Chi tiết tin tức

Ơn giáo dưỡng…

10:55:00 - 20/11/2018
(PGNĐ) -  Tháng 11 có ngày dành cho những người thầy: 20-11 - ngày Nhà giáo Việt Nam. Ai đã từng cắp sách tới trường đều có kỷ niệm về ngày này và ghi nhớ bài học tri ân thầy cô ngay từ những ngày đầu bập bẹ. Có những người thầy cả đời nhắc về lòng ta vẫn dạt dào cảm xúc, rằng thầy đã giúp mình vượt qua khó khăn lúc đó, có thể bằng một lời khuyên hay những cuốn tập “tiếp sức đến trường”.

Người uốn nắn từng nét chữ đầu

 

Thầy cô bao đời, bằng cái tâm với nghề, không chỉ tận tụy truyền trao kiến thức mà còn tinh tế nhận ra, trong lớp mình chủ nhiệm hay dạy, có trò nào bất ổn: cả về tinh thần cũng như khó khăn về vật chất, từ đó có hướng giúp đỡ. Tôi nhớ thầy giáo dạy cấp 3 mình từng kể, có lần thầy chủ nhiệm lớp 11, trong lớp có một bạn rất bất cần mọi người, bạn bè ai cũng ngán. Tìm hiểu thì biết, gia đình bạn đang không êm ấm, thầy đã âm thầm gặp ba mẹ bạn, giúp tháo gỡ, hàn gắn để rồi, kết quả cuối cùng, gia đình bạn dần vượt qua sóng gió, bạn vui vẻ trở lại, học tốt, thi đỗ… 

“Có những biểu hiện của học trò mà nếu mình không hiểu hoặc không tìm hiểu, dễ đẩy học trò đi vào đường không hay”, thầy chắt chiu kinh nghiệm và chia sẻ.

Sau này học Phật, lại gặp những vị thầy trụ trì dạy trò quá hay: bằng thân giáo. Dù lớn tuổi quý thầy vẫn công phu, làm Phật sự trong chánh niệm, khiêm cung dù có chức trong Giáo hội, ở hàng giáo phẩm lớn. Đó là bài học vô giá trao truyền để trò mình ngưỡng vọng, như chiếc neo giúp nuôi dưỡng sơ tâm Bồ-đề.

“Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/ Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”. Câu thơ ấy ngợi ca công ơn thầy trong đạo, bồi đắp gốc rễ tâm linh cho người xuất gia, tại gia thấy một đường sáng để thẳng tiến, “nguyện đi mãi trên đường giác ngộ”. Nhờ ơn đó và nguyện đó mà thầy trò thành đồng tu, cùng sách tấn: nhờ có trò mà thầy tinh tấn hơn, vững chãi hơn và nhờ đức tu của thầy mà trò tiếp nối, giữ gìn sự thanh lương…

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có câu: “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”. Đó chính là thế giới bên trong của mỗi học trò, để cũng hạnh phúc giống như người thầy, người cô của mình. 

Khi mỗi người được tưới tẩm bằng năng lượng an vui, hạnh phúc của thầy cô thì những hạt giống tương tự sẽ nẩy nở, và người ấy cũng hạnh phúc. Thế giới bên ngoài được tạo ra từ chính năng lượng ấy góp nhặt, nên giáo dục rất quan trọng. Không phải cố lấp đầy kiến thức vốn mênh mông cho con người để đạt thành tích đáng nể này, đáng nể kia mà làm sao lấp đầy tình thương, lòng nhân ái trong mỗi người học - thiết nghĩ mới là quan trọng, mới là cần thiết nhất. Và đó mới là gốc rễ, mới là giáo dưỡng nhân văn nhất! 

An Lạc

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin