Chi tiết tin tức

Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu

18:09:00 - 01/05/2023
(PGNĐ) -  Chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó (còn gọi cô Hai Ngó) hiến tiền, đất xây dựng vào năm 1919, tức cách đây hơn 100 năm. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.
Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu
Chùa Giác Hoa, mà người dân Bạc Liêu gọi là chùa Cô Hai Ngó, có kiến trúc độc đáo. Ảnh: Nhật Hồ

Chùa Giác Hoa có tuổi đời hơn 100 năm. Khuôn viên chùa được xây dựng nhiều tiểu cảnh rực rỡ sắc màu, đẹp như "chốn thần tiên", gây ấn tượng với khách thập phương. 

Chùa có kiến trúc nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây, phía trước là chánh điện, phía sau là sân thiên tịnh và ngôi nhà hậu tổ. Ngôi chùa quay về hướng Bắc, mái lợp ngói âm dương. 

Chùa Giác Hoa tọa lạc tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi (huyện cửa ngõ của tỉnh Bạc Liêu), cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 6km. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi dòng sông Châu Hưng. Từ Quốc lộ 1 đi vào vài trăm mét, du khách phải qua một cây cầu mới đến được chùa.

Chùa Giác Hoa hiện có một công trình nổi bật có thể nhìn thấy từ xa đó là tượng Đức Phật Dược Sư cao 33m (tính riêng bức tượng) và cao 44m tính từ mặt đất lên (cả khối nhà thờ).
Chùa Giác Hoa hiện có một công trình nổi bật có thể nhìn thấy từ xa đó là tượng Đức Phật Dược Sư cao 33m (tính riêng bức tượng) và cao 44m tính từ mặt đất lên (cả khối nhà thờ). Ảnh: Nhật Hồ

Theo sư cô Nghiêm Thành (trụ trì chùa), tên Giác Hoa là do cô Hai Ngó - người sáng lập chùa đặt ra. Tên chùa có thể hiểu "Giác" là giác ngộ, còn "Hoa" chỉ hoa sen, một trong những hình tượng nổi bật trong Phật giáo. Năm 2001, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng chùa Giác Hoa là di tích lịch sử cấp tỉnh. 

Chùa Giác Hoa hiện có một công trình nổi bật có thể nhìn thấy từ xa đó là tượng Đức Phật Dược Sư cao 33m (tính riêng bức tượng) và cao 44m tính từ mặt đất lên (cả khối nhà thờ). 

Sư cô trụ trì chùa cho biết, để hoàn thành công trình tượng này phải mất hơn 2 năm và bức tượng Phật Dược Sư có chiều cao như vậy được xem là rất ít ở Việt Nam. 

Trong khuôn viên chùa ngay trước tượng Đức Phật Dược Sư, còn có rất nhiều cụm tượng Phật rực rỡ sắc màu. 

Trong khuôn viên chùa ngay trước tượng Đức Phật Dược Sư còn có rất nhiều cụm tượng Phật rực rỡ sắc màu.Ảnh: Nhật Hồ
Trong khuôn viên chùa ngay trước tượng Đức Phật Dược Sư, còn có rất nhiều cụm tượng Phật rực rỡ sắc màu. Ảnh: Nhật Hồ

Bên trong khuôn viên chùa chúng ta còn bắt gặp hình ảnh của Quan Âm Bồ Tát và 4 thầy trò Đường Tăng gắn liền với bộ phim Tây Du Ký. 

Ngoài ra, còn có hình ảnh một số loài động vật như voi, gấu trúc, khỉ, hươu, chim két, cò... tạo nên một khung cảnh hội tụ vừa tĩnh, vừa động. 

Tọa lạc tại cửa ngõ của tỉnh, được xây dựng vào năm 1919 với quy mô đồ sộ, chùa Giác Hoa (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) từng là ngôi chùa thờ Phật Thích Ca lớn nhất Bạc Liêu, được xem là trung tâm tín ngưỡng Phật giáo ở địa phương đầu thế kỷ 20.

Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.
Có thể nói, ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Bạc Liêu vào những năm đầu thế kỷ 20, ngoài một số trụ sở của chính quyền thuộc địa thì đây là ngôi chùa đồ sộ nhất. Các chùa chiền còn lại thời bấy giờ đều có quy mô nhỏ được làm bằng cây lá địa phương. Mãi đến 1938, Bạc Liêu mới có ngôi miếu khá lớn tại chợ Bạc Liêu, do các chủ tiệm buôn bán ở chợ Bạc Liêu đóng góp xây dựng, đó là miếu Quan Đế, dân gian thường gọi là chùa Ông (nhưng ngôi chùa này lúc bấy giờ chỉ có quy mô bằng 1/3 chùa Giác Hoa). 

Phong cảnh hữu tình trong khuôn viên Chùa Giác Hoa. Ảnh: Nhật Hồ
Phong cảnh hữu tình trong khuôn viên Chùa Giác Hoa. Ảnh: Nhật Hồ

Chùa Giác Hoa do cô Hai Ngó, cô của Công tử Bạc Liêu Trần Trình Huy chủ công xây dựng trong 18 tháng, trên diện tích hơn 700m2, kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói, được thiết kế theo lối kiến trúc phương Đông với cửa sổ mái vòm, phía trên trang trí phù điêu, dây leo uốn lượn rất mềm mại kết hợp với nhiều chỉ viền nổi và hồ lô men ngọc. Ngay sau cửa tam quan là chánh điện được kết cấu thành 3 gian rõ rệt, mái được lợp ngói. Trên các góc mái của chánh điện đều trang trí hoa văn dây leo, cuộn tròn cách điệu hình rồng cuộn rất mềm mại và thanh thoát. 

Chùa Giác Hoa do cô Hai Ngó chủ công xây dựng trong 18 tháng, trên diện tích hơn 700m2, kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói, được thiết kế theo lối kiến trúc phương Đông với cửa sổ mái vòm, phía trên trang trí phù điêu, dây leo uốn lượn rất mềm mại kết hợp với nhiều chỉ viền nổi và hồ lô men ngọc.
Chùa Giác Hoa do cô Hai Ngó chủ công xây dựng trong 18 tháng, trên diện tích hơn 700m2, kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói, được thiết kế theo lối kiến trúc phương Đông với cửa sổ mái vòm, phía trên trang trí phù điêu, dây leo uốn lượn rất mềm mại kết hợp với nhiều chỉ viền nổi và hồ lô men ngọc.

Chùa Giác Hoa ngoài kiến trúc gỗ độc đáo - có thể gọi là độc nhất vô nhị ở Nam Bộ, bên trong còn chứa đựng nhiều hiện vật cổ có giá trị mỹ thuật cao, có niên đại từ năm 1919 trở về trước. Điển hình là bức hoành phi (nặng khoảng 800kg) trên bàn thờ Phật ở Chánh điện được chạm nổi song long và hoa văn dây leo sơn son thếp vàng rất tinh tế. Trên bàn thờ chính của chánh điện còn có nhiều tượng, đặc biệt nhất là bức tượng đồng đúc lộng bộ Cửu Long (chín con rồng) với đường nét sắc sảo. Phía dưới bức tượng này là năm bức tranh phù điêu gốm thể hiện năm vị Bồ Tát đang cưỡi các linh vật. Trong chánh điện, ngoài bàn thờ Phật ở giữa, hai bên còn có bàn thờ các vị Bồ Tát. Phía sau các bàn thờ này trang trí 6 bộ tranh thiên thủ thiên nhãn vẽ ngược trên kiếng rất có giá trị - có thể nói đây là bộ tranh cổ duy nhất của Nam Bộ. Mỗi bộ gồm 9 bức thể hiện nhiều tư thế của các vị Bồ Tát với đường nét thanh thoát, màu sắc hài hòa. Ở nhà hậu tổ cũng có nhiều cổ vật giá trị, nổi bật nhất là tấm hoành phi khắc lộng bộ Ngũ long sơn son thếp vàng và chiếc khánh thờ chạm lộng năm lớp với đường nét tinh vi, sắc sảo. 

Bên trong chánh điện.
Bên trong chánh điện.

Vào những năm giữa thế kỷ 20, chùa Giác Hoa đã là nơi đông đảo phật tử đến chiêm bái và hành hương, nơi đây cũng là trụ sở trường Phật học tăng ni lớn nhất ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Và hiện vật đặc biệt liên quan đến sự kiện này là bộ mộc bản dùng để in sách bằng tiếng Hán còn lưu giữ nơi đây. Vào khoảng năm 2006, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu đến khảo sát và phát hiện ra các mộc bản bằng tiếng Hán này. Cho đến nay, đây là mộc bản in sách về vấn đề gì, lịch sử địa phương, hay kinh Phật, có giá trị ra sao vẫn chưa được khẳng định. 

Bức trang quý bên trong chánh điện.
Bức trang quý bên trong chánh điện.

Để làm rõ được giá trị lịch sử văn hóa của bộ mộc bản và các cổ vật ở chùa Giác Hoa, thiết nghĩ Bảo tàng tỉnh cần kết hợp với các chuyên gia ở Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ), Hội Phật giáo Bạc Liêu đầu tư nghiên cứu. Làm rõ giá trị của bộ mộc bản và các hiện vật cổ nơi đây là việc làm rất cần thiết nhằm bảo tồn giá trị lịch sử - văn hóa của Bạc Liêu, đây cũng là việc làm có ý nghĩa để phát huy giá trị của chùa Giác Hoa trong phục vụ du lịch tín ngưỡng - một mảng du lịch khá quan trọng ở Bạc Liêu.

 

NHẬT HỒ/laodong.vn 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin