Chi tiết tin tức

Hà Nội: Cựu Tăng sinh khóa I HVPGVN tại Hà Nội tưởng niệm HT.Thích Tâm An

17:01:00 - 24/10/2015
(PGNĐ) -  Sáng ngày 12/09/Ất Mùi (24/10/2015) chư tôn đức cựu Tăng Ni sinh viên khóa I Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã vân tập tại trụ sở T.Ư GHPGVN kỷ niệm 30 năm ra trường lớp Cựu sinh viên khóa 1 HVPGVN tại Hà Nội

Buổi lễ diễn ta trong khí trang nghiêm thắm tình đạo vị của một cuộc hành trình 30 năm ra trường, đó là những ngày tu dưỡng Đạo nghiệp dưới mái trường Học viện Phật giáo VN. Tại Trụ sở TW GHPGVN- chùa Quán Sứ - Hà Nội. hiện nay cựu Tăng Ni sinh viên khóa I Học viện Phật giáo Việt Nam đã có nhiều vị là các bậc tôn túc giữ nhiều cương vị lãnh đạo của GHPGVN.  Đáng tự hào là lớp đầu đàn của HVPGVN tại Hà Nội
 
Nhân dịp này chư tôn đức đã làm lễ đọc tiểu sử của cố HT.Thích Tâm An hiệu trưởng đầu tiên của học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và làm lễ  tưởng niệm tri ân các bậc Tôn túc đã viên tịch có công đào tạo lớp cựu sinh viên, tưởng niệm các vị cựu sinh viên khóa I đã viên tịch .
 

 
HT Thích Thanh Nhã- Trưởng ban liên lạc cựu sinh viên khóa I đọc tiểu sử của cố HT.Thích Tâm An


 
Hòa thượng họ Đào, pháp danh Tâm An, pháp hiệu Từ Tuệ, sinh giờ Tuất ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thìn (1892) trong một gia đình nông dân nghèo vùng quê Nam Định. Năm 19 tuổi Ngài được người bạn Nho học mộ đạo Phật, hướng dẫn đầu Phật xuất gia tại chùa Phổ Quang – Hà Đông. Năm Giáp Dần – 1914, với trí thông minh, cùng sự cố gắng tinh cần nên năm 23 tuổi, Ngài được cầu Sa di thập giới tại chùa Vân Mai với Hòa thượng Thích Khai Quyền. Tiếp đó năm 24 tuổi, nhân ngày khánh đản đức Phật A Di Đà (17-11 Ất Mão – 1915) Ngài được thụ giới Cụ túc tại giới đàn Tế Xuyên – Bảo Khám, do Sư tổ Phổ Tụ làm Đường đầu truyền giới.
 
Từ đây Ngài chuyên trì giới luật, tiến đạo nghiêm thân, luôn theo hầu Sư tổ Phổ Tụ – Tế Xuyên, bậc danh Tăng mà hương đức hạnh tỏa khắp Bắc kỳ lúc đó, được Sư tổ cho chuyên học luật tạng, tham học nơi các bậc cao Tăng ở các khóa Hạ an cư như trường : Tế Xuyên – Hà Nam, trường Quế Phương – Nam Định.
 


Chân dung cố Hòa thượngThích Tâm An
 

 Đặc biệt năm Mậu Tuất – 1958, hòa bình lập lại ở miền Bắc, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam ra đời, Ngài được mời tham gia Ban Trị sự Trung ương Hội Phật giáo. Qua đến các nhiệm kỳ sau, Ngài được cử chức vụ phó Hội trưởng kiêm trụ trì chùa Quán Sứ – Hà Nội. Với cương vị giáo phẩm cao cấp, Ngài đã cùng quý Hòa thượng Thích Trí Độ, Thích Đức Nhuận và cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám chèo lái con thuyền Phật giáo vượt qua khó khăn trở ngại thời kỳ chiến tranh đánh phá miền Bắc. Thời gian này tuy không mở được trường chính quy, song chư Tăng Ni sinh vẫn đến theo học với Ngài, kể cả những năm giặc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc. Ngài cùng quý Hòa thượng cao cấp khác đã sơ tán về chùa Mía – Sơn Tây và việc dạy Tăng Ni học tập vẫn tiếp tục duy trì.
 
Về mặt đối ngoại, Ngài đã đóng góp phần quan trọng trong việc mở rộng tầm quan hệ giao lưu với quý Hòa thượng miền Nam và Phật giáo quốc tế. Về việc xã hội, Ngài lại càng cố gắng mặc dầu Phật sự đa đoan. Với đạo đức, học thức uyên thâm, Ngài đã được nhân dân tín nhiệm bầu trúng cử Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa 2, 3, 4 và 5.
 
Năm Kỷ Dậu – 1969, Trung ương Hội mở trường Tu học Phật pháp Trung ương tại chùa Quảng Bá – Hà Nội, Ngài được đề bạt làm phó Hiệu trưởng phụ trách giảng dạy môn luật tạng. Năm Nhâm Tý – 1972, Ngài đề xướng in bộ Nhị khóa hợp giải, để Tăng Ni có sách học, bộ này do Hòa thượng Trí Độ giảng dạy, Ngài dạy chư Tăng luật Tứ Phần, Yết Ma Chỉ Nam, Yết Ma Huyền Ty.
 

 
Trong các khóa Hạ tại chùa Quán sứ, Ngài liên tục được thỉnh vào ngôi vị Đường chủ lãnh đạo Tăng chúng an cư.
 
Các năm 1970, 1972, 1974, Ngài cùng Hòa thượng Thích Trí Độ, Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Hào dự hội nghị Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP) tại Mông Cổ và Liên Xô. Ngài là thành viên tích cực của Hội Phật giáo ABCP tại các Hội nghị. Ngài đã tham luận nhiều vấn đề bảo vệ hòa bình trên tinh thần giáo lý đức Phật.
 
Năm Giáp Dần – 1977, Trung ương Hội chiêu sinh khai giảng trường “Trung Tiểu Học Phật Giáo” thời gian 4 năm, tuy tuổi cao sức yếu nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, Ngài hoan hỷ nhận lời thỉnh cầu của Trung ương Hội đảm trách nhiệm vụ Hiệu trưởng, làm Bồ đề đại thụ cho hậu học nương nhờ.
 
Ngày 13 tháng 9 năm Nhâm Tuất (29.10.1982), lúc 13 giờ thuận lý vô thường, thân tứ đại có sinh có diệt, Ngài đã an nhiên thị tịch tại thiền sàng Quán sứ. Thế thọ 91 tuổi, trải qua 66 mùa Hạ an cư, trong sự nghiệp “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa quần sinh”.
 
Ngày nay nhìn lại Hán tạng Kinh Luật Luận đang được lưu truyền tại các Tổ đình, tự viện; càng tưởng nhớ đến công lao to lớn của Ngài. Suốt hơn nửa thế kỷ vì Phật giáo Việt Nam mà Ngài đã tận tụy phục vụ, cũng như công đức đào tạo Tăng Ni cho Giáo hội mà Ngài đã dày công vun đắp, tên tuổi Hòa thượng mãi mãi được lưu truyền cùng lịch sử Phật giáo Việt Nam.
 











 

Phúc Thịnh

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin