Chi tiết tin tức

Phật giáo ngày nay

08:05:00 - 12/09/2014
(PGNĐ) -  Ngày nay, Phật giáo được phát triển mạnh ở  các nước: Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Lào, Nhật Bản, Trung Quốc, v.v…..và ở một số vùng của Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Nepal, các nước châu Âu và Mỹ. Người ta tin rằng tín đồ của Phật giáo thế giới hơn 500 triệu người.

Những lời dạy của Đức Phật xoay quanh  ba nguyên tắc cơ bản; đó là:

-   Giới

-    Định

-    Tuệ

duc-phat-phapbao.org

Giới là sự phát triển của đạo đức. Trong khi Định là công cụ để thanh lọc tâm trí bởi những tác động của ngoại cảnh, làm thế nào để kiểm soát nó, phát triển nó, và sử dụng nó. Tuệ là trí tuệ hay Giác ngộ – chính là tìm ra bản chất thật sự của cuộc sống và vũ trụ rộng lớn. Đức Phật thuyết giảng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản đó. Chúng được gọi với tên “Majjhima Patipada ” hay còn được gọi là Con đường Trung Đạo. Đó chính là:

  • Chánh Kiến
  • Chánh Tư duy
  • Chánh Nghiệp
  • Chánh Ngữ
  • Chánh Mạng
  • Chánh Tinh tấn
  • Chánh Niệm
  • Chánh Định

Con đường Trung Đạo tránh hai vấn đề cực đoan: Dễ dãi trong dục lạc và thiết tha lối tu khổ hạnh. Cả hai đều là vô ích, thấp hèn và không mang lại lợi ích lâu dài trong tu tập. Trước đây, Đức Phật đã cố gắng để thực hành nhưng chúng đều vô dụng. Ngài phát hiện ra con đường Bát Chánh Đạo thông qua kinh nghiệm tu tập của cá nhân, con đường Trung Ðạo mà Như Lai đã chứng ngộ, đem lại nhãn quan và tri kiến, đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết Bàn

Đức Phật trở thành bậc Giác ngộ bằng sự phát triển và vận dụng năng lượng siêu phàm của chính mình. Ngài đạt đến Giác ngộ không phải bằng cầu nguyện, hy sinh hoặc cúng dường cho một vị thần linh nào đó, cũng không phải bằng cách thực hiện nghi lễ và nghi thức, cũng không phải bởi bất kỳ một nguồn năng lượng siêu nhiên từ bên ngoài.

Ngài Giác ngộ chỉ sau khi Ngài nắm bắt được sự  phát triển của tâm thông qua giới luật, định chế, xả bỏ, và khước từ tất cả các ràng buộc; thực hành lối sống đạo đức, loại bỏ những thú vui trần tục, giết hại để mang lại sự ưa thích cho bản thân vì lợi ích phát triển tâm linh của con người; thanh lọc trái tim, tâm trí của mình và nhận ra bản chất thật sự của cuộc sống và thế giới. Nhờ vậy mà Ngài thuyết giảng rất nhiều các bước tu tập mang lợi lạc, an vui cho con người.

Phật giáo ngày càng đóng vai trò quan trọng  trong đời sống hàng ngày, góp phần mở rộng tư duy, tầm nhìn, trái tim biết yêu thương , sưởi ấm vũ trụ bằng ánh sáng của từ bi và trí tuệ. Một trong những lời dạy của Đức Phật mang tính nổi  bật nhất chính là “Luật nhân quả” hay còn gọi là quy luật tự nhiên mà ngày nay nó trở lên phổ biến khắp nơi trên thế giới. Luật nhân quả, giáo lý về Nghiệp đã giải thích được những bí mật của sự bất bình đẳng và mối bất hòa giữa thời cuộc và những loài vật khác.

 

Linh Huệ

(Dịch từ Buddhapadipa)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin