Chi tiết tin tức

Hải Phòng: Lễ cài hoa hồng nhân tiết Vu Lan tại chùa Phổ Chiếu

08:44:00 - 18/08/2016
(PGNĐ) -  Sáng qua, 16/8/2016 nhằm ngày 14/7/Bính Thân Chư tôn đức tăng cùng đông đảo quý Phật tử đã vân tập về chùa Phổ Chiếu, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng để tham dự Đại lễ Vu Lan Bào Hiếu PL. 2560 – DL. 2016.

Quang lâm chứng minh buổi lễ có TT. Thích Thanh Giác – Phó trưởng Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng, trụ trì tổ đình Phổ Chiếu, Trưởng Ban tổ chức đại lễ; Đại đức Thích Giác Sơn – Phó Ban trị sự GHPGVN quận Lê Chân cùng chư tôn đức Tăng Ni đang tu học tại chùa Phổ Chiếu , phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

Về tham dự buổi lễ còn có sự hiện diện của thành viên CLB Hải Phòng học, các em học sinh, sinh viên cùng đông đảo quý Phật tử đang tu học tại các chùa nội ngoại thành của thành phố và nhân dân địa phương.

Sau nghi thức niệm Phật cầu gia bị, một phút nhập từ bi quán tưởng nhớ tới Chư lịch đại Tổ Sư tiền bối, các anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn, Thượng Tọa Thích Thanh Giác đã lên phát biểu khai mạc Đại lễ Vu lan báo hiếu PL. 2560 – DL. 2016 tại chùa Phổ Chiếu. Tiếp theo đó là nghi thức cài hoa hồng, những bông hồng màu vàng tượng trưng cho sự thoát tục, sự giải thoát đã được cài lên tấm huỳnh y của quý Ngài và ai còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu đỏ thắm trên ngực áo và người đó cảm thấy rất tự hào, sung sướng vì mình rất may mắn luôn có mẹ ở bên cạnh. Nhờ đó mà có cơ hội để báo đáp thâm ân của cha mẹ, cố gắng làm vui lòng cha mẹ, kẻo khi cha mẹ không còn nữa có hối hận, khóc than thì cũng không kịp nữa.  Còn nếu ai mất mẹ, sẽ được cài lên trên áo một bông hồng màu trắng. Người được cài hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên công ơn của mẹ dù mẹ đã khuất núi.

Nhân dịp này, Thượng tọa chứng minh đã có một thời Pháp ngắn giảng về Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan được xuất phát từ thời Đức Phật. Bằng tâm đại bi của mình, Đức Phật đã dạy cho chúng ta cách báo hiếu cho cha mẹ ở đời này cũng như nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận giáo pháp này đó là Tôn giả Mục Kiền Liên. Ngài đã dùng thần thông để cứu mẹ nhưng do mẹ của Ngài còn quá tham lam và nhiều ác nghiệp nên Ngài đã về bạch với Phật, được đức Phật chỉ dạy cho cách để cứu mẹ ra khỏi địa ngục. Do lòng hiếu hạnh của Ngài nên cuối cùng Ngài đã cứu được mẹ ra khỏi địa ngục. Nên mỗi chúng ta phải noi theo tấm gương hiếu hạnh của Ngài. Bởi “ Tâm Hiếu là Tâm Phật, Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Trong mỗi chúng ta đều có 2 vị Phật sống là Cha và Mẹ nên chúng ta phải biết hiếu kính với họ. Việc hiếu kính với cha mẹ không chỉ đơn giản là phụng dưỡng cha mẹ đầy đủ về mặt vật chất mà còn phải hướng cha mẹ trở về an trú trong chánh pháp.

Nhân đây thượng tọa cũng nói về việc đốt vàng mã trong ngày rằm tháng 7. Đây là một việc làm hết sức lãng phí và thái quá bởi nếu chúng ta muốn cha mẹ ông bà, tổ tiên được siêu thoát thì tại sao chúng ta lại đốt vàng mã cho họ. Đây là một việc làm đi ngược lại với giáo lý của nhà Phật. Thay vì chúng ta mua vàng mã để đốt thì chúng ta có thể dùng số tiền đó để cúng dàng trai tăng, phóng sinh, làm từ thiện…Có như vậy thì ngày lễ vu lan mới là những ngày ý nghĩa.

Trước khi kết thúc buổi lễ, Chư tôn đức Tăng trong chốn trụ xứ đã cùng quý Phật tử tụng kinh Vu Lan hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ hiện tiền được phúc thọ tăng long và ông bà cha mẹ đã quá vãng thì được siêu sinh Tịnh Độ.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận:

 

 

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận:
 
 
 
 

 

 

Thành Trung - Trần Công

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin