Chi tiết tin tức

Nam Định: Một số hình ảnh lễ hành đạo và tự tứ tại Hạ trường chùa Cả (Thánh Ân)

22:04:00 - 04/10/2017
(PGNĐ) -  Ban biên tập trang nhà xin giới thiệu một số hình ảnh lễ hành đạo và tự tứ tại trường hạ chùa Cả (Thánh Ân), thành phố Nam Định mùa An cư kết hạ Phật lịch 2561-Dương lịch 2017.

Lễ hành đạo tại Hạ trường chùa Cả

 

Trong các kỳ an cư kết hạ hàng năm, vào những ngày cuối kỳ an cư chư Tăng Ni và Phật tử thường tụng các bộ kinh trong 3 ngày để cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Điều này thường gọi là ngày hành đạo. Đây cũng là để người đệ tử Phật bày tỏ niềm tin, lòng thành kính của mình đối với đức Phật, chính pháp và chúng Tăng, người đệ tử Phật đỉnh lễ cúng dàng, ca ngợi Tam bảo. Niềm tin Tam bảo sâu sắc sẽ tạo một sự chuyển hóa trong tâm hồn con người. Người tu tập dựa vào đức tin cũng có những tiến bộ tâm linh nhất định. Trong Kinh Trung Bộ, đức Phật đề cập đến bảy quả vị tu chứng, trong đó quả vị “Tùy tín hành” là một; quả vị này thuộc về tình cảm hay niềm tin vững chắc đối với Tam bảo.
Trong ý nghĩa tôn giáo, nghi lễ nói chung, lễ hành đạo nói riêng là một món ăn tinh thần cần thiết của tín đồ. Khi mà tâm hồn con người chưa được khai phóng triệt để, nói cách khác là trình độ nhận thức của tín đồ chưa đạt đến tầm cao, chưa tự giải thoát đối với mọi hệ lụy của cuộc đời thì nghi lễ biểu lộ lòng thành kính trong sạch của tín đồ đối với bậc Đạo sư, đối với Pháp, đối với Tăng, qua hành vi ngôn ngữ. Trong trường hợp này, nghi lễ tất nhiên được coi trọng và khuyến khích, vì đó là hành động tăng thượng tâm, thiện pháp củng cố, ác pháp tổn giảm.

Nghi lễ có tác dụng rất lớn đối với các tôn giáo. Phật giáo dù không coi trọng nghi lễ nhưng nó vẫn chi phối phần lớn các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt động chính của một ngôi chùa, và nhất là trong mùa an cư kết hạ bởi lẽ để đáp ứng nhu cầu của quần chúng và nhu cầu hoằng pháp.

 

Lễ Phật cầu minh huân gia bị trong ngày lễ Tự tứ

 

Ý nghĩa lễ Tự tứ là các đệ tử của Phật, sau ba tháng an cư, vào ngày cuối cùng của mùa Hạ thì chư Tăng làm lễ Tự tứ. Khởi nguyên của ngày này là chúng Tăng an cư tự thân nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm, thì phải phát lồ sám hối”. Đây chính là cốt lõi của ngày lễ Tự tứ. Mục đích của lễ này là để mỗi vị hành giả an cư tự nêu lên các tội mình đã phạm trong ba việc thấy, nghe, nghi đối trước các vị đồng phạm hạnh khác mà sám hối. Nhờ sự sám hối này mà thân tâm thanh tịnh, tự sinh vui mừng, nên gọi là Tự tứ. Đồng thời từ giờ phút này chư Tăng thụ giới an cư được công nhận thêm một tuổi đạo nên còn gọi là ngày Tăng thụ tuế nhật.

Xin giới thiệu một số hình ảnh:

 

Chư Tăng Ni chia hai ban thường gọi là ban Từ và Bi để thay nhau tụng kinh liên tục trong ngày hành đạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lễ Phật cầu minh huân gia bị

 

 

Tác pháp Yết ma trong lễ Tự tứ

 

Chư Tăng khánh hạ Hòa thượng chứng minh Hạ trường

 

 

Chư Ni khánh hạ Hòa thượng chứng minh Hạ trường

 

 

Tin: Điều Ngự Tử - Ảnh: Bản Chân

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin