Chi tiết tin tức Tổ đình Tịnh xá Ngọc Viên: Lịch sử, kiến trúc và giá trị 15:13:00 - 29/02/2024
(PGNĐ) - Đối với mỗi truyền thống văn hóa, kiến trúc là một trong những thành tố nổi bật, vì qua đó mọi người – cả những thành viên trong cộng đồng lẫn những đối tượng bên ngoài – đều có thể nhận diện và phân biệt. Bởi thế, khi nghiên cứu Phật giáo Khất sĩ, kiến trúc tịnh xá được nhiều tác giả quan tâm đề cập. Trên tinh thần đó, nghiên cứu này thực hiện nhằm phân tích chi tiết về một tịnh xá cụ thể, đối tượng nghiên cứu được tác giả lựa chọn là Tịnh xá Ngọc Viên. Đây là Tổ đình của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, hàm chứa nhiều giá trị về phương diện lịch sử và nghệ thuật, mang tính chất đại diện cho kiến trúc của hệ phái. Nội dung nghiên cứu này trình bày về quá trình xây dựng và tôn tạo, các đặc điểm kiến trúc, giá trị thẩm mỹ… của Tổ đình Ngọc Viên.
DẪN NHẬP Với Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Viên là trung tâm hoằng khai giáo pháp, trú xứ của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang trong hầu hết quãng thời gian hành đạo. Do đó, ngôi đạo tràng được xem là chốn thiêng liêng đối với toàn thể cộng đồng Phật giáo Khất sĩ. Ngoài ý nghĩa lịch sử, Ngọc Viên là nơi thể hiện đậm nét những giá trị văn hóa đặc thù của hệ phái, bất kỳ ai muốn tìm hiểu thấu đáo về hệ phái thì không thể không tìm đến. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ TÔN RẠO TỊNH XÁ NGỌC VIÊN Sau đó, ngôi tịnh xá thứ hai tiếp tục được cư sĩ địa phương hiến đất xây dựng ở xóm Cầu Lộ, làng Long Châu. Do khuôn viên tịnh xá có những khóm tre xanh mát, nên Đức Tổ sư đặt tên là Trúc Viên, còn gọi là Vườn Tre. Tuy nhiên thời điểm này, tịnh xá thực chất là những cốc lá đơn sơ cho chư Tăng tạm ngụ để tu hành, chưa xây cất thành cơ sở tôn giáo hoàn thiện. Về sau, tịnh xá được xây dựng và đổi tên thành Ngọc Thuận, hiện nay tọa lạc ở phường 2, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Cuối năm 1948, tịnh xá thứ ba ra đời ở làng Long Châu, đó là Ngọc Viên. Tịnh xá tọa lạc ở khu vực được người địa phương gọi là xóm Chài, bên dòng sông Cổ Chiên – một nhánh của sông Tiền. Buổi đầu, chánh điện xây cất đơn sơ theo hình chữ nhật. Từ đây, Ngọc Viên là trú xứ của Đức Tổ sư, đồng thời là trung tâm điều hành các hoạt động của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Đặc biệt, trong thời kỳ Ngài hiện diện hoằng pháp, tịnh xá có bốn lần tổ chức lễ Tự tứ – sinh hoạt quan trọng nhất hằng năm của Tăng già (vào các năm 1949, 1950, 1951, 1953) [3]. Đây cũng là điểm dừng chân cuối cùng của Ngài trước khi vắng bóng vào năm 1954. Theo sự phó chúc của Đức Tổ sư, Trưởng lão Giác Chánh trở thành người điều hành các hoạt động của Tăng đoàn Khất sĩ, về sau được môn đồ suy tôn là Đệ nhị Tổ sư. Phối hợp với Ngài là Trưởng lão Giác Như – Tri sự đầu tiên của Phật giáo Khất sĩ, có trách nhiệm trông nom các tịnh xá và phân công chư Tăng luân phiên trụ xứ. Tịnh xá Ngọc Viên tiếp tục giữ vai trò là trung tâm của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, trú xứ chính và cũng là chốn dừng chân cuối đời của nhị vị Trưởng lão trước khi viên tịch. Theo truyền thống Phật giáo Khất sĩ, nhà sư không ở tại một tịnh xá cố định, mà luân phiên thay đổi. Do đó, chốn tổ Ngọc Viên đã đón chân nhiều danh Tăng đến tu tập. Tuy nhiên sau năm 1975, hình thức ấy không thể duy trì trong điều kiện xã hội mới, Trưởng lão Giác Giới đảm nhiệm trụ trì. Từ năm 2021, Đại đức Minh Viên kế nhiệm trụ trì. Hiện nay, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Viên tọa lạc ở xóm Chài, phường 2, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Trải qua hàng chục năm tồn tại, được gìn giữ và tu bổ qua nhiều thế hệ, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Viên càng trở nên kiên cố, khang trang, uy nghiêm. Năm 1971, tịnh xá tu bổ lần đầu tiên, do Trưởng lão Giác Như chỉ đạo, giữ nguyên kiến trúc hình chữ nhật. Năm 1993, Trưởng lão Giác Giới tổ chức trùng tu lớn, chánh điện mới xây dựng theo hình bát giác (vẫn giữ lại chánh điện cũ để lưu niệm dấu tích xưa), đồng thời các hạng mục khác được hoàn thiện. Trong năm năm từ 2017 đến 2022, một số hạng mục tiếp tục xây dựng mới hoặc bố trí lại như: nhà khách, giảng đường, trai đường, cổng, tường rào… Do tịnh xá đầu tiên là Pháp Vân đã không còn, tịnh xá thứ hai là Trúc Viên vào buổi đầu chưa xây dựng hoàn thiện, nên tịnh xá thứ ba là Ngọc Viên được xem như tịnh xá hoàn thiện đầu tiên của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Năm 2006, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục cho Tổ đình Ngọc Viên là “ngôi tịnh xá Khất sĩ đầu tiên của Việt Nam” [4]. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC TỊNH XÁ NGỌC VIÊN Chánh điện Tổ đình Ngọc Viên xây dựng vào năm 1993 trên phần đất do gia đình thí chủ Trần Quang Minh – pháp danh Thiện Niệm và Lê Thị Nho – pháp danh Nhu Ngọc phụng cúng. Công trình hình bát giác, tượng trưng cho Bát Thánh đạo (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định), đường kính 18 mét. Ban đầu, chánh điện có hai cấp mái, mái trên tứ giác tượng trưng cho Tứ Thánh đế (Khổ, Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo), mái dưới bát giác tương ứng với tám vách của công trình. Qua thời gian, nhu cầu về không gian tu học của Tăng Ni và cư sĩ gia tăng, cấp mái thứ ba hình thành [6]. Sự ra đời của tầng mái này giúp tổng thể công trình hài hòa hơn. Trung tâm chánh điện có tháp thờ Pháp của chư Phật quá khứ theo mô hình do Đức Tổ sư quy định. Tháp có bốn mặt tượng trưng cho Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả), phần đế có ba bậc tượng trưng cho Tam vô lậu học (Giới, Định, Huệ), phần đỉnh có mười ba tầng vì Đức Như Lai là ngôi vị tấn hóa thứ mười ba trong chúng sanh [7]. Trong bảo tháp có tượng Đức Phật Thích Ca tọa thiền bằng đá trắng, cùng với bộ Đại tạng kinh Việt Nam. Xung quanh tháp là bốn cột trụ lớn, có chức năng chống đỡ cho cả bộ nóc, đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng cho Tứ chúng trong Phật giáo (Khất sĩ nam, Khất sĩ nữ, cư sĩ nam, cư sĩ nữ). Sau tháp Pháp có bàn thờ Đức Tổ sư khai sáng Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Bàn thờ đặt sát vách, phía trên là chân dung Ngài, phía dưới là tủ kính trân tàng 69 quyển Chơn lý – tác phẩm do Ngài biên soạn. Theo truyền thống hệ phái, bàn thờ Đức Tổ sư không thắp nhang. Từ cổng nhìn vào, giảng đường ở bên trái phía trước chánh điện, hình chữ nhật, có chức năng là nơi thuyết giảng giáo lý. Trai đường ở phía sau bên trái chánh điện, hình chữ nhật với ba tầng, tầng trệt là nơi chư Tăng thọ trai, lầu một là nơi chư Tăng tọa thiền, tầng hai là nơi lưu giữ Tam tạng Thánh điển Phật giáo. Ngoài ra, phía sau cùng trong khuôn viên tịnh xá là nhà Tăng, hình chữ nhật với một trệt và một gác, tầng trệt là nơi chư Tăng nhóm họp, tầng gác là nơi chư Tăng tịnh dưỡng. Trước đây, giảng đường là trai đường hiện nay, còn nhà Tăng là trai đường. Năm 2019, giảng đường mới hoàn thành, hai công trình còn lại thay đổi chức năng như hiện nay. Các hạng mục khác Khu ngoại là không gian tu tập và sinh hoạt cho đại chúng. Từ cổng nhìn vào, bên phải chánh điện có nhà khách, bên trái lần lượt là nhà thờ linh cốt, nhà giảng, nhà thờ Cửu huyền Thất tổ, nhà khách Ni. Theo truyền thống Khất sĩ, Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni không ở chung một trú xứ. Tuy nhiên, do Ngọc Viên là tổ đình của hệ phái, nên chư Ni thường lui tới, vì vậy tịnh xá có nhà khách Ni dành cho chư Ni tạm ngụ trong thời gian ngắn. Khu nội (còn gọi là nội viện hay khu tĩnh tu) là không gian dành riêng cho chư Tăng trong tịnh xá. Ngoài nhà Tăng đã giới thiệu, xung quanh có nhiều cốc nhỏ là nơi ở của các nhà sư, đúng như truyền thống Khất sĩ: “Về chỗ ở ung dung nhàn hạ / Dưới gốc cây lều lá đơn sơ / Miễn là tránh nắng, đụt mưa / Không cần xinh đẹp, chẳng ưa màu mè” [8]. Đặc biệt, trong khu nội có nhiều di tích liên quan đến sự nghiệp hành đạo của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Cốc Đức Tổ sư được xây cất từ năm 1948, chất liệu ban đầu là cây lá. Sau khi Ngài vắng bóng, nhằm lưu lại di tích của Tôn sư, các thế hệ đệ tử đã nhiều lần tu bổ. Hiện nay, cốc được xây gạch. Bên trong cốc có chân dung Ngài, chiếc chõng cây và cái bồ đoàn, hai bảng chữ vẽ tay “Đoàn Du tăng” và “Minh Đăng Quang” mà Tăng đoàn ngày xưa treo trên xe ô tô mỗi khi hành đạo phương xa, trước cốc có bảng chữ vẽ tay “Chơn lý đạo đức Việt ngữ lưu thông mỗi ngày từ 3 tới 5 giờ chiều”. Bên cạnh cốc có cây Bồ đề do Đức Tổ sư trồng vào năm 1948 và núi đất do Ngài đắp khoảng năm 1950. Bởi, theo thiết kế của Ngài về mô hình tịnh xá, không gian ấy có hồ sen, núi đất, ao rạch hoặc suối, cây cao bóng mát…[9] Điều đó thể hiện quan điểm sống hài hòa giữa con người và tự nhiên, hướng đến kiến tạo môi trường tu tập lý tưởng cho người xuất gia. Tổ đình Ngọc Viên có ngôi chánh điện truyền thống, hình chữ nhật, ngang 8 mét, dài 16 mét. Công trình do Đức Tổ sư thiết lập vào năm 1948, trên phần đất do gia đình thí chủ Lê Quang Nhiêu phụng cúng, sau đó được các thế hệ đệ tử trùng tu nhiều lần. Đến khi chánh điện mới hình bát giác xây dựng vào năm 1993, chánh điện cũ được giữ lại để lưu niệm dấu tích của tiền nhân, gọi là chánh điện truyền thống. Ngoài ra trong thời gian gần đây, cổng tịnh xá đã xây dựng lại và tường rào xung quanh tu bổ vào năm 2022. Cổng có dạng tam quan, hai cột trụ có câu đối: “Minh Đăng Quang thị hiện, trời Nam ngời Chơn lý / Khất sĩ đạo hoằng truyền, đất Việt rạng Pháp đăng”. Tường rào xung quanh tịnh xá chạm khắc những hình ảnh về các sự kiện quan trọng trong cuộc đời hành đạo của Đức Phật và Đức Tổ sư. GIÁ TRỊ CỦA TỊNH XÁ NGỌC VIÊN Đối với xã hội, Tịnh xá Ngọc Viên là nơi khởi đầu một truyền thống sinh hoạt tôn giáo mới ở Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung, không phải Phật giáo Bắc tông vốn quen thuộc với dân tộc hàng ngàn năm, cũng chẳng phải Phật giáo Nam tông rất phổ biến trong cộng đồng Khmer. Hình ảnh các nhà sư Khất sĩ giữ gìn giới luật trang nghiêm, mỗi ngày khất thực hóa duyên và ăn chay, rồi trở về tịnh xá tinh tấn thiền định, thuyết giảng giáo lý cho cư gia, đơn giản hóa nghi lễ… đã trở thành dấu ấn mới cho miền sông nước Cửu Long. * Giá trị nghệ thuật Mô hình tịnh xá của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam được Đức Tổ sư Minh Đăng Quang quy hoạch rất bài bản, không chỉ có nguyên tắc bố trí và xây dựng các hạng mục, mà còn lồng ghép những triết lý Phật giáo vào từng biểu tượng cụ thể. Ở Ngọc Viên, dù diện tích khiêm tốn, chư Tôn đức vẫn cố gắng thể hiện đầy đủ các chuẩn mực mà Đức Tổ sư đã quy định. Bởi thế, qua tìm hiểu tịnh xá này, người đời sau có thể nhận diện những giá trị chung trong mô hình tịnh xá của Phật giáo Khất sĩ. * Giá trị thích dụng Mỗi tháng, tịnh xá có bốn kỳ cúng Hội theo truyền thống hệ phái (mùng 8, 15, 23 và 30 âm lịch) là thời điểm chư Tăng đọc tụng lại giới luật và cư sĩ nghe thuyết giảng giáo pháp. Năm 2010, Ngọc Viên là đạo tràng tổ chức Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần đầu tiên, từ đó các tịnh xá trong hệ phái tiếp nối đăng cai đến nay. Ngoài ra, tịnh xá thường tổ chức Khóa “Bồi dưỡng đạo hạnh” cho Sa di, Khóa tu “Một ngày an lạc” cho cư sĩ, Khóa tu mùa hè “Theo dấu chân Phật” cho thanh thiếu niên… KẾT LUẬN
Vĩnh Thông/TCVHPG417
Chú thích:
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |