Chi tiết tin tức

Phật giáo và chính trị

20:47:00 - 08/08/2016
(PGNĐ) -  Đức Phật tuy đã vượt ra ngoài tất cả những việc thế tục, nhưng đối với chính phủ, Ngài vẫn cho nhiều lời khuyên tốt đẹp trong vấn đề trị quốc.

Xuất thân từ giai cấp Sát-đế-lợi, giai cấp của các chiến binh thống trị, nên mặc nhiên, Ngài hiểu rất rõ tình hình nội bộ của giới vuachúa, hoàng tộc và các quan lại. Mặc dù có nguồn gốc và gia thế cao quý, nhưng Ngài không bao giờ đem ảnh hưởng quyền lực chính trị vào những lời dạy của mình, và cũng không cho phépai lạm dụng lời dạy của Ngài để đạt được quyền lực chính trị. Nhưng ngày nay, nhiều chính trị giacố gắng gán ghép một cách khiên cưỡng tên củaĐức Phật vào chính trị, và nhìn Ngài ở các góc độ tư tưởng như cộng sản, tư bản chủ nghĩa, hoặcthậm chí là đế quốc. Họ đã quên rằng triết lýchính trị mới thực sự phát triển ở phương Tây, rất lâu sau thời Phật tại thế. Những ai có ảo tưởng trên vì mục đích lợi ích cá nhân của mìnhcần nhớ rằng: Đức Phật là Đấng Vô thượng Giác ngộ, người đã vượt thoát ra khỏi tất cả những hệ lụy ràng buộc của thế gian, trong đó có chính trị.

Vấn đề cố hữu cần nhận chân và phản biện đó là sự pha trộn giữa tôn giáo với chính trị. Nền tảng của tôn giáo là đạo đức, thanh tịnh và đức tin, trong khi chính trị là quyền lực. Trong quá trình lịch sử, tôn giáo thường được sử dụng đểhợp pháp hóa của quyền lực và tìm kiếm quyền lực. Tôn giáo thường là công cụ biện minh chochiến tranh, xâm lược, bắt bớ, tàn bạo, phiếnloạn, phá hủy các công trình nghệ thuật và vănhóa. Khi tôn giáo được sử dụng để thỏa mãn ý đồchính trị, nó phải từ bỏ những lý tưởng đạo đức cao và trở nên mất giá trị do nhu cầu chính trị của thế gian.

Sức mạnh của Phật Pháp không nhằm vào việc hướng dẫn hình thành các tổ chức chính trị hay thay đổi, cải cách định chế chính trị nào cả.Về cơ bản, Phật giáo chỉ tiếp cận với các vấn đề của xã hội, nhận ra bản chất xã hội để cải đổi bằng cách chuyển hóa hành nghiệp của cá nhân, những yếu tố cấu thành xã hội đó. Dựa vào mộtsố nguyên tắc chung, Phật giáo đã hướng dẫn cho xã hội theo chìu hướng chủ nghĩa nhân văn cao hơn, cải thiện phúc lợi của các thành viên, và chia sẻ công bằng hơn các nguồn lực.

Một hệ thống chính trị có thể bảo vệ hạnhphúc và thịnh vượng của con người trong phạm vigiới hạn nhất định. Tuy nhiên, không có hệ thốngchính trị nào có thể mang lại hòa bình và hạnh phúc khi mà con người trong hệ thống ấy đượcthống trị bởi tham lam, sân hận và si mê. Ngoài ra, không luận là hệ thống chính trị hoạt độngtheo chiều hướng nào, các thành viên của xã hộiđó nhất định phải chịu một số nguyên lý chung, như là: kết quả của đời sống tùy thuộc vào nghiệpnhân tốt hay xấu; hạnh phúc của thế giới đặc trưng bởi khổ, vô thường và vô ngã mang lại thì luôn bất xứng ý. Theo Phật giáo, một khi còn luẫn quẫn trong vòng luân hồi thì không nơi nào có tự do thực sự, ngay cả các cõi trời hay thế giới của Phạm thiên.

 

Ảnh mang tính chất minh họa

 

Mặc dù hệ thống chính trị tốt giúp đảm bảo các quyền cơ bản của con người, cũng như kiểm soát và cân bằng việc sử dụng quyền lực, nhưng chúng ta không nên chỉ dốc lòng tìm kiếm một hệ thống chính trị với hy vọng qua đó tìm được tự do tuyệt đối. Bởi vì, sự tự do không thể được tìm thấy trong bất kỳ hệ thống nào, mà chỉ có trong tâm hồn mình thôi. Để được tự do, con người nên nhìn vào bên trong tâm trí mình, để hướng tới việc giải phóng mình khỏi xiềng xích của vô minh và ái dục. Tự do trong ý nghĩa xác thực nhất chỉ có thể xảy ra khi con người biết ứng dụng chánh pháp để phát triển nhân cách qua lời nói, hành động và trau dồi tâm trong sạch … để mở rộngkhả năng sâu kín và đạt được mục tiêu tối hậu: sự giác ngộ.

Trên đây, chúng ta khẳng định hai điểm: cần nhận ra sự cần thiết của việc tách rời tôn giáo khỏi chính trị và những hạn chế của hệ thống chính trị trong việc mang lại hòa bình và hạnhphúc. Qua các kinh điển Phật giáo, chúng ta có thể nêu bật một số khía cạnh giáo lý Đức Phật được coi là rất phù hợp với các định chế chính trị ngày nay:

- Đức Phật dạy về sự bình đẳng trong tất cảnhân loại. “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn.” Lời dạy này có từ rất lâu trước các nhà tư tưởng đương đại chủ xướng. Như những rào cản nhân tạo, các định chế xã hội phân định cao thấp dựa vào chủng tộc, giai cấp. Theo Đức Phật, việc phân định vị trí của con người được dựa trên các giá trị của hành vi đạo đức.

- Đức Phật khuyến khích tinh thần tham giahợp tác xã hội và hoạt động trong tinh thần cộng đồng. Sự giải thoát của đạo Phật không hề rời khỏi xã hội mà có được. Ngược lại, dấn thân phụng sự xã hội lại là một yếu tố tích cực như là cốt tủy của đạo Phật: “Phụng sự chúng sanh tức cúng dường chư Phật”. Tinh thần này đang thúcđẩy tích cực tiến trình chính trị của xã hội hiện đại.

- Trong Phật giáo, không có khái niệm thống trị, nắm quyền; cho nên sau khi đức Phật nhập diệt, không có ai được coi là người kế nhiệm của Đức Phật. Theo tinh thần kinh Di Giáo, Giới Luật sẽ thay thế đức Phật để làm Hướng Đạo sư. Hoạt động của Tăng đoàn luôn y cứ Phápvà Luật, hay cụ thể hơn đó chính là Giới Bổn.Cho đến nay, mọi thành viên của Tăng đoàn luôn nương theo tinh thần của Giới Luật để tu tập vàhướng dẫn hành vi của mình.

- Đức Phật khuyến khích tinh thần dân chủ.Điều này được thể hiện trong cộng đồng Tăng lữ, trong đó tất cả thành viên có quyền quyết địnhnhững vấn đề chung. Khi một vấn đề nghiêmtrọng nảy sinh, đòi hỏi sự giải quyết, thì vấn đềấy được đặt ra trước Tăng. Tăng làm pháp yết-ma, nghị sự, hoặc một lần hỏi, hoặc ba lần hỏi, … Cách thảo luận này cũng giống như hệ thống nghị viện, dân chủ ngày nay sử dụng. Hay có thể nói là pháp yết-ma có phần hay hơn ở chỗ phương pháp biểu quyết: Cuộc họp thế tục thường biểu quyết bằng cách đồng ý thì lên tiếng hoặc giơ tay, trong khi yết-ma Tăng, ai đồng ý thì im lặng, ai không đồng ý thì trình bày. Nghi thức tự quản siêu việt này có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người, khi biết rằng trong tổ chức Phật giáo tại Ấn Độ cách đây hơn 2.500 năm, ta có thể tìm thấy những nguyên tắc cơ bản mà quốc hội các nước ngày nay sử dụng. Hiện nay, một số trường hợp dự án Luật bổ sung, sửa đổi, Quốc hội yêu cầu dự luậtấy được đọc lại hoặc một lần, hoặc ba lần trước khi trở thành luật chính thức ban hành. Nếu cuộc thảo luận có quá nhiều ý kiến khác biệt​​, nó sẽ được giải quyết thông qua bỏ phiếu kín.

Sự tiếp cận của Phật giáo đối với quyền lực chính trị chỉ là đề cao luân lý và trách nhiệm trong quyền lợi chung. Đức Phật luôn chủ xướng tư tưởng bất bạo động và hòa bình như là mộtthông điệp phổ quát. Ngài không chấp nhận bạo lực hay sự hủy diệt đối với cuộc sống, và tuyên bố rằng, không thể có một cuộc chiến tranh nào nhân danh công lý, hay chính nghĩa cả. Kinh Pháp Cú dạy: “Chiến thắng sinh hận thùThất bại sinh đau khổAi từ bỏ được cả hai chiến thắng và thất bại, người đó được hạnh phúc và an lạc”. Đức Phật không chỉ dạy bất bạo động và hòa bình, mà còn nhân bản hơn nữa, có lẽ Ngài là người thầy tâm linh đầu tiên và duy nhất, đến tận chiến trường để ngăn chặn một cuộc chiến tranh sắp bùng nổ. Ngài đã xoa dịu căng thẳng giữa hai dòng họ Thích Ca và Koliya, khi họ đang chuẩn bị lâm chiến để tranh giành dòng sông Rohini. Ngài cũng đã gián tiếp ngăn chặn vua A Xà Thế (qua việc hỏi tôn giả A-nan 7 điều cường thịnh) tấn công Vương quốc của Bạt-kỳ.

Đức Phật từng dạy về tầm quan trọng và cácđiều kiện tiên quyết của một chính phủ được gọi là tốt đẹp. Ngài chỉ ra rằng, một quốc gia có thểtrở thành loạn lạc, thoái hóa và bất hạnh khingười đứng đầu của chính phủ trở nên tham nhũng và bất công. Ngài dạy, một chính phủ nên loại trừ sự tham nhũng và hành động dựa trênnguyên tắc nhân đạo.

Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật đã từng nói: Khi người cai trị một quốc gia làm đúng và tốt, các Đại thần cũng sẽ trở nên đúng và tốt; khicác Đại thần làm đúng và tốt, các quan lại cũng làm đúng và tốt; khi tướng quân làm đúng và tốt, thì binh sĩ cũng và trở thành đúng và tốt, khi binh sĩ và quân đội trở nên đúng và tốt, nhân dân trong nước cũng trở nên đúng và tốt.”

Trong kinh Chuyển Luân Thánh Vương(Cakkavattishihanada, Trường Bộ, 26), Đức Phật nói rằng sự vô luân và tội phạm, như trộm cắp,dối trá, bạo lực, tàn ác, hận thù, có thể phát sinhtừ nghèo đói (daliddiya). Vua chúa thời xa xưa, cũng như chính quyền ngày nay, chỉ cố gắng dẹp trừ các tội ác bằng hình phạt. Nhưng, thật là vô ích nếu muốn tiêu diệt tội phạm thông qua vũ lực.

Kinh Kutadanta (Trường Bộ 5), Đức Phậtđề nghị phát triển kinh tế thay vì vũ lực để giảm thiểu tội phạm. Chính phủ nên sử dụng các nguồnlực hiện có để cải thiện các điều kiện kinh tế của đất nước. Chẳng hạn, đầu tư vào phát triển nông nghiệp và nông thôn, cung cấp hỗ trợ tài chínhcho các doanh nhân và doanh nghiệp, trả lươngđầy đủ cho người lao động để duy trì một cuộc sống khá giả, phù hợp với giá trị con người.

Bộ Jataka (kinh Bản sanh, nói về các Tiền thân Đức Phật) đã đưa ra mười nguyên tắc chomột Chính quyền hoàn hảo, được gọi là Dasa Raja Dharma. Mười nguyên tắc này thậm chí cóthể được áp dụng cho ngày nay, bởi bất kỳ chính phủ nào cũng mong muốn cai trị đất nước của mình một cách hòa bình, thịnh vượng.

Các nguyên tắc ấy như sau:

1. phải rộng rãi và tránh ích kỷ,

2. trau dồi phẩm hạnh đạo đức cao,

3. sẵn sàng hy sinh niềm vui của mình chohạnh phúc của thần dân,

4. trung thực và liêm chính tuyệt đối,

5. tử tế và nhẹ nhàng,

6. sống đơn giản cho thần dân noi theo,

7. giữ tâm không sân hận trong bất kỳ trường hợp nào,

8. thực hành sự bất hại,

9. luôn nhẫn nại, và

10. tôn trọng ý kiến cộng đồng để thúc đẩy hòa bình và hòa hợp. 

Về hành vi của các nhà lãnh đạo, cũng trong kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống,Ngài khuyên thêm:

1. Một lãnh đạo tốt nên hành động một cách vô tư, không nên thiên vị và phân biệt đối xử giữamột nhóm nhân dân đối với nhóm khác.

2. Một lãnh đạo tốt không nên nuôi dưỡngbất kỳ hình thức sân hận nào đối với dân chúng của mình.

3. Một lãnh đạo tốt không nên có chút sợ hãi nào trong việc thực thi pháp luật, nếu nó làchính đáng.

4. Một lãnh đạo tốt phải có sự hiểu biết rõ ràng đối với pháp luật được thi hành. Không nên thi hành chỉ vì người lãnh đạo có quyền thực thi nó. Pháp luật phải được thực thi một cách hợp lývà với lợi ích chung.

 

Ảnh mang tính chất minh họa

 

Trong Di Lan Đà vấn đáp, có đoạn: “Nếu một người không thích hợp, bất tài, vô đạo đức,không phù hợp, không khả năng và không xứng đáng với cương vị quốc vương, mà tự ngồi lên ngai vàng làm vua hay nhà cai trị với quyền hành lớn; vị ấy có thể là đối tượng bị xỉ vả, bị các hình phạt từ mọi người, bởi vì ông ta không thích hợp,không xứng đáng, dám đặt mình một cách bất chính trên ghế chủ quyền. Người cai trị, nếu như vi phạm các quy tắc đạo đức và nền tảng quy luật của xã hội, cũng bị xử phạt, khiển trách; và hơn thế nữa, còn bị chỉ trích là tên cướp của công chúng.” Cũng trong kinh Bản Sanh, có một câu chuyện đề cập: một người cai trị trừng phạtnhững người vô tội mà lại không trừng phạt những kẻ tội phạm, thì không phù hợp để cai trị một quốc gia.

Nhà vua luôn luôn cân nhắc mình và cẩn thận xem xét hành vi trong từng hành động, lời nói và suy nghĩ, cố gắng lắng nghe ý kiến công chúng, xem mình có phạm bất kỳ sai lầm nào không trong việc trị nước. Nếu ông cai trị bất chính, dân chúng sẽ ta thán rằng họ đang bị chèn ép bởi người cai trị độc ác với bất công, hình phạt, thuế má, áp bức, hoặc các hình thức thamnhũng. Họ sẽ phản ứng chống đối nhà vua bằng cách này hay cách khác. Ngược lại, nếu nhà vua cai trị hợp pháp, họ sẽ luôn xưng tụng: “Hoàng thượng vạn tuế”. (Trung Bộ Kinh)

Tư tưởng đặt nặng trách nhiệm đạo đức đối với người cai trị, sử dụng quyền lực chung đểnâng cao phúc lợi cộng đồng theo tinh thần Phật giáo là một tư tưởng đã ảnh hưởng lớn đến Hoàng đế Asoka vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Hoàng đế Asoka là một minh chứng hùng hồn cho mẫu người thực hành chính trị theo tinh thần lời Phật dạy. Ông ta trị quốc theo Pháp trị vànỗ lực truyền bá Phật pháp trong nước mình cũng như đến tất cả nhân loại. Để thực hiện ý địnhkhông chinh phục và xâm chiếm, ông gửi sứ giả mang thông điệp hòa bình đến các nước láng giềng, để tỏ rõ với họ thiện chí của mình. Ôngkhuyến khích thực hành đạo đức luân lý xã hội, lòng trung thực, đức từ bi, sự nhân từ, bất bạo động, thương xót đối với tất cả, không lãng phí,không hám lợi và không tổn hại các loài. Ôngkhuyến khích tự do tôn giáo và tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Ông đi về các vùng nông thôn theo định kỳ để truyền giảng Phật pháp cho nhân dân. Ông tiến hành xây dựng các công trình công ích, như thành lập các bệnh viện cho người và vật, cung cấp thuốc miễn phí, trồng cây, đào giếng và xây chỗ uống nước, nhà nghỉ ven đường. Ôngnghiêm cấm việc đối xử tàn ác với động vật.

Đôi khi Đức Phật được cho là một nhà cải cách xã hội. Ngài đã phá bỏ ý niệm phân biệt giai cấp, công nhận sự bình đẳng của mọi tầng lớp trong khả năng tìm lại chân giá trị hạnh phúc cho mình. Ngài cho thấy sự cần thiết để cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội, tầm quan trọng của sựphân phối công bằng của cải giữa người giàu và người nghèo. Ngài cũng không chấp nhận phân biệt giới tính, khuyến khích chủ nghĩa nhân đạotrong chính phủ và chính quyền. Một xã hội tốt đẹp là xã hội không được điều hành bởi sự tham lam, chiếm đoạt, mà luôn hiện hữu lòng từ bi, quan tâm và chia sẻ. Với tất cả những điều này,Đức Phật đã đóng góp của cho nhân loại một giá trị vô cùng to lớn. Điểm cốt lõi mà Ngài đã thành công, các nhà cải cách xã hội trước đây chưa hề thực hiện được, đó là, sự cải cách phải bắt đầu từ nguồn gốc sâu xa nhất của nhân loại. Nguồn gốc ấy chính là căn bệnh được tìm thấy trong tâm trí con người. Cải cách tâm trí mới là một cuộc cải cách thực sự đúng nghĩa. Cải cách mà chỉ áp đặtbằng vũ lực đối với thế giới ngoại tại thì giá trịrất ngắn ngủi, vì nó chưa đi từ căn bản. Những cảicách mà động cơ bắt nguồn từ  sự biến đổi ý thứcnội tại của con người, thì kết quả có giá trị tuyệt đối. Như các chi cành của cây cối sinh sôi, lan rộng ra ngoài, chúng thu hút được một nguồndinh dưỡng không bao giờ cạn - chính là những nhu cầu tiềm tàng giữa cuộc đời. Quan trọng nhất là, sự cải cách tâm trí con người sẽ mở ra một con đường cao quý, họ sẽ giành cả cuộc đời mình để đem lại sức sống mới của tình yêu chân lý, công bình đến với mọi người, mọi loài xung quanh.

Giáo lý của Đức Phật thuyết giảng không dựa trên nền tảng “Triết học chính trị”, cũng không phải là một học thuyết khuyến khích lạc thú trần gian, mà chỉ hướng đến mục tiêu duy nhất là để đạt được Niết Bàn. Nói cách khác, mục tiêu tối hậu của giáo lý Phật đà là chấm dứt ái dục(Tanha), nguồn cơn của tình trạng nô lệ với thế giới này. Câu kệ 75 trong Kinh Pháp Cú sau đây có thể tóm tắt ý nghĩa này: Một con đường dẫnđến niềm vui trần tục, và một con đường khác dẫn đến Niết Bàn (bằng cách sống đời thanh tịnh). Tỳ kheo đệ tử Phật, hãy như vậy thắng tri. Chớ ưa thích cung kính, hãy tu hạnh viễn ly.”

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Phật tử không có quyền tham gia các hoạt động chính trị, vì nó vốn là một thực tại xã hội. Cuộc sống của các thực thể trong một xã hộiđược hình thành bởi luật pháp và các quy định,thoả hiệp được cho phép trong một đất nước, đoàn thể có pháp lý,… Tất cả quy định này bị ảnh hưởng bởi sự thể chế chính trị của xã hội đó. Thế nhưng, nếu người Phật tử muốn hoạt động chínhtrị, anh ta không nên lợi dụng tôn giáo để đạt được quyền lực chính trị; và đức Phật cũng không khuyến khích những người đã từ bỏ đời sống thế gian để sống một cuộc sống thuần túy tôn giáo,lại quá tích cực tham gia vào chính trị.

 
Thích Đạo Quang

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin