Chi tiết tin tức

Trung Quốc: Trùng tu cổ tự PG Tây Tạng Labrang

22:37:00 - 04/12/2017
(PGNĐ) -  Ngày 27/11/2017, các vị quan chức địa phương tỉnh Cam Túc (phía Tây Bắc Trung Quốc) cho biết, ngôi đại già lam cổ tự Labrang (Lạp Bốc Lăng cổ tự), công trình Bảo hộ Văn vật, đã hoàn thành việc trùng tu 13 Phật điện, với tổng đầu tư kinh phí lên đến 305 triệu Nhân dân tệ (45 triệu USD).

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa Thể thao và Phát thanh Truyền hình huyện Hạ Hà, tỉnh Cam Túc, người phụ trách công trình Bảo hộ Văn vật ngôi đại già lam cổ tự Labrang (Lạp Bốc Lăng Cổ tự) gần đây đã giới thiệu một cuộc phỏng vấn với các phóng viên thông tin truyền thông, các dự án bảo tồn công trình di tích lịch sử văn hóa Phật giáo được bắt đầu khởi công vào tháng 09 năm 2012, đến nay đã hoàn thiện việc trùng tu 13 Phật điện, công tác an toàn phòng cháy chữa cháy đã hoàn thành 99%.

 

Dự án trùng tu ngôi Labrang (Lạp Bốc Lăng cổ tự), công trình Bảo hộ Văn vật, là dự án lớn nhất được bản tự này thực hiện kể từ sau cải cách khai phóng của Trung Quốc.

 

Trải qua bao thăng trầm cùng dân tộc Tây Tạng, đã chịu đựng với phong sương tuế nguyệt hơn ba thế kỷ, được kiến tạo vào triều đại nhà Thanh, Khang Hy năm thứ 48 (1709), ngôi đại già lam cổ tự Labrang, một trong những cơ sở tự viện lớn nhất của hệ phái Cách Lỗ (Hoàng Mạo phái - Mũ vàng), dòng Mật tông Phật giáo Tây Tạng, với số lượng tạng kinh tối đại, học thuật tối cao, tự viện Phật giáo Tây Tạng đã sản sinh nhiều học giả kiệt xuất, được tôn vinh “Học viện Thế giới của Nghệ thuật Tây Tạng”, bởi nó sở hữu số lượng lớn các tác phẩm ngôn ngữ Tây Tạng thuộc chính trị, lịch sử, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác.

 

Labrang hiện bảo tồn hoàn chỉnh 6 ngôi Đại học viện Phật giáo Tây Tạng, 48 tòa Phật điện, 6,8 triệu bộ cổ tịch Phật giáo, hơn 500 vị tăng sĩ cùng chung sống trong Lục hòa kỉnh pháp tại các tăng xá và lưu trữ rất nhiều văn vật. Năm 1982, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã Công nhận Labrang là một đơn vị Bảo hộ Văn vật trọng điểm quốc gia.


Theo Gyumey Gyatso, một thành viên của ủy ban bảo vệ hiện vật chùa Labrang, các tòa nhà được tái thiết lại theo đúng hình thức ban đầu của chúng nhờ vào các tài liệu văn hiến của chùa. Ví dụ, khi trùng tu bích họa, chỉ có những bức họa nhỏ vừa bị phai màu vừa bị bong tróc hoặc rạn nứt mới được trùng tu. “Nếu thiếu các tài liệu tham khảo thì những bức họa lớn hơn sẽ không thể trùng tu”, Gyumey Gyatso phát biểu.

 

Sonam Gya, người chịu trách nhiệm bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật của Labrang, cho biết rằng thêm hai sảnh đường nữa sẽ được trùng tu vào nửa đầu năm 2018. Hệ thống phòng chống cháy nổ cũng đã được lắp đặt tại các sảnh đường của chùa.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Trung Quốc tân văn)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin