Chi tiết tin tức

Thông điệp chúc mừng Vesak PL. 2563 của Đại học Hoằng pháp Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế, Myanmar

22:32:00 - 01/05/2019
(PGNĐ) -  Thông điệp chúc mừng của Hòa thượng Tiến sĩ Nandamālābhivaṁsa, Hiệu trưởng Trường Đại học Hoằng pháp Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế (International Theravāda Buddhist Misionary University - ITBMU), Yangon, Myanmar.

Ngày Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc là ngày mà các Phật tử trên thế giới lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca: ngày Phật Đản sanh, ngày Phật Thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn.

Tôi muốn bày tỏ sự đánh giá cao nhất của tôi cho nỗ lực tuyệt vời của quý vị trong ngày kỷ niệm trọng đại này.

Tôi muốn bày tỏ sự đánh giá cao nhất của tôi cho nỗ lực tuyệt vời của quý vị trong ngày kỷ niệm trọng đại này.

Như một dấu hiệu của việc báo ân lớn nhất đối với Đức Phật, năm nay chúng ta tập hợp để chia sẻ kiến thức về Phật pháp tại Việt Nam, đây là lần thứ ba, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ủy ban Tổ chức Quốc tế (ICDV) đăng cai chủ trì Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc PL. 2563 (2019), với sự giúp đỡ và bảo trợ của chính phủ Việt Nam.

Về vấn đề này, tôi muốn cơ hội tham gia để bày tỏ sự đánh giá cao nhất của tôi cho nỗ lực tuyệt vời của quý vị trong ngày kỷ niệm trọng đại này.

Chủ đề chính của Vesak 2019 là: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, nó có liên quan đến truyền thống do chính Đức Phật giáo huấn cách đây hơn hai thiên niên kỷ.

Bắt đầu từ khi đắc đạo Vô thượng Chính đẳng chính giác thành Phật cho đến ngày nhập niết bàn. Ngài đã tròn trách nhiệm và bổn phận của bậc Đạo sư gương mẫu, đảm nhận vai trò lãnh đạo tôn giáo, không chỉ bằng cách chấp nhận các danh dự và sự tôn kính từ thế giới mà còn hoàn thành nghĩa vụ thực hiện vì phúc lợi và hạnh phúc cho thế giới.

Chủ đề cũng có liên quan để giải quyết những thách thức đang phát triển nhanh chóng tròn thế giới tiên tiến. Một thực tế không thể phủ nhận là sự tiến bộ của thông tin và công nghệ giúp xã hội phát triển theo nhiều cách khác nhau. Để giữ cho xã hội phát triển bền vững, đã đến lúc các học giả Phật giáo thảo luận về bản chất đan xen của các quyền và trách nhiệm theo quan điểm của Phật giáo. Đây là kỳ vọng chân thành của tôi rằng, mọi người từ mọi tầng lớp sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ hội thảo này.

Khi Đức Phật chủ trương chia sẻ trách nhiệm và bổn phận qua Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigàlovàda sutta), tôi hy vọng rằng, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc PL. 2563 (2019), sẽ là một dịp phúc đức cát tường để thúc đẩy khái niệm chịu trách nhiệm cho sự phát triển của xã hội bền vững.

Hòa thượng Tiến sĩ Nandamālābhivaṁsa,

Hiệu trưởng Trường Đại học Hoằng pháp Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế, Yangon, Myanmar

 

Vân Tuyền dịch

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin