Chi tiết tin tức

Tại sao làm phước phải hồi hướng?

19:29:00 - 14/07/2016
(PGNĐ) -  Làm phước bố thí là một lẽ, là phước do mình tạo ra do thân khẩu, sắm sửa cho có, song không hồi hướng chia sớt, là coi như mình không ân cần mời mọc chia sớt dâng cúng thì làm sao người quá cố dám thọ lãnh. Nếu khi ta làm phước mà không hồi hướng thân nhân không lãnh được, hoá ra vô ích lắm sao?

Sao lại vô ích? thế thường ở đời, khi mình biếu tặng ai một vật gì, mà họ không nhận được, hoặc không có người nhận, thì vật ấy trở về chủ cũ. Phước làm cũng vậy. Khi không hồi hướng, hoặc hồi hướng mà thân nhân không lãnh được, thì phước báu trở về thí chủ.

NGÀY KỴ LẠP MÀ KHÔNG CÚNG, COI NHƯ LẠNH LÙNG?

Luật lệ có cấm ai đâu? Đó là quyền tự do cá nhơn tối thiểu của một người.

Chứ thật ra ngày nào, giờ nào lúc nào làm phước có phước rồi ta chia sớt hồi hướng đến cha mẹ thân bằng quyến thuộc đã quá vãng LÀ CÚNG DƯỜNG HIỆP THEO LẼ ĐẠO, là kỵ GIỖ rồi, chứ một năm chờ đến ngày kỵ mới cúng còn các ngày khác cha mẹ thân bằng quyến thuộc ăn uống chi.

Vả lại, ngày kỵ lạp, là ngày mà con cháu xa gần tụ hội để thăm nom, hồi hướng công đức của tiền nhơn quá cố, mà không có sự ăn uống, thì chắc chắn không ai muốn đến. Đó cũng chỉ qua là món trái khẩu của thế nhân cũng là sáng kiến của các bậc tiền nhơn bày ra cho con cháu xa gần tụ hội cùng nhau, thăm viếng săn sóc nhau siết chặt sợi dây luyến ái gia đình, họ tộc với nhau. Song khi ăn uống chè chén, thù tạc với nhau mà không đặt để lên bàn thờ, mời mọc ôn mụ, thì coi như háu ăn quá đi chăng?

Do nhân đó, mà người đời tổ chức lễ nghi cúng bái là vậy. Song đã là người Phật tử, sống theo lẽĐạo tùy nghi phương tiện, cúng bái cho vừa phải lẽ. Không nên viện lý do kỵ lạp mà mổ heo, giết bò, chè chén say sưa để rồi cãi lẫy ồn ào v.v…thì tưởng niệm, nhớ ơn đâu không thấy, mà hoá ra làm tủi hổ vong linh quá cố.

THỌ QUY GIỚI RỒI, MỘT THÁNG ĂN CHAY MẤY NGÀY?

 

BÁT QUAN TRAI là ngày TRAI TỊNH. Một tháng có tám ngày. Tùy nơi trình độ, năng lực của HÀNH GIẢ mà vâng giữ HÀNH theo. Ngoài ra, nếu tinh tấn hơn có thể THỌ TRAI TRƯỜNG thì tốt lắm. Còn nói về CHAY VẬT THỰC ở phần trước “LUẬT” đã có giải rồi, CHAY cả SỰ và LÝ “LÝ SỰ VIÊN DUNG” thì coi như lấy GIẢ làm CHƠN đem lớp sơn phết hào nhoáng bề ngoài, mà trong thì mối mọt đục khoét đâu có tốt đẹp gì?

Để cho sáng tỏ vấn đề, xin trích dịch bài KINH luận về SỰ ĂN CHAY.

Luận về sự ĂN CHAY trong PHẬT HỌC ĐẠI TỪ ĐIỂN như sau:

– TRAI HỰU TÁC THỜI.- chữ CHAY lại là THỜI
– TRAI THỰC, THỜI THỰC GIẢ.- chay ấy, nói sự Ăn không quá NGỌ.
– CHÁNH NGỌ DĨ TIỀN, SỞ TÁC CHI THỰC GIẢ. Đúng ngọ về trước nên ăn vậy.
– GIỚI LUẬT THƯỢNG. – Trong giới luật, quyển thượng,
– VI THỰC PHÂN THỜI PHI THỜI.- Có chia sự thời và phi thời.
– CHÁNH NGỌ DĨ TIỀN VI CHÁNH THỜI. Đúng ngọ về trước là chánh thời.
– DĨ HẬU VÌ PHI THỜI. Về sau không phải thời
– THỜI GIẢ NGHI THỰC. Chánh thời nên ăn
– PHI THỜI GIẢ BẤT NGHI THỰC. Phi thời chẳng nên ăn.
– NHƠN NHI THỜI TRUNG CHI THỰC VỊ TRAI THỰC. Nhơn đó sự ăn trong thời là ăn chay.

Tự điển viết:

– TRAI GIỚI GIẢ, KÍNH GIẢ. Chay là giới vậy, kính vậy.
– THỊ THÔNG Ư NHẤT THIẾT. Ấy là cách ăn chay cả thảy
– PHẠN DANH Ô BÔ XÁ THÁ.TiếngPhạn gọi là UPOSÀTHA.
– THUYẾT THỰC GIẢ THANH TỊNH CHI NGHĨA. Ấy là nói rõ sự ăn thanh tịnh
– HỮU CHUYỂN VIẾT TRAI, VIẾT THỜI. Sau đổi nói rằng ăn chay là thời.
– CHÁNH CHI BẤT QUÁ TRUNG THỰC CHI NGHĨA. Chánh chỉ có phương pháp ăn không quá ngọ.
– THỦ CHI VIẾT TRÌ TRAI. Vâng giữ như thế gọi là giữ chay.
– THỊ VỊ TRAI CHI BỔN NGHĨA. Ấy là nghĩa chánh của chữ chay vậy.

Lại nữa, ông PIERRE SALET, dịch giả cuốn “LES PAROLES DE BOUDDHA” có trình diễn câu này:

– CE QUI NOUS REND IMPUR CE N’EST PAS MANGER DÈ LA VIANDE. MAIS C’EST LA HAINE, L’INTÉMPÉRANCE, L’ENTETEMENT, LA BIGORIE, LA FOURBERIE, L’ENVIE, L’ ORGEULL, LA COMPLAISANCE POUR LES HOMMES INJUSTES.

– Những điều làm cho chúng ta bất tịnh không phải là do ăn thịt, mà là do lòng sân hận, không tiết độ, ngang ngạnh, mê tín, gian xảo, tật đố, kiêu căng, xão lãng theo kẻ bất chánh đó vậy.

 

Nguồn tin: Nguyễn Hòa

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin