Chi tiết tin tức

Mối quan hệ tương tác giữa nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản và Trung Quốc

23:00:00 - 15/01/2018
(PGNĐ) -  Trung Quốc tác động mạnh mẽ đến văn hóa của Nhật Bản, cho phép những ý tưởng mới, sự kết hợp, và nhấn mạnh những khác biệt tinh vi, và độc đáo của văn hóa bản địa. Tenshō Shunbun (天 章 周文), vị thiền sư nghệ sĩ đã xuất hiện vào thế kỷ 14, ngưỡng mộ sự phong phú của Trung Quốc trong giai đoạn này của lịch sử. Điều này dựa trên dòng chảy của nghệ thuật văn hóa, tín ngưỡng và triết học cho phép một nguồn năng lượng bản địa mới xuất hiện.

Trong giai đoạn này của lịch sử Nhật Bản, các trung tâm văn hóa tâm linh mạnh mẽ bao gồm Kamakura (( 鎌倉 市), một thành thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản), thành phố Nara (奈良市, thuộc tỉnh Nara (奈良県) ở vùng Kinki, Nhật Bản), là những khu vực có văn hóa tâm linh cao. 

Về mặt chính trị, uy tín của tỉnh Nara và thành phố Kamakura đã có khoảng thời gian hạn chế so với Tokyo. Tuy nhiên, những khu vực này và những nơi khác bao gồm danh sơn Kōyasan (高野山), cho phép một nước Nhật mới phát triển lĩnh vực tâm linh và những ý tưởng triết học trong nhiều thế kỷ.

 

Một di sản mạnh mẽ bỏ lại phía sau bởi Thiền sư nghệ sĩ Tenshō Shunbun là một bức tranh sơn dầu Suiboku mà Ngài nghiên cứu sau thời Thiền sư nghệ sĩ Josetsu (如拙-Như Chuyết) (1405-1423), được xem là cha đẻ của tranh thủy mặc Nhật Bản, vị Thiền sư Trung Quốc nhập tịch Nhật Bản và là vị Giáo thụ truyền dạy của Tenshō Shunbun. 

Thiền sư nghệ sĩ Josetsu đã tặng bức tranh mực in cho học sinh Nhật Bản. Đồng thời, Thiền sư nghệ sĩ Tenshō Shunbun nghiên cứu nghệ thuật của các bậc thầy đi trước từ thời nhà Tống của Trung Quốc. Điều này đặc biệt áp dụng cho các bậc thầy Trung Quốc bao gồm họa sĩ Mã Viễn (馬遠-1160 - 1225) và họa sĩ Hạ Khuê (夏 珪-1195-1224). Do đó, để nghiên cứu của Trung Quốc, Thiền sư nghệ sĩ Josetsu, người đã trở thành nghệ sĩ Nhật Bản tài năng này có mối nhân duyên Bồ đề quyến thuộc nhiều đời với đệ tử Tenshō Shunbun của mình tại xứ hoa anh đào.

 

Trong suốt cuộc đời của Thiền sư nghệ sĩ Tenshō Shunbun, ngôi già lam cổ tự Shōkoku-ji (Tướng Quốc Tự-相国寺) vững mạnh, liên kết với cá nhân được đánh giá cao. Bên trong ngôi Thiền cổ tự ở Kyoto nằm trong số các ngôi già lam Phật giáo trên khắp đất nước Nhật Bản.

 

Đến cuối đời, Thiền sư nghệ sĩ Tenshō Shunbun đã truyền dạy Thiền sư Sesshū Tōyō (雪舟 等楊-1420-1506), và sau đó Sesshū Tōyō trở thành vị danh họa nổi tiếng Nhật Bản. Thiền sư Sesshū Tōyō đã có nhiều đóng góp làm phong phú và phát triển thêm di sản của sư phụ mình (Thiền sư nghệ sĩ Tenshō Shunbun).

 

Trong bài báo đã đăng từ rất lâu, Thiền sư có nói rằng: “Sự phong phú của Nho giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc đã làm cho nền văn hóa Nhật Bản nổi bật. Tương tự, Phật giáo đã tạo ra một mối liên kết trong tình huynh đệ láng giềng giữa ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Liên kết tình hữu nghị huynh đệ này được chắt lọc và truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ ở Nhật Bản và nền văn hóa, văn học, tư duy v.v… Đồng thời, sự phong phú của văn hóa Nhật Bản trong mối quan hệ với Thiền tông và các tông phái Phật giáo khác, cùng với văn hóa tín ngưỡng bản địa, đã làm nổi bật sự thật tế đang phát triển của một nền văn hóa mạnh mẽ trong tâm hồn Nhật Bản, dựa trên vô số các khái niệm khác nhau. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả những đặc điểm này đã ảnh hưởng đến các hành lang quyền lực ở Nhật Bản ở nhiều mức độ khác nhau”.

 

Nhìn chung, Thiền sư nghệ sĩ Tenshō Shunbun đã nhấn mạnh mối liên kết vững chắc giữa Trung Quốc và Nhật Bản, làm xã hội tại hai quốc gia thêm phong phú và phát triển. Không những vậy, điều quan trọng nhất là nó còn cho thấy sự cởi mở hài hòa của Nhật Bản trong thời kỳ lịch sử này - kết luận của tác giả bài viết - Lee Jay Walker.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Thời báo Tokyo hiện đại

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin