Chi tiết tin tức

Hơn 1.500 Phật tử dự khóa tu mừng Đại lễ Vesak

22:16:00 - 30/04/2019
(PGNĐ) -  Hơn 1.500 Phật tử về tham dự khóa tu Ngày an lạc tại Yên Tử (Quảng Ninh) - chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 tổ chức tại Việt Nam.

Theo đó, khóa tu diễn ra vào ngày 27, 28-4, tại Cung Trúc Lâm - Yên Tử do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức với chủ đề Đi gặp mùa Xuân

dsc_1156_jpg.jpg
Cung nghinh chư tôn đức quang lâm khai mạc khóa tu

Tại khóa tu, ĐĐ.Thích Đạo Hiển, Ủy viên HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư kí BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh có pháp thoại - giảng cho đại chúng về Lục Hòa - Sáu nguyên tắc hòa kính để sống chung an lạc, gồm Thân hòa đồng trụ, Khẩu hòa vô tranh, Ý hòa đồng duyệt, Giới hòa đồng tu, Kiến hòa đồng giải và Lợi hòa đồng quân. 

Theo Đại đức, tinh thần Sáu pháp lục hoà là cẩm nang sống cao thượng của một cá nhân, là một nếp sống đạo đức đẹp, là nền tảng vững chắc để xây dựng đời sống cộng đồng xã hội - được xem như là bản hiến pháp đầu tiên trong Phật giáo, nêu cao tinh thần trách nhiệm chung rất cởi mở, tự do, dân chủ và có ý thức trong mọi hoạt động. 

"Nguyên lý sống hòa hợp này không chỉ áp dụng trong Phật giáo mà nó có thể thích ứng trong mọi gia đình, học đường cũng như bất cứ tổ chức xã hội nào", Đại đức nói.

Đại đức còn cho biết, lấy cảm hứng từ Lục Hòa, mà thế giới ngày nay cũng có Năm nguyên tắc chung sống hòa bình (five principles of peaceful co-existence). Đây là tập hợp năm nguyên tắc quan trọng điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia được thừa nhận một cách rộng rãi như những chuẩn tắc trong quan hệ quốc tế. Năm nguyên tắc này bao gồm: 1. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; 2. Không xâm lược lẫn nhau; 3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; 4. Bình đẳng và cùng có lợi; 5. Cùng chung sống hòa bình.

696112e72899cdc79488_jpg.jpg
Thính pháp

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều người không hiểu rõ nên chỉ vì một số trường hợp cá biệt mà mất niềm tin vào giáo pháp, cũng như có nhiều kiến giải khác nhau trong cùng một vấn đề khiến người học Phật không biết nương vào đâu, Đại đức chia sẻ thêm cho đại chúng về Tứ Y - Bốn điều y cứ mà chư Tổ đã đặt ra để soi sáng cho chúng ta trên con đường tìm hiểu và tu học Phật pháp: Y pháp bất y nhân (Căn cứ vào giáo pháp mà đừng căn cứ vào con người), Y nghĩa bất y ngữ (Căn cứ vào nghĩa lý chứ đừng chấp vào chữ nghĩa nhiều quá), Y trí bất y thức (Nương vào Trí chứ không nương theo Thức), Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh (Nương vào kinh liễu nghĩa chứ không nương theo kinh bất liễu nghĩa (kinh phương tiện).

dsc_1096_jpg.jpg
Thiền hành buổi sáng 

ĐĐ.Thích Nguyên Phúc, Ủy viên BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cũng có pháp thoại về Kinh Thập Thiện, từ lịch sử ra đời của bộ kinh cho đến những nội dung chính của kinh (10 điều thiện) cũng như cách áp dụng trong đời sống gia đình và cộng đồng xã hội.

Ngoài ra, trong khóa tu, đại chúng được chư Tăng chùa Yên Tử và chư Tăng trong tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn ngồi thiền, lạy sám hối hồng danh sáu căn, đi thiền hành, niệm Phật, tập thiền ca, ăn cơm trong chánh niệm, nghe chuông…

DSC_1090.JPG
Cùng thực tập hát thiền ca

Vesak là sự kiện thiêng liêng gắn liền với cuộc đời của Đức Phật: ngày Đức Phật đản sinh, ngày Đức Phật thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn. Đây cũng là cơ hội để các cộng đồng trên toàn thế giới thừa nhận tầm quan trọng cũng như thông điệp hòa bình, thiện chí và lòng bao dung của Phật giáo.

Mùa Phật đản lần thứ 2643, PL.2563 - DL.2019 là sự kiện tâm linh, văn hóa quốc tế, rất thiêng liêng đối với cộng đồng Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, khi Liên Hiệp Quốc và cộng đồng Phật giáo thế giới ủng hộ GHPGVN đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần 16 trên toàn cầu và lần thứ 3 tại Việt Nam.

Thích nữ Mai Anh

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin