Chi tiết tin tức Tiếng Phạn với Phật giáo Việt Nam 22:30:00 - 10/01/2022
(PGNĐ) - Mặc dầu trong qua khứ cũng như hiện tại, đại đa số giới Phật tử Việt Nam hầu như chỉ biết đến Phật pháp qua kinh sách chữ Hán, nhưng thật ra có thể nói rằng Phật pháp được truyền đến nước ta bằng tiếng Phạn trước tiếng Trung Quốc.
Thật vậy, vấn đề người Việt Nam chúng ta tiếp cận với Phật pháp qua tiếng Phạn khá sớm có thể được chỉ ra trong các tình huống sau đây: 1. Nhà sư Phật Quang: theo sử liệu thì Phật giáo được truyền vào nước ta đầu tiên dưới thời Hùng Vương bởi nhà sư Ấn Độ tên Phật Quang. Ngài truyền Phật pháp cho Chữ Đồng Tử tại núi Quỳnh Viên ở cửa Sốt thuộc Hà Tĩnh. Nhà sư nầy chắc chắn là người Ấn Độ, và Phật pháp ngài truyền tất nhiên qua tiếng Phạn. Và cũng tất nhiên là vào thời kỳ Chử Đồng Tử chưa hề có sách Phật giáo bằng chữ Hán ở nước ta. 2. Nhà sư Khâu Đà La được biết rõ là người nước Tây Thiên Trúc vào khoảng năm 189 đã đến truyền Phật pháp cho hai cha con Tu Định và Man Nương và lập nên hệ thống Tứ Pháp (Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, Phật Pháp Điện) tại chùa Pháp Vân còn lưu lại đến ngày nay. 3. Nhà sư Khương Tăng Hội: Trong thế kỷ thứ 3, có Khương Tăng Hội sinh ra, lớn lên ở nước ta với mẹ người Việt, cha người thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ. Nhà sư Khương Tăng Hội, thông thạo chữ Hán lẫn tiếng Phạn. Ngài đã chú giải kinh An ban thủ ý. Ngài đã qua Trung Quốc truyền Phật pháp và viên tịch ở Nam Kinh năm 280. 4. Nhà sư Đạo Thanh, người Việt, là đệ tử của ngài Khâu Đà La và tất nhiên phải giỏi chữ Phạn vì đã bút thọ kinh Pháp hoa tam muội do nhà sư Ấn Độ Chi Cương Lương Tiếp dịch,... Những sự kiện trên cho thấy tiếng Phạn với Phật pháp đã đến dân tộc ta khá sớm, sớm hơn Phật pháp bằng chữ Hán… Ngày nay, các thế hệ trẻ của Phật giáo Việt Nam, không những cần am hiểu chữ Hán mà còn cần am hiểu chữ Phạn (theo Phật giáo Bắc tông hay Đại Thừa), Pāli (theo Phật giáo Nam tông hay Tiểu Thừa) để học tập, nghiên cứu và khi cần có thể truy cứu ý nghĩa đích thực của lời Phật dạy và lời của các Thánh tăng từ các nguồn kinh tiếng Phạn, Pāli. Việc truy tìm nguyên gốc tiếng Phạn sẽ có ý nghĩa đặc biệt trong việc giúp cho người Phật tử Việt Nam đọc tương đối đúng âm của các từ tiếng Phạn vốn được phiên âm ra tiếng Trung Quốc trong kinh văn mà không dịch nghĩa…
Lê Tự Hỷ
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |