Chi tiết tin tức Chuyên gia Nguyễn Ngọc Long: Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội là cần thiết 21:39:00 - 18/06/2021
(PGNĐ) - Việc ra bộ quy tắc ứng xử trên mạng là vô cùng cần thiết, bởi luật là quy định ở “thượng tầng”, còn bộ quy tắc này có tác dụng rất tốt ở “hạ tầng'.
Đó là chia sẻ của chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long khi trao đổi với ICTnews xung quanh việc Bộ TT&TT vừa ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vào ngày 17/6. Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long Anh đánh giá thế nào về việc ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay? Tôi thấy hơi bát nháo. Căn bản do chưa có một quy tắc chung cho tất cả mọi người. Hiện nay có nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, và mỗi nền tảng lại có những quy định riêng, có thể trùng khớp mà cũng có thể lệch pha nhau, dẫn đến gây khó cho người sử dụng. Việt Nam chúng ta có luật an ninh mạng, nhưng tôi nghĩ luật thì có tác dụng ở “thượng tầng" nhiều hơn. Dẫn tới việc sử dụng dưới “hạ tầng" phần lớn vẫn theo cảm tính. Khi tham gia mạng xã hội, anh có đặt cho mình những quy tắc riêng gì không? Với mỗi nền tảng tôi có một quy tắc riêng. Nhưng chung nhất vẫn là cố gắng để không vi phạm pháp luật Việt Nam, không vi phạm quy định của từng nền tảng dẫn tới bị mất tài khoản và cuối cùng là phù hợp với thương hiệu cá nhân mà mình xây dựng. Cảm giác của anh thế nào khi thấy có người khác vào comment chửi, miệt thị hay lăng mạ, công kích mình trên mạng xã hội? Tôi đã qua giai đoạn bị tác động bởi những bình luận chửi bới, lăng mạ hay miệt thị nên không có cảm giác gì hết. Tôi chỉ xóa đi và chặn (block) những người chửi bới mình. Tinh thần chung là tránh không nhìn thấy và tránh đôi co qua lại. Theo anh việc Bộ TT&TT ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội có thật sự cần thiết? Tất nhiên là vô cùng cần thiết. Vì như tôi có nói, luật là quy định ở “thượng tầng”, còn bộ quy tắc này có tác dụng rất tốt ở “hạ tầng". Nó tạo ra sự bình đẳng cho số đông; chấm dứt sự lộn xộn bát nháo. Dù hơi muộn, nhưng nó sẽ lời an ủi rất tốt cho những người từ trước đến giờ vốn đã sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh nhưng vô tình trở thành yếu thế trước những người không tuân thủ luật. Những quy tắc ứng xử được đưa ra có gây khó dễ cho người dùng mạng xã hội hay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này không? Với những người sử dụng mạng xã hội một cách đàng hoàng thì hoàn toàn không có bất cứ khó khăn gì cả. Với anh, người dùng tham gia mạng xã hội tại Việt Nam cần thể hiện mình như thế nào trên môi trường này? Nói thật là nội các quy định của riêng từng nền tảng đã quá nhiều và rối rắm. Tôi lấy thí dụ như Facebook có quy định riêng, Youtube cũng có quy định riêng, rồi Tiktok cũng có quy định riêng luôn… Cho nên, để nhớ hết quy định nội bộ của các mạng xã hội đã khó, chứ chưa đề cập tới luật An ninh mạng, luật Công nghệ thông tin rồi bây giờ là bộ quy tắc ứng xử. Nhưng nhớ thì khó, thực hành thì lại vô cùng dễ. Vì xét cho cùng, tất cả mọi quy định, luật hay quy tắc đều được biên soạn dựa trên một mục tiêu chung là hướng tới xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh, văn minh. Cứ tuân theo đúng các từ khóa đó thì người dùng vô tư thể hiện bản thân mà không cảm thấy bị bó buộc hay tù túng. Có một điều như anh nói là hiện có nhiều quy chuẩn, quy tắc thậm chí là có cả luật. Nhưng hiện nay có thể nói tình trạng “rác” trên mạng xã hội vẫn tồn tại rất nhiều. Vậy mấu chốt ở đây chúng ta cần làm gì để có thể giảm tình trạng này? Có 3 chủ thể cần chung tay để giảm bớt, và tiến đến chấm dứt tình trạng này, đó là nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội, hành lang pháp lý toàn diện mạnh mẽ có đủ tính răn đe và văn hoá ý thức của người dùng mạng. Tuy nhiên, cả 3 cột trụ này đều chỉ phát huy được sức mạnh nếu đối tượng chịu tác động trên mạng gắn với một con người thật ngoài đời. Hay nói cách khác phải định danh chính xác được người dùng mạng. Ở phía nền tảng mạng xã hội, động thái quyết liệt nhất họ có thể làm là xoá tài khoản và chặn IP truy cập. Nhưng hành động này vô nghĩa nếu đó là một tài khoản ảo. Hành lang pháp lý, các quy chuẩn pháp luật chỉ áp dụng xử phạt và có tính răn đe với một người thật. Hoặc gắn được trách nhiệm của một người thật, vì chúng ta không thể xử phạt một tài khoản ảo. Tương tự, các chương trình truyền thông giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng, văn hóa sử dụng mạng xã hội cũng không thể làm thay đổi nhận thức một tài khoản ảo không có thật.
Lê Mỹ/vietnamnet.vn
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |