicombe, một người đã từng là nhà sư Phật giáo. Với Andy Puddicombe, sự hiểu biết về Phật giáo đã góp phần định hướng cho công ty của anh. Anh cho biết: “Chúng tôi đã sớm quyết định tập trung vào hai điều, đó là tính xác thực và tính khoa học. Chúng tôi cảm thấy mình không thể nào tự nghĩ ra được những điều này. Thiền đã tồn tại khoảng 2.500 năm và chúng tôi dựa vào đó để nghiên cứu và phát triển ứng dụng của mình”. Đến nay, cả hai ứng dụng đã được phân chia thành nhiều mục khác nhau. Calm đã cộng tác với những người nổi tiếng để ghi âm lại những câu chuyện đêm khuya nhẹ nhàng cho những người lớn tuổi khó ngủ và dựng lên một bộ phim truyền hình dài 10 tập, A World of Calm, được chiếu trên HBO Max. Headspace cũng đã ra mắt hàng loạt phim truyền hình trên Netflix trong tháng này. Sắp tới, Headspace Guide to meditation (2021) cùng với hai loạt phim nữa được lên kế hoạch công chiếu. Sam Rogoway, giám đốc sản phẩm và nội dung tại Headspace cho biết chánh niệm không chỉ có mặt khi chúng ta ngồi thiền mà còn trong tất cả mọi mặt của cuộc sống. Đối với nhiều người, các phương tiện và ứng dụng đã tạo nên khoảng thời gian cần thiết để thư giãn trước những căng thẳng ngày càng gia tăng trong thời điểm đại dịch toàn cầu. Những người chuyển sang sử dụng các ứng dụng về thiền cho biết họ đã áp dụng chúng vào đời sống mà không cần phải thử nghiệm trước đó. Puddicombe ghi lại sự gia tăng lượt tải xuống trong những năm qua: “Chúng tôi đã nhận thấy số lượt tải xuống tăng gấp đôi chỉ sau một đêm. Tôi nghĩ rằng con số đó không chỉ đơn thuần phản ánh bệnh lý, mà nó chứng tỏ mọi người đang bị đe dọa”. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy vào năm 2020, các triệu chứng lo âu tăng gấp ba lần, dấu hiệu trầm cảm ở người lớn tăng gấp bốn lần so với năm 2019. Một nghiên cứu khác, do Catherine Ettman thuộc Trường Y tế Công cộng Đại học Boston thực hiện, cho thấy tỷ lệ các triệu chứng trầm cảm tăng gấp ba lần. Ettman cho biết những con số này cao hơn những gì chúng ta biết về những tổn thương quy mô lớn. Bà nói thêm rằng những người gốc Á sống tại Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao nhất. Bác sĩ tâm thần Ruth Shim cũng nhận định nguyên nhân chính có thể do việc gia tăng sự phân biệt chủng tộc đối với người châu Á, kể từ khi đại dịch bắt đầu. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, nguyên nhân tất cả những vấn đề trên phần lớn xuất phát từ việc tương tác quá nhiều với phương tiện truyền thông xoay quanh thông tin về đại dịch. Các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế sử dụng phương tiện truyền thông, bao gồm cả mạng xã hội, và thay vào đó tìm cách duy trì mối quan hệ với bạn bè và gia đình qua điện thoại, tương tác với nhau trên Zoom và các phương pháp an toàn phòng chống Covid. Đồng thời, thực hành chánh niệm và thiền định để mang đến lợi ích cho bản thân và tất cả mọi người xung quanh.
Thiện Quang lược dịch, theo Buddhist Door
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |