Chi tiết tin tức

Sự thật chuyện kì bí ở ngôi chùa giải oan đặc biệt bậc nhất xứ Mường

17:17:22 - 24/07/2013
(PGNĐ) -  Đối với những người dân Mường, ít ai không biết đến chùa Tác Đức ở dưới chân núi Khụ Khôi (Thôn Đình Vặn, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Hòa Bình) bởi sự linh thiêng nhưng cũng rất đặc biệt. 

Khi có ai đó cảm thấy bị nghi kị mà không thể tự minh oan được đều đưa nhau đến đây để cầu khấn nhờ thần linh chứng giám...

Sự thật chuyện kì bí ở ngôi chùa giải oan đặc biệt bậc nhất xứ Mường 1

Chùa giải oan nhìn từ bên ngoài. Ảnh: T.G

 
Ngôi chùa cổ kì lạ

Chùa Tác Đức nằm nép mình dưới tán cây gạo cổ thụ, ngay dưới chân một ngọn núi đá tên là Khụ Khoi (Theo tên của người Mường). Chùa có tên Tác Đức vù hàm nghĩa luôn mang lại điều may mắn, che chở những con người đức độ, hành động vì chính nghĩa. Tuy nhiên, người dân ở đây thường gọi ngôi chùa này bằng cái tên chùa “Giải oan” vì luôn người dân thường kéo nhau đến đây được nhờ thần thánh “minh oan”. Trong ngôi chùa này, tượng của các thánh thần được thờ cúng giao hòa xen lẫn với nhau. Trong chùa có cả bàn thờ Phật, bàn thờ thần núi và thờ cả chúa sơn lâm...!

Nói về sự tích của ngôi chùa này, cụ Bùi Thị Anh (65 tuổi, thôn Đình Vặn) cho biết: “Chùa có từ khi nào tôi cũng không biết, chỉ biết rằng khi tôi sinh ra chùa đã có rồi. Nghe các cụ ngày xưa kể lại, tương truyền trước đây ở xã Lạc Thịnh có hai anh em tiều phu lên núi Khụ Khoi chặt gỗ làm nhà. Chặt được cây gỗ vừa ý rồi nhưng hai anh em không tài nào di chuyển được. Những khúc gỗ này bị dính chặt vào vách núi đá như có một sức mạnh vô hình giữ lại. Hai anh em làm đủ mọi cách nhưng không tài nào xê dịch được. Họ bất lực và sợ hãi nên quỳ xuống cầu khấn thánh thần phù hộ. Họ tự hứa với thần linh, nếu di chuyển được gỗ để lao xuống núi, gỗ dừng chỗ nào sẽ xây chùa ở chỗ đó để cảm tạ".
 
Sự thật chuyện kì bí ở ngôi chùa giải oan đặc biệt bậc nhất xứ Mường 2

Bà Bùi Thị Anh.


Thật kỳ lạ, sau lời cầu khấn đó, hai anh em bỗng di chuyển những khúc gỗ một cách dễ dàng. Họ làm đúng như lời đã hứa với thần linh, lao gỗ xuống xuống chân núi. Xuống đến chân núi, họ định vác gỗ về nhà thì phát hiện cạnh những khúc gỗ có tảng đá hình tượng Phật. Cho rằng đây là điềm báo của thần linh nên anh em tiều phu liền dựng ngôi chùa nhỏ ngay cạnh tảng đá để thờ cúng. Tin rằng được thần thánh giúp đỡ nên từ đó trở đi, cứ đến ngày mùng một và rằm họ lại mang lễ lạt đến ngôi chùa đó đề thờ cúng. Những người dân xung quanh nghe chuyện cúng đến đó cầu an lành”.

Tuy nhiên, sự kiện khiến ngôi chùa này nổi tiếng lại xẩy ra cách đây chưa lâu. Theo anh Bùi Văn Linh (xóm Đình A) thì câu chuyện xẩy ra như sau: “Đầu những năm 1980 có hai anh em ruột từ Thanh Hóa lên Yên Thủy mở lò rèn làm dao búa bán cho người trong vùng. Người anh tên Lân, người em tên Quỳ. Thời gian đầu, tuy làm ăn riêng nhưng họ rất tâm đầu ý hợp, công việc rất thuận lợi và phát đạt. Sau đó, người em về quê thăm gia đình, bè bạn một thời gian, gửi hàng hóa lại cho anh. Ngày trở lại, người em thấy số lượng dao mới rèn trước đó của mình không cánh mà bay. Sau khi điều tra người em cho rằng chính anh trai đã mang số dao đó đem đi bán.

Tuy nhiên, người anh khăng khăng phủ nhận và nói không làm chuyện thất đức đó. Không ai chịu ai, cuối cùng họ cùng hẹn nhau lên chùa Giải oan để nhờ thần linh chứng giám. Họ thống nhất, nếu ai nói sai, nói dối sẽ chết ngay lập tức. Cả hai anh em dắt nhau lên chùa nhằm tìm sự trong sạch cho chính mình. Sau khi thắp hương quỳ lạy, người anh cầm con dao phi mạnh xuống đất rồi thề mình trong sạch rồi ra về. Tuy nhiên, vừa ra khỏi chùa người anh đột ngột ngã quỵ phải đưa đi cấp cứu. Dù được thuốc thang và cứu chữa nhưng người anh chỉ sống thêm được 7 ngày rồi chết”. Anh Linh cho rằng, sau khi xẩy ra chuyện anh em nhà ông Lân và ông Quý thì người dân trong vùng sợ hãi và tin rằng ngôi chùa này thực sự linh ứng. Kể từ đó, người dân trong vùng mỗi khi có người nghi ngờ lẫn nhau mà không có cách gì để chứng minh liền lên chùa Giải oan để mong được thần linh làm chứng.
 
Giải mã bí ẩn

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chùa Giải oan không có sư tu hành mà một gia đình thầy người địa phương thay nhau đảm nhiệm. Hiện nay, mọi việc khấn bái đều do một thầy cúng Bùi Thị Cậy thực hiện. Bà Cậy cho biết: “Gia đình tôi đã có năm đời làm sãi tại ngôi chùa thiêng này. Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã thường theo cha đi cúng lễ khắp nơi nên những bài kinh, bài cúng và cách làm lễ cầu an lành như thuộc nằm lòng. Cho đến khi cha tôi mất thì dặn tôi tiếp tục chăm sóc tại ngôi chùa này nên cứ vậy mà làm thôi ”.

Lí giải về sự khác biệt về quy tắc thờ cúng trong chùa, bà Cậy nói: “Với những người mới đến chưa hiểu thì nhìn cách bố trí bàn thờ có thể trông khác lạ nhưng nó cũng theo một quy tắc nhất định, theo quan niệm đời sống tâm linh của người Mường. Các ban thờ trong ngôi chùa được chia làm bốn cấp rõ rệt. Phía trên cùng là ban thờ Phật, tiếp đến ngay phía dưới là ban thờ Tam tòa thánh mẫu, trong đó ban thờ được bài trí long trọng nhất là nơi thờ bà Chúa thượng ngàn. Thấp nhất là ban thờ chúa sơn lâm”. Cũng theo bà Cậy, cách cúng lễ ở chùa này cũng khác biệt: “Những lễ vật mang đến thắp hương thờ cúng trong chùa không chỉ có đồ ăn chay ngoài đồ ăn chay cho Phật cũng phải có lễ mặn để cúng thần rừng, chúa sơn lâm”.

Trước mỗi lần làm lễ chứng giám sự trung thực hay cầu may mắn, bà Cậy thường phải kêu cầu bằng tiếng Mường trước, sau đó những người chủ lẽ mới cầu xin những gì mình muốn. Bà Cậy chia sẻ: “Vì đây là ngôi chùa của người Mường, các vị thần thánh ở đây cũng là của người Mường, bởi vậy trước mỗi lẫn làm lễ tôi thường phải kêu khấn trước bằng tiếng Mường giúp cho việc cầu xin của mọi người dễ dàng hơn”. Cũng theo bà Cậy thì trước đây, những người đến chiêm bái chủ yếu là người dân địa phương. Từ sau khi có chuyện một người vào chùa thề độc và bị chết bất đắc kỳ tử thì người đến nhiều hơn và có những người từng các vùng khác. Khi chúng tôi có mặt ở chùa, dù không phải ngày lễ nhưng vẫn có một số người đến chiêm bái. Mộ người đàn ông tự giới thiệu tên Hùng đến từ Bình Lục, Hà Nam cho biết năm nào cũng đến đây để dâng lễ.

Ông Bùi Văn Thái trưởng thôn Đình Vận cũng cho biết: “Hàng năm có rất đông khách thập phương tìm đến chùa cầu xin điều may mắn, ai được ai không thì tôi không rõ. Còn việc người dân mỗi trong vùng mỗi khi có chuyện nghi ngờ nhau rồi tìm đến chùa để xin thần linh chứng giám thì vẫn có”. Cũng theo ông Thái, chuyện người dân kể về anh em thợ rèn tìm đến chùa để giải oan nhưng sau đó lại bị đột tử là hoàn toàn có thật. “Sau khi chết, thi thể ông Lân được chôn ngay tại phố Sấu, huyện Yên Thủy. Cách đây vài năm, người thân đã lên bốc mộ ông Lân về Thanh Hóa an táng. Tuy nhiên, nguyên nhân cái chết của ông Lân đã được các thầy thuốc khi đó xác định là bị đột quỵ. Dù vậy, do niềm tin tín ngưỡng đã có từ lâu nên khi xẩy ra sự trùng hợp ngẫu nhiên này người dân vẫn rất sợ hãi mỗi khi nhắc đến”, ông Thái nói.

Cũng theo ông Thái, thực ra những ngôi chùa nào cũng có những câu chuyện li kỳ kèm theo. Nó có thể là những tuyền thuyết từ xưa đề lại hoặc những câu chuyện mới xẩy ra nhưng mang yếu tố liêu trai. Với chùa Tác Đức, những câu chuyện truyền thuyết về hai anh tiều phu là các thế hệ trước muốn giáo dục con cháu sống thật thà, cũng như muốn hạn chế tình trạng trộm cắp. Bởi vậy, ngôi chùa này vẫn bình yên cho đến tận ngày nay chưa từng bị mất cắp gì dù cửa không bao giờ đóng. Đó cũng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân xung quanh khu vực.
 
Thực hư bệnh “trúng gió”

Trong thực tế không có cơn gió nào là gió độc. Trong Đông y có khái niệm “trúng gió” để nói hiện tượng một người bị chết hoặc ngã bệnh khi bị gió quật vào người. Theo Đông y, để bị “trúng gió” cần có hai yếu tố là ngoại phong (gió ở bên ngoài) và nội phong (gió ở bên trong cơ thể). Trong cơ thể con người có phần khí và huyết. Khí tức khả năng lưu thông và tạo thành gió. Khí lưu thông khi hỏa bốc lên mạnh. Điều này tương tự như một ai đó đốt đám lửa lớn. Ngọn lửa thường bốc và bị hút lên rất cao còn các luồng gió khác thổi đến. Điều này được lý giải chỗ nóng là nơi để các yếu tố lạnh dồn lại. Thế nên, trong cơ thể con người cũng tương tự: Nếu người nào đó bị uất ức lâu ngày sẽ hóa hỏa và “thiêu đốt” bên trong con người làm cho khí lưu thông mạnh tạo nên nội phong.
 
 

Tuấn Kiệt (Gia Đình)

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin