Chi tiết tin tức Tin Tức Phật Giáo Thế Giới Tháng 8 Năm 2015 20:05:00 - 03/09/2015
(PGNĐ) - Một doanh nhân triệu phú 39 tuổi đã từ bỏ tài sản và tất cả vật chất để đi vào rừng sâu sống một cuộc sống thanh tịnh. Đây là một câu chuyện của một doanh nhân thành công tại tỉnh Quảng Đông.
Mô Hình Ngôi Chùa Phật Giáo Được Trưng Bày Tại Wyong Warnervale, Úc Châu - Một mô hình ngôi chùa Phật giáo làm bằng gỗ trị giá 100 ngàn Úc kim sẽ được triển lãm công cộng. Thị Trưởng Doug Eaton cho biết “Mô hình được thực hiện một cách chính xác với đầy đủ chi tiết cho công trình sẽ được xây dựng trong tương lai. Tất cả đều làm bằng gỗ. Đây là một mô hình lớn nhất từ trước tới nay. Vì kích cỡ quá lớn nên mô hình không thể lọt qua cánh cửa chính của Tòa Thị Sảnh.” Cho nên mô hình phải được đặt tại khu thương mại Westfield. Đây là dự án xây dựng 83 triệu cho công trình và dự án đã được nộp vào hội đồng Wyong chờ xét duyệt. Nghị viên thành phố ông David Harris, người đã mạnh dạn đặt câu hỏi về dự án xây dựng ngôi chùa trên khu đất công nghiệp. Đồng thời người dân địa phương sẽ được tham khảo ý kiến cho kế hoạch xây dựng này. Ông nói thêm “Đây là vấn đề lớn nhất từ khi ông tham gia vào chính trị tại Central Coast.” Mô hình có chiều dài 3 mét, rộng 2 mét, cao 2 mét phải cần đến 15 người làm việc ròng rã suốt 45 ngày. Mô hình sẽ được trưng bày công khai tại khu thương mại Westfield trong vài tháng và người dân được khuyến khích xem xét mô hình và đưa ra nhận xét cho Hội đồng thành phố trước khi Hội đồng đi đến quyết định cho phép hay không cho phép.
Chính Phủ Modi Lên Kế Hoạch Tái Tập Trung Ngoại Giao Văn Hóa
Tân Delhi, Ấn Độ - Ấn Độ có một nhà ngoại giao văn hóa mới hàng đầu, ông được ví như là đức Phật. Chính phủ Narendra Modi đã quyết định làm cho Phật giáo Ấn Độ trở thành trung tâm liên kết của văn hóa ngoại giao và thông qua một số dự án mới sau khi Thủ tướng Chính phủ tiếp đón các nhà lãnh đạo Đông Nam Á. Hội Đồng Quan Hệ Văn Hóa Ấn Độ là một đơn vị độc lập có nhiệm vụ giúp đỡ Bộ Văn Hóa Ngoại Giao. Việc đẩy mạnh chưa từng thấy về Phật giáo được dẫn dắt bởi Chủ Tịch Hội Đồng Quan Hệ Văn Hóa Ấn Độ (ICCR) Lokesh Chandra, một trong những học giả hàng đầu của Ấn Độ về tôn giáo. Ông là người mới được bổ nhiệm vào chức vụ này nhằm mục đích bổ sung và tạo thêm sức mạnh để giúp đỡ Thủ tướng Chính phủ. Những nhà chuyên môn cũng cho rằng các thành công trong việc sử dụng Phật giáo như một công cụ ngoại giao văn hóa nhưng chính phủ cũng nên tập trung vào việc thúc đẩy bảo vệ các địa điểm Phật giáo ở Ấn Độ và khuyến khích nghiên cứu trong phạm vi cả nước. Chủ Tịch Chandra cho biết “Đây là thời gian chúng tôi đầu tư vào khai thác Phật giáo như là chiếc chìa khóa của ngoại giao văn hóa của chúng tôi. Đây là tiềm năng và lợi ích đáng kinh ngạc đối với ngoại giao.” Đại học Fudan ở Thượng Hải sẽ tổ chức một cuộc hội nghị về liên kết Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc và ICCR sẽ tổ chức một “lễ hội”, nơi các học giả và đại biểu từ Trung Quốc, Mông Cổ và Hàn Quốc sẽ được mời tham dự. Trường đại học khoa học của Ấn Độ sẽ tổ chức một hội nghị về Tương Thuyết Học Phật Giáo giữa tư tưởng và cơ học lượng tử vào tháng 10. Trụ trì chùa Thiếu Lâm sẽ đến thăm Ấn Độ để tham gia một hội nghị về thiền Phật giáo và sau đó ông sẽ ghé thăm Kanchipuram, nơi sinh ra Phật giáo Nguyên thủy và đó là cái nôi Phật giáo truyền sang Miến Điện và Thái Lan. Ấn Độ cũng sẽ mời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham gia một hội nghị của ICCR tổ chức tại Ấn Độ. Tại Tân Delhi, ICCR sẽ tổ chức một cuộc triển lãm các bức tranh Phật giáo Trung Hoa và đồng thời Chính phủ cũng sẽ tổ chức một hội nghị về khái niệm “không chiếm hữu” được gọi là Aparigraha. Daya Thussu, Giáo sư về Truyền thông học Quốc tế tại Đại học Westminster ở Anh quốc chia sẻ “Một lộ trình cho các hoạt động trong tương lai là cần thiết, những “hoạt động” bao gồm việc đầu tư trong việc bảo vệ và thúc đẩy các trang mạng Phật giáo và khuyến khích nghiên cứu về nghệ thuật Phật giáo, Triết học và Văn học trong các trường đại học tại Ấn Độ cũng rất quan trọng. Ấn Độ cần nhiều nhà hoạt động ngoại giao văn hóa hơn.”
Một Tỷ Phú Từ Bỏ Tài Sản Để Trở Thành Một Tu Sĩ
Quảng Đông, Trung Quốc - Một doanh nhân triệu phú 39 tuổi đã từ bỏ tài sản và tất cả vật chất để đi vào rừng sâu sống một cuộc sống thanh tịnh. Đây là một câu chuyện của một doanh nhân thành công tại tỉnh Quảng Đông. Một sự kiện hiển linh đã xảy ra vào năm 2012 đến Liu Jingchong đã làm cho anh mong muốn “cuộc sống tối giản”. Anh cho biết một sự hiển linh đột ngột đã khiến anh nhận ra rằng “mọi người sẽ không bao giờ ngừng theo đuổi ngôi nhà lớn hơn, công việc tốt hơn, xe hơi đắt tiền hơn và nếu họ tiếp tục cuộc sống trong các đô thị lớn thì không bao giờ họ có cơ hội tập trung vào cuộc sống “bên trong” của họ.” Anh đã trải qua hai năm sống cô lập trong một cái chòi bằng rơm và dành hầu hết thời gian cho việc ngồi thiền, đọc sách và thực hành thư pháp. Anh cho biết thời gian sống của mình trong các ngọn núi “các điều kiện sống thật tồi tệ, giường ngủ của tôi được làm bằng gạch, không có điện trong mùa đông tuyết rơi.” Nhưng tôi không cảm thấy lạnh có lẽ đó là vì tôi thích cuộc sống ở nơi đó và tôi chỉ tập trung vào những gì tôi thích. Anh trồng rau làm thực phẩm cho mình ở ven núi và chỉ rời núi để đi mua gạo, bột mì và dầu. Sau khi gặp một nhà sư, Liu đã theo nhà sư đến ngôi chùa Baochan thuộc huyện Hàn Sơn, tỉnh An Huy về phía Đông Trung Quốc và anh đã làm lễ xuất gia tại đây. Thay vì quản lý doanh nghiệp hàng triệu đô, tại đây Thầy Liu trở thành một đầu bếp cho ngôi chùa.
Trung Tâm Phật Giáo Đại Thừa Được Thành Lập Tại Amaravati
Andhra Pradesh, Ấn Độ - Thị trấn cổ ở Amaravati sẽ được Chính phủ quảng bá như một cái nôi của Phật giáo Đại thừa để thu hút khách du lịch quốc tế. Đặc biệt là từ những người Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan và các nước châu Á khác. Ngài Long Thọ được coi là đức Phật thứ hai, người sáng lập Trường phái Trung Bộ của Phật giáo Đại thừa, một trong hai nhánh chính của Phật giáo. Theo các đề án HRIDAY và PRASAD của Chính phủ Andhra Pradesh sẽ tập trung vào việc phát triển một mạch du lịch Đại thừa Phật giáo bao gồm Amaravati và Nagarjuna Konda. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Bộ Trưởng N. Chandrababu Naidu, một nhóm nghiên cứu thuộc Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc sẽ đến viếng thăm Nagarjuna Konda để quan sát và phát triển đầu tư vào các dự án du lịch tại đây. Các quan chức cho biết Chính phủ sẽ lên kế hoạch thiết lập một gian hàng độc quyền tại Bồ Đề Đạo Tràng nhằm quảng cáo, phổ biến thông tin về tầm quan trọng của Amaravati và Nagarjuna Konda. Đồng thời các dự án khác cũng đã được lên kế hoạch phát triển. Các đề án phát triển Thị xã cổ Amaravati đã được Bộ Du Lịch chấp nhận và tổng dự án phát triển khoảng 90 triệu rupees.
Dùng Kỷ Thuật 3D Để Bảo Vệ Các Pho Tượng Cổ
Wakayama, Nhật Bản - Một trong những chân lý chính của đạo Phật là Tứ Diệu Đế, ham muốn là nguồn gốc gây ra sự đau khổ. Chân lý này có thể ảnh hưởng mạnh đến một số cá nhân. Những ngôi chùa Phật giáo tại Nhật Bản phải đối mặt với khách du lịch, đó là trộm cắp các pho tượng có giá trị. Trong suốt hai năm qua đã xảy ra hơn 105 vụ trộm cắp tại các chùa. Một cách để xóa bỏ ham muốn là chỉ cần loại bỏ các vật quý được quan tâm của con người. Do vậy một ngôi chùa ở thành phố Giang Tân đã quyết định thay thế một tượng Phật có giá trị đặc biệt bằng một bản sao 3D và bản gốc sẽ được đưa vào Viện Bảo Tàng cổ Izumo. Đây là pho tượng Phật A Di Đà cao 1 mét được điêu khắc trong Thời đại Kamakura (1192-1333). Các ngôi chùa tại thành phố Giang Tân là nơi có nhiều cổ vật nhất và thường trưng bày tự do cho khách đến tham quan nhưng không có người quản lý nên đã tạo ra nạn trộm cắp các pho tượng cổ quý này. Học sinh trường Trung học Wakayma đã giúp tu viện dùng kỷ thuật 3D sao chép lại tất cả các pho tượng quý này. Với kỷ thuật hiện đại 3D hầu hết du khách sẽ không thể nhận thấy sự khác biệt và nếu có sự đánh cắp thì các bản sao có thể dễ dàng được thay thế. Tạo bản in 3D cũng đã tạo ra một lợi ích khác cho mọi người có thể chiêm bái và đụng vào. Đồng thời pho tượng 3D cũng giúp cho những người du khách khiếm thị được nâng niu pho tượng để tạo cho họ một sự nối kết cá nhân đến với pho tượng đó. Ngoài ra, các dự án khác tại Nhật Bản đã được sử dụng tương tự bằng kỷ thuật 3D nhằm hỗ trợ cho những người khiếm thị.
Hải Hạnh lược dịch
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |