Chi tiết tin tức

Nam Định: Lễ Vu Lan ấm tình người tại chùa Vọng Cung

20:50:00 - 06/09/2017
(PGNĐ) -  Ngày 5.9 (tức ngày 15.7.Đinh Dậu), tại chùa Vọng Cung, số 28 Trần Phú, phường Ngô Quyền, thành phố Nam Định, chư Tăng Ni đã long trọng tổ chức lễ Vu Lan-Báo hiếu và cài hoa Hồng tri ân công cha và nghĩa mẹ.

Ban Nghi lễ cung rước chư Tăng Ni quang lâm chính điện

 

Tham dự và chứng minh buổi lễ có Thượng tọa Thích Giác Vũ, Phó Trụ trì kiêm Trưởng ban Từ thiện chùa Vọng Cung; Ni sư-Tiến sĩ Thích Đàm Hân, Thích Đàm Hảo cùng chư Tăng Ni trụ xứ và khoảng 1000 phật tử về tham dự.

Sau nghi thức niệm Phật cầu gia bị và dành một phút tưởng niệm đến Tứ ân, toàn thể đại chúng đã được nghe Thượng tọa Thích Giác Vũ chia sẻ về ân cha, nghĩa mẹ trong mùa Vu Lan-Báo hiếu.
Đây là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo nói riêng, của dân tộc ta nói chung. Từ xa xưa dân ta đã đưa hiếu thảo lên hàng đầu trong trăm nết của con người giống như mùa Xuân là chúa của bốn mùa trong trời đất, “Thiên hữu tứ thời Xuân tại thủ. Nhân sinh bách hạnh Hiếu vi tiên”. Sự so sánh đó có hàm ý trời đất không thể không có mùa xuân, con người không thể  không có lòng hiếu thảo. Nếu mùa xuân là môi trường lý tưởng cho cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, trăm hoa đua nở tạo nên cảnh sắc hữu tình cho thế gian thì lòng hiếu thảo là mảnh đất phì nhiêu màu mỡ cho con người ươm trồng nhân cách tốt đẹp. Theo tín ngưỡng dân gian, Rằm tháng bảy còn là ngày “xá tội vong nhân” nên nó trở thành ngày long trọng, thiêng liêng trong lòng mọi người, chỉ đứng sau ngày tết Nguyến đán.

Ở Việt Nam ta, nhờ ảnh hưởng tinh thần kinh Vu Lan Bồn, mà ngày Rằm tháng Bảy hàng năm đã trở thành ngày hội truyền thống tốt đẹp của cả dân tộc. Ðây là cơ hội quý báu để những người con hiếu thảo báo đáp một phần nào công ơn trời bể của hai đấng sinh thành. Chúng ta nương vào uy đức ngôi Tam bảo, cầu nguyện cho Cha Mẹ còn sống được an lạc trong chính pháp, Cha Mẹ đã qua đời siêu sinh về các cõi lành. Thương Cha kính Mẹ được coi như truyền thống tốt đẹp ngàn đời của mỗi người dân Việt. Tình thương đối với Cha Mẹ luôn luôn là mối ân tình thiêng liêng nhất.

Công Cha như núi ngất trời
Nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Làm con trước phải đề
n công sinh thành.

 

TT. Thích Giác Vũ chia sẻ về ân tình của Cha Mẹ trong mùa Vu Lan

 

Mùa báo hiếu, tiếng kinh Vu Lan lồng tiếng chuông chùa trầm hùng ngân nga, vang vọng như thức tỉnh chúng ta quay về với thực tại để lắng nghe, để hiểu và để cảm nhận  nguồn yêu thương và tinh thần hiếu đạo, thắp lên trong mỗi chúng ta ánh sáng của niềm báo ân sinh thành dưỡng dục của Cha và Mẹ.

Có thể nói, Lễ hội Vu Lan mang đậm tính nhân văn sâu sắc, và ngày này được người ta gọi là ngày trở về nguồn: “Cây có cội, nước có nguồn”. Cây có gốc bám sâu vào lòng đất thì cây đó mới trổ cành xanh lá nên ngọn ngành được vững vàng là do từ nơi gốc rễ; còn nước, khi thấy nó chảy xuống suối, xuống sông, ra biển, thì chúng ta phải biết rằng nó có nguồn mạch của nó, nó xuất phát từ nơi đầu nguồn. Vậy, cội và nguồn chính là gốc rễ yêu thương của Cha Mẹ, chúng ta phải biết yêu thương Cha Mẹ trước khi chúng ta nói yêu thương người khác, đó là căn bản của đạo làm người ngàn đời nay của dân tộc ta.

“Tiết Vu Lan thương Cha, công dưỡng dục

Mùa báo hiếu ngậm ngùi nhớ mẹ, nghĩa cù lao”.

Mùa Vu lan báo hiếu lại trở về trong lòng những người con Phật cũng như những ai đã một lần có Mẹ, có Cha trong đời.Nếu mùa xuân là mùa của hy vọng, mùa khởi đầu cho một năm dài yêu thương xây dựng, thì mùa Vu lan là mùa của ân nghĩa, của thiêng liêng, của tưởng niệm, nguyện cầu, của ân tình lắng đọng bao tâm tư tình cảm vô bờ bến.

Nghi thức "Bông Hồng cài áo" để tưởng nhớ những người Mẹ đã quá vãng và vinh danh những người Mẹ còn tại thế với con cháu. Nếu ai còn Mẹ, người đó sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và chúng ta sẽ tự hào được còn Mẹ. Còn nếu ai mất Mẹ, người đó sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng, điều đó như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho đúng với lương tâm. Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.

 

Các Phật tử cài hoa Hồng cho chư Tăng

 

Đây là một nghi thức mang đầy tính nhân văn, nhiều ý nghĩa và rất hữu hiệu trong việc giáo dục đại chúng về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức Bông hồng cài áo đó được giới thiệu đến người Việt từ một cuốn sách cùng tên của Hòa thượng Nhất Hạnh được viết vào tháng 8, 1962 và sau đó, được phổ thông hóa nhờ bản nhạc, cũng cùng tên cùa nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ.

Người xuất gia sẽ cài một bông hồng vàng trên ngực áo. Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phúc điền y, màu của đất. Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát. Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu Lan thắng hội nhưng nguời xuất gia cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.

Người Phật tử theo chính đạo, chúng ta phải báo đáp ân sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ thế nào mới xứng đáng? Muốn báo hiếu đầy đủ nhất phải gồm hai phần, vật chất và tinh thần: Về đời sống vật chất thì phải lo hầu hạ, phụng dưỡng Cha Mẹ những nhu cầu cần thiết, để Cha Mẹ được thảnh thơi an dưỡng trong tuổi xế chiều; Về đời sống tinh thần phải thường xuyên khích lệ trợ duyên cho Cha Mẹ học hiểu chính pháp, biết tránh ác làm lành, giữ gìn ba nghiệp lành, tiến đến giải thoát an vui vĩnh viễn.

Về phương diện giáo dục đạo đức của đạo Phật, một điểm đáng ghi nhận là giáo dục về hiếu đạo. Hiếu đạo là nền tảng đạo đức của đạo làm người cho ra người. Chúng ta có thể trang trải tình thương đến tất cả mọi loài mọi vật, nhưng điểm xuất phát làm nền tảng phải từ sự hiếu kính Cha Mẹ.

Xin giới thiệu một số hình ảnh buổi lễ:

 

Ban Nghi lễ cung rước chư Tăng Ni quang lâm chính điện

 

 

 

 

 

 

Niệm Phật cầu gia hộ

 

 

NSƯT Hoàng Tùng

 

Ca sĩ Thúy Nga

 

Ca sĩ Tâm Nguyện

 

Phật tử Diệu Liên điều hành chương trình

 

 

 

 

Hoa Hồng cài áo

 

 

 

Ca khúc Bông Hồng cài áo do ca sĩ Thúy Nga thể hiện thật sâu lắng

 

Phật tử cúng dàng tứ sự lên chư Tăng

 

Phật tử cúng dàng tứ sự lên chư Ni

 

Tâm thành ngưỡng vọng

 

Các Phật tử đội dâng hoa

 

Các Phật tử đội dâng hoa và Hội Từ thiện chùa Vọng Cung

 

 

 

Niềm hoan hỷ trong ngày Vu Lan thắng hội

 

 

 

Tin: Điều Ngự Tử - Ảnh: Phúc Nghiêm

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin