Chi tiết tin tức

Ngôi chùa nổi tiếng nhất Tây Nguyên, được phong Sắc tứ cuối cùng ở Việt Nam

19:01:00 - 09/05/2023
(PGNĐ) -  Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo trong thời kỳ Chấn hưng Phật giáo Việt Nam ở Tây Nguyên, cũng là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam.

Chùa Sắc tứ Khải Đoan nằm ở đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chùa còn được người dân địa phương gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như chùa Lớn, chùa Tỉnh Hội,…

2

Ngôi chùa được Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của vua Khải Định, thân mẫu vua Bảo Đại) cho khởi dựng năm 1951 trên khu đất do bà hiến cúng. Năm 1953, nhân ngày lễ an vị lạc thành nhà Hậu Tổ, chùa được sắc phong là “Sắc tứ Khải Đoan” dưới đời vua Bảo Đại. Dưới triều đại phong kiến, sắc tứ là tờ lệnh của vua ban cho một ngôi chùa hay một người, một sự vật đặc biệt nào đó. Dưới triều Nguyễn, những ngôi chùa được sắc tứ thường là một danh thắng có tiếng, có quy mô lớn, được trang trí lộng lẫy, nguy nga.

3

Trên dải đất Tây Nguyên nắng gió, chùa Sắc tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên được tiến hành xây dựng, và là công trình Phật Giáo có quy mô lớn, đồ sộ cũng như lâu đời bậc nhất tại tỉnh Đắk Lắk. 

4
5

Theo Thượng tọa Thích Châu Quang - trụ trì chùa Khải Đoan, ngôi chùa được khởi công xây dựng từ năm 1951, đến năm 1953 thì hoàn thành. Khi đó ngôi chùa vẫn chỉ khá thô sơ. Tên của ngôi chùa được đặt theo sự kết hợp giữa tên của Hoàng Đế Khải Định và Hoàng Thái Hậu Đoan Huy. Chùa Khải Đoan đã trải qua khá nhiều lần trùng tu vào năm 2012, 2015...

6
7

Chùa Sắc tứ Khải Đoan được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc cung đình Huế, kết hợp tinh tế, hài hòa với phong cách nhà sàn đặc trưng vùng Tây Nguyên và nhà dài của người Ê Đê. Các gian của chùa được xây nối tiếp nhau, không quá cao nhưng rất rộng, lớn tạo nên thế vững chãi.

8

Chùa được xây dựng theo hình chữ “tam” gồm phía trước là cổng tam quan, giữa là chánh điện và phía sau là nhà hậu tổ.

Điểm đặc biệt nhất của chùa Sắc tứ Khải Đoan là khu vực chính điện. Nửa trước xây dựng theo kiểu nhà dài của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nửa sau được làm theo phong cách hiện đại hơn nhưng vẫn giữu được nét cung đình thời xưa. Bên trong chính điện có dựng những cột gỗ lim to lớn và vững chãi. Bên cạnh đó, tượng Phật Thích Ca uy nghi xuất hiện nổi bật giữa chính điện được chế tác hoàn toàn bằng đồng, chiều cao lên đến 1,1m; phần đài sen phía dưới được làm bằng gỗ quý, mọi đường nét chạm khắc đều được tạo ra dưới đôi bàn tay nghệ nhân tỉ mỉ, công phu. 

10
11

Bên trái Chánh điện là điện Quán Thế Âm Bồ Tát được tạo dựng năm 1970.

12

Vật liệu xây dựng chùa chủ yếu là gỗ. Màu nâu trầm của gỗ tạo nên khung cảnh trầm mặc, cổ kính cho chùa Khải Đoan. Trong chùa cũng có rất nhiều những bức điêu khắc các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo tinh xảo, kỳ công.

13
14

Chùa có khuôn viên rộng lớn, thoáng đãng với nhiều cây xanh, hoa, tiểu cảnh…

15
5
6
 
Thùy Chi

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin