Một lễ hiến xác cho khoa học đông nhất trong lịch sử
09:58:00 - 01/12/2014
(PGNĐ) - Khi đặt tiêu đề cho bài viết này người viết có thể rất chủ quan chăng, nhưng 131 người cùng đăng ký hiến xác cho khoa học đã được diễn ra trong một phần của chương trình lễ kỷ niệm 30 năm củaTT. Thích Nhật Từ tại ngôi chùa Giác Ngộ. Q10, TP. HCM tối 29 tháng 11 năm 2014 có lẽ cũng nhận được một kỷ lục của Việt Nam. Đó là một việc chưa từng có trong lịch sử Việt Nam và biết đâu đấy nó là một kỷ lục trên thế giới thì sao?
Vâng! mới chỉ hơn một tháng vận động của TT. Thích Nhật Từ thôi mà có tới 131 Tăng Ni và Phật tử trong đó có cả những người chưa phải là Phật tử. Trong đó có 18 vị Tăng Ni, tổng số nam giới là 38, người nhỏ tuổi nhất là 20 tuổi sinh năm 1995 và lớn tuổi nhất là 74 sinh năm 1940. Ngay sát đến giờ buổi lễ diễn ra vẫn còn có một chiếc xe hơi đậu sát cổng chùa xin được vào đăng ký hiến xác, không biết là trong lúc đông người thế này, người thanh niên này có gặp được người phụ trách công việc này nữa không, nhưng xem ra anh rất quyết tâm khi để chiếc xe hơi ngay cổng chùa mà ngay tại lúc này và trên quãng đường đông người và nhỏ hẹp thế thì mới biết là anh rất quyết tâm cho việc làm cao quí này. Có lẽ không chỉ có riêng anh mà chắc chắn rằng sẽ còn có những người khác cũng có tấm lòng vì “ cái chết phục vụ cho sự sống”.
Cô nhân viên tiếp nhận làm hồ sơ của Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã nói “ chúng em chưa bao giờ lại được làm thẻ cho nhiều người trong một lúc thế này, nhưng em sẽ cố gắng làm thẻ nhanh cho kịp trước ngày 28 cho nhà chùa”. (Thẻ có dán hình và được ép một cách trang trọng như một CMND).
Hiến xác hoặc các bộ phận cơ thể cho khoa học là bố thí nội tài, một hành động nhân văn cao cả, là ứng dụng thiết thực của tâm từ bi, phù hợp với văn hóa và đạo đức Phật giáo, đáng được tôn vinh và noi gương. TT. Thích Nhật Từ và rất nhiều các vị Tôn túc khác đã có nhiều bài thuyết giảng nói về việc bố thí nội tài này và chúng ta hãy cùng lắng nghe TT.Thích Nhật Từ chia sẻ trong buổi lễ này thêm một lần nữa “ Trong đạo Phật có khái niệm bố thí, hiểu theo nghĩa đen là hiến tặng sở hữu vật của chúng ta cho những người có nhu cấu. Bố thí có hai phạm trù, đối với bố thí nội tạng đó là điều mong mỏi nhất trong thời đức Phật, sau khi Ngài chủ trương thì hiếm có ai thực hiện được. Bố thí nội tài là hiến tặng các mô và tạng của cơ thể vào thời đức Phật chưa có thể thực hiện được khi nắp ghép tạng từ người A sang người B, nhưng khái niệm bố thí tạng và cơ thể cho con người được đức Phật kêu gọi và chia sẻ những phẩm đời đang cần đến mô tạng và cơ thể là một trong những ứng dụng cụ thể trong đạo Phật. Tại Ấn Độ, thời xa xưa có nhiều phong tục tống táng con người, trong đó có thiên táng tức là thi thể người chết được treo trên cây cho các con vật khác ăn. Bằng phương pháp tống táng này thì người thân của người quá cố cho rằng các con vật sẽ hạn chế được các nghiệp sát đối với các con vật nhỏ bé hơn chúng ít nhất là vài ngày. Như vậy là từ thời xa xưa người ta đã ý thức được rằng: biến thi thể vốn vô dụng trở thành hữu dụng cho sự sống. Đức Phật thì sâu sắc hơn thay vì cho các loài thú ăn thì Ngài kêu gọi hiến tạng và hiến xác cho khoa học bằng khái niệm bố thí nội tạng. Chỉ từ ngày 24 tháng 10 cho đến nay đã có hơn 130 người hưởng ứng lời kêu gọi hiến xác cho khoa học, đó là một nghĩa cử cao thượng mà người bố thí cơ thể sau khi chết sẽ có được cơ hội tái sanh nhanh chóng hơn, vì ngay khi còn sống họ đã ý thức được rằng thân thể này không còn là của mình nữa, mình đã vay mượn nó mấy chục năm và trong mấy chục năm vay mượn đó ta biến cuộc đời này trở thành hữu dụng cho ngườ thân, gia đình, xã hội và thế giới…chúng tôi rất mong rằng việc hiến xác, hiến mô cho khoa học tiếp tục được truyền bá để trở thành một công cụ phục vụ cho nghiên cứu y khoa và giúp cho những người hữu duyên tái sanh thêm một lần nữa trong kiếp sống hiện tại bằng ghép tạng.”
Còn bà Dương Thị Ngọc Châu, tiến sĩ trưởng Bộ môn Giải phẫu, đại diện cho bác sĩ, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã nói “Trong quá trình đào tạo để trở thành Bác sĩ y khoa, sinh viên phải trải qua rất nhiều môn học, mà trong đó môn giải phẫu học là một môn vô cùng cần thiết vì nó giúp cho sinh viên hiều rõ ràng về cơ thể con người, phục vụ cho việc thăm khám và điều trị bệnh nhân một cách chính xác nhất. Để học tốt được môn này, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là thi hài và tiêu bản người thật, Bên cạnh đó thi hài còn là đối tượng và cơ sở để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học y học, cũng như huấn luyện kỹ thuật, thủ thuật phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị của Bác sĩ . Dẫu biết rằng hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện nghe nhìn hiện đại, các mô hình xác người .v.v… nhưng tất cả chỉ mang tính minh họa, hỗ trợ cho sinh viên học tốt hơn chứ không thể thay thế được các thi hài tiêu bản người thật. Tuy nhiên, đáp ứng nhu cầu của xã hội của công tác giảng dậy, thực tập nghiên cứu của sinh viên ngày càng tăng cao nhưng thi hài tiêu bản ngưởi thật thì lại vô cùng thiếu thốn nên việc học tập, nghiên cứu của sinh viên còn nhiều hạn chế, đó cũng là điều mà chúng tôi trăn trở trong việc học tập, đào tạo, nghiên cứu của sinh viên cũng hư sự phát triển cho nền y học Việt Nam trong tương lai nói chung và bộ môn Giải phẫu nói riêng…”
Vâng! đó là những chia sẻ, những tâm sự, những mong muốn của Thượng tọa và vị Tiến sĩ trưởng bộ môn Giản phẫu đã làm cho những người hiến tặng và những ai có mặt tại buổi lễ này đều thấy rõ việc hiền tạng và hiến xác là một việc làm vô cùng quan trọng và ý nghĩa cho sự sống của con người.
Khi được tiếp cận với một trong những người hiến xác, bạn Thảo Trang một cô gái hãy còn rất trẻ, cô mặc một bộ áo dài trắng, nhìn cô như một nữ sinh, cô tâm sự khi được hỏi vì lý do gì mà cô lại tình nguyện đi đăng ký hiến xác cô nói : “ trước hết, em là một Phật tử, em đã được nghe nhiều bài giảng của Thầy về việc này nên rất thấy rõ việc mình đăng ký hiến xác cho khoa học là một việc làm noi theo đức Phật và thấy nó quá thiết thực và ý nghĩa cho cuộc đời. Em còn vận động thêm được 10 người nữa trong gia đình và bạn bè cũng hiến xác…” Còn các Tăng Ni thì khỏi phải nói rồi, Họ là những người đệ tử Phật, hơn lúc nào hết, các Tăng Ni thầm nhuần lời thây Bổn sư của mình dậy nhất, tính phàm trong các Thầy còn lại là ít nhất, nên việc hiến xác cho khoa học nó nhẹ tênh. Còn con thì chỉ đơn giản nghĩ rằng: mình từ kiếp trước, kiếp này chưa làm gì được cho mọi người gọi là có ý nghĩa tí chút thì chỉ xin gửi tặng thân xác này làm món quà tặng cho cuộc sống thế thôi, chứ đem chôn hay thiêu thì lãng phí quá.
Vâng ! cái chết cho sự sống hay là một món quà tặng cho cuộc sống thì cũng đều mang ý nghĩa rất thiết thực và có ích cho cuộc sống này vô cùng. Thượng tọa Thích Nhật Từ đã làm được một việc rất có ý nghĩa mà có lẽ trong lịch sử Việt Nam, đây là lần đầu tiên có một buổi lễ đang ký hiến mô, tạng và xác cho khoa học đông như thế và có ý nghĩa đến như thế, chỉ tiếc rằng thời gian và địa lý không cho phép để 121 người này đều có mặt ở đây, đều được nên sân khấu để trực tiếp nhận thẻ và cũng là để ghi hình lại những phút giây đáng nhớ này.
Xin cám ơn những con người đã vì sự sống của người khác đã mang cho đời một món quà tặng cao quí và có ý nghĩa sâu sắc hơn bất cứ món quà tặng nào sánh ví được. Một lần nữa Thầy lại tạo cơ hội gieo duyên cho chúng con được làm những việc lành như thế này. Xin cám ơn Thầy, một buổi lễ tri ân Thầy nhân dịp 30 năm xuất gia của Thầy thêm ý nghĩa và lay động lòng người.
Sài Gòn Tháng 11 năm 2014
Giác Hạnh Hoa
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|