Chi tiết tin tức

Thái Nguyên: Chương trình thuyết giảng ngày đầu tiên của khóa bồi dưỡng Hoằng Pháp (Phần I)

13:46:00 - 13/12/2014
(PGNĐ) -  Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2014, nhằm ngày 22 tháng 10 năm Giáp Ngọ, theo lịch phân công giảng dạy của Ban Hoằng Pháp TW, tại hai địa điểm Hội trường tầng 2 khách sạn Công Đoàn và Nhà 8 Mái trong khuôn viên khu du lịch Hồ Núi Cốc – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra buổi thuyết pháp của các vị giảng sư trong Ban Hoằng Pháp TW cho lớp bồi dưỡng kinh nghiệm Hoằng Pháp của chư Tăng Ni và tập huấn Hoằng pháp viên cho Phật tử.
Tại hội trường tầng 2 Khách sạn Công Đoàn, ban nghi lễ đã cung rước Hòa thượng Thích Quang Nhuận – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban thường trực Ban hoằng pháp TW GHPGVN có thời pháp thoại chia sẻ tới chư tôn đức Tăng Ni trong buổi tập huấn bồi dưỡng kinh nghiệm Hoằng Pháp cho chư tôn đức Tăng Ni Ban Hoằng pháp các tỉnh, Thành hội và Tăng ni sinh tốt nghiệp Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội với chủ đề “Hoằng Pháp và tâm đức Hoằng Pháp”.
Trong bài giảng, Hòa thượng đã khẳng định Hoằng Pháp là sứ mệnh thiêng liêng nhất của một người con Phật. Và vấn đề của người Hoằng pháp là phải có ân tình, điển hình như Đức Phật thể hiện một người Hoằng pháp có trách nhiệm và hiếu thuận với cha mẹ, ngài về thăm Hoàng cung thuyết pháp cho phụ Hoàng và các vị trong tất cả Hoàng cung.
 Hòa thượng đã giảng giải về ý nghĩa và trọng trách cao cả của người làm công tác Hoằng Pháp, nhất là đối với thành viên Tăng già “Giá trị của Tăng già là nghịch lưu, là giá trị đi ngược dòng đời, là giá trị hỗ trợ và khắc phục những khiếm khuyết của xã hội. Chúng Tăng phải biết an bần thủ đạo. Chỉ có an bần thủ đạo mới duy tuệ thị nghiệp, chỉ có an bần thủ đạo, phạm hạnh mới cao viễn, từ bi mới nhất thiết. Và chỉ có an bần thủ đạo mới tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự. Chỉ cần an bần thủ đạo mới gọi là có tu, có học, và có hành. Và chỉ cần an bần thủ đạo là tất cả mọi phẩm hạnh khác đều thành tựu: Tứ oai nghi, ngôn hành hợp nhất, tam nghiệp thanh tịnh…ở đây thân giáo, ngôn giáo, và tâm giáo đều đầy đủ”.
Qua đó, Hòa thượng mong rằng trong sự nghiệp “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” của người con Phật, Ban Hoằng Pháp và những người làm công tác Hoằng Pháp phải gìn giữ và lấy Tâm Đức làm điều cốt yếu. Khi nói đến tâm đức chúng ta không nên tách rời Giới đức và Tuệ đức. Giới đức, Tâm đức và Tuệ đức tuy ba nhưng là một. Tâm đức chỉ được thành tựu ở người có Giới đức viên mãn. Tâm đức Hoằng pháp không kìm hãm tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tâm đức Hoằng pháp đóng vai trò quyết định cho tiến trình này phát triển vững mạnh và lâu bền. Đặc biệt, Hòa thượng nhấn mạnh dù ở trường hợp nào người Hoằng Pháp cũng nên nhiếp tâm tu tập, người giảng sư không nên xem trọng pháp môn nào hơn pháp môn nào, nếu người làm công tác Hoằng Pháp không hiểu như vậy sẽ làm cho các pháp môn của Phật mâu thuẫn chống trái nhau đó chính là làm cho pháp thân Phật chảy máu.
 
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
Sau thời pháp thoại chia sẻ của Hòa thượng Thích Quang Nhuận, toàn thể chư tôn đức Tăng Ni tiếp tục đón nhận lời pháp nhũ từ Hòa thượng Thích Thanh Hùng - Ủy viên HĐTS, Phó ban Hoằng pháp TW GHPGVN với chủ đề “Sự quan hệ về Hoằng pháp”.
Trong bài giảng, Hòa thượng đã chia sẻ người làm công tác Hoằng pháp nên dùng thân, khẩu, ý giáo. Chúng ta không nên nóng nảy sân si vì mình giống như ngọn đèn thắp sáng cho mọi người phải làm gương mẫu. Chư tôn đức Tăng Ni chúng ta nên áp dụng Tứ tất đàn để Hoằng pháp lợi sinh, đứng trên con đường “hiện pháp lạc trú” quay lại bản lai diện mục của mình.
Mối quan hệ của Hoằng pháp có 3 mối quan hệ, đó là: quan hệ về chủ thể, quan hệ về phương tiện, quan hệ về đối tượng. Qua đó, Hòa thượng nhấn mạnh người làm Hoằng pháp phải luôn luôn tự thanh tịnh chính mình, tâm hồn an lạc giải thoát, vô trụ trong hoạt động bao dung, chính kiến trong ý nghĩa, tương ứng nội tâm, sống với chân lý và những lời mình giảng dạy. Như Đức Phật huấn thị “Tự mình vui Chính pháp. Suy tư về Chính pháp, làm lợi lạc cho chúng sinh, ấy là hạnh Sa môn”.
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
Cũng trong buổi sáng này, tại nhà tám mái trong khu du lịch Hồ Núi Cốc, đông đảo nhân dân tín đồ Phật tử các Đạo tràng đã thành tâm cung thỉnh Thượng tọa Thích Thanh Giác - Ủy viên HĐTS, Phó ban thường trực ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Phó trưởng ban thường trực BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng thuyết pháp tại khóa tập huấn Hoằng pháp viên Phật tử với chủ đề “Lược sử Đức Phật A Di Đà và pháp môn niệm Phật”.
Mở đầu bài giảng Thượng tọa đã giảng giải cho đại chúng hiểu về Đức Phật A Di Đà với 48 lời nguyện của Ngài. Qua đó, nhấn mạnh mỗi chúng sinh đều có Phật tính, hãy biết nuôi dưỡng Phật tính của mình để xua đi Tham – sân – si – mạn – nghi. Hãy nương vào pháp môn tu niệm Phật bởi đó là pháp môn dễ tu, dễ chứng. Như lời Tổ Thảo Đường đã dạy:
Môn niệm Phật phổ thông đệ nhất
Thật rõ ràng đường tắt không sai
Kể từ cổ vãng kim lai
Hiền ngu già trẻ gái trai đều thành
 
  
  
  
  
  
  
 
Sau đó, là thời pháp thoại ý nghĩa của Thượng tọa Thích Phước Nghiêm – Ủy viên HĐTS, Phó ban Hoằng Pháp TW GHPGVN với chủ đề “Đạo Phật và cuộc sống” tới toàn thể thính chúng.
Trong bài giảng, Thượng tọa đã giảng giải về sự hình thành và ý nghĩa của Đạo Phật trong đời sống xã hội và tâm linh của con người suốt chiều dài lịch sử hơn 2500 năm tồn tại và phát triển. 
Qua đó, Thượng tọa khuyến tấn những cư sĩ Phật tử tại gia hãy ứng dụng những lời Phật dạy vào cuộc sống thường ngày, tinh tiến tu tập để chuyển hóa thân tâm sống cuộc đời tỉnh thức, an lạc.
 
  
  
  
  
  
 
 
 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin