Chi tiết tin tức

Vãn cảnh Nhất Nguyên Bửu Tự…

20:51:00 - 13/09/2013
(PGNĐ) -  Một lần đến thăm Nhất Nguyên Bửu Tự, cảm nhận về ngôi chùa của chúng tôi là sự thân thương như trở về quê hương, về ngôi nhà của mình vậy. Chùa tọa lạc tại ấp Trung, xã Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương. Cách ngã tư Bình Phước gần 2km, từ Quốc lộ 13 vào không bao xa nhưng khi đến chùa là một sự yên ả, tịch mịch. Cái chộn rộn đời thường dường như không hiện diện nơi đây… 

Theo Đại đức Thích Thiện Hỷ, Nhất Nguyên Bửu Tự được xây dựng vào năm 1960 trên phần đất do Phật tử cúng dường. Hồi đó, chỉ là một mái chùa quê với vách tường, lợp ngói âm dương. Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Phước làm trụ trì. Đây cũng là nơi để đồng bào Phật tử trong vùng lui tới sớm hôm để tu tập, sinh hoạt Phật sự. 

          Chùa cũng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và hư hại nhiều. Mãi năm 1996 đến năm 2002 là giai đoạn tu sửa gần như toàn bộ kiến trúc chùa như bây giờ. Sau thời gian trùng tu, chùa có chánh điện, đông lang, tây lang, nhà bếp và hững công trình như tượng Phật Quán Thế Âm, Cửu huyền Thất tổ… hiện đã được khang trang trên tổng diện tích gần 3.000  mét vuông của khuôn viên chùa. Đi quanh để vãn cảnh chùa, du khách có thể nhìn ngắm những giò lan đang khoe sắc. Cây trái trong vườn chùa cũng làm dịu đi cái oi bức dù đang giữa mùa hè nắng nóng. Và cứ đi như thế đến chánh điện, thắp một nén nhang lên bàn thờ Phật, lặng yên để nghe tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng niệm Phật sẽ thấy lòng thư thái biết bao nhiêu… 

              Chùa hiện có 3 vị Ni (chùa không chủ trương phát triển Ni, những vị ở đây đã tu tập tại chùa từ trước năm 1975) và 7 vị Tăng. Tất cả đều tinh tấn tu tập và chăm lo cho Phật pháp. Phật tử của chùa cũng rất đông bởi chùa gần với Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Điều nổi bật trong sinh hoạt Phật sự ở đây là tổ chức và duy trì các khóa niệm Phật xuyên suốt trong 45 năm qua. Có khóa kéo dài đến 3 tháng cho nam, nữ Phật tử lớn tuổi. Có khóa 1-3 tuần. Lần nào cũng rất đông Phật tử tham gia niệm Phật. Mỗi năm chùa có 100 ngày đêm niệm Phật (6 thời ban ngày, 6 thời ban đêm) ước lượng có 100.000 lượt người tham dự. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Phật tử khi tham gia các khóa niệm Phật đều do các nhà hảo tâm cúng dường. Theo nhận xét của người viết, đây là những khóa tu tập không đặt nặng về “học phí” và sinh hoạt phí. Điều quan trọng mà các vị Tăng, Ni ở đây mong muốn là việc học Phật được thành tựu với từng người.              Không chỉ là một vị trụ trì hết lòng chăm lo cho Phật pháp, Đại đức Thích Thiện Hỷ còn là người tham gia nhiều đoàn thể, các tổ chức thiện nguyện. Hàng năm, nhờ sự ủng hộ của Phật tử, chùa đã làm từ thiện như xây tặng nhà tình thương, tình nghĩa, tặng quà, tặng xe đạp cho học sinh, trao học bổng cho học sinh nghèo… với tổng số tiền gần 300 triệu đồng. Nhiều người lang thang cơ nhỡ cũng tìm đến chùa mong được giúp đỡ để qua giai đoạn khó khăn và mọi người ở đây cũng rất tận tình trong việc ban vui cứu khổ… 

           Sự thân thiện, được coi như… người nhà còn thể hiện trong câu chuyện với nhiều vị Tăng, Ni, Phật tử với chúng tôi khi đến chùa hôm đó chứ không chỉ riêng với vị trụ trì chùa. Tiễn chúng tôi đến cổng, một vị Tăng trẻ còn hẹn một dịp ghé thăm chùa gần đây nhé… 

  
      Đại đức Thích Thiện Hỷ sinh năm 1958. Thầy xuất gia tu học từ năm 10 tuổi, theo Tịnh độ tông. Thầy là đời trụ trì thứ 6 của Nhất Nguyên Bửu Tự. Hiện, thầy là Ủy viên Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh hội; Ủy viên Kiểm soát Ban Đại diện Phật giáo Thuận An. Thầy còn tham gia cùng chính quyền, đoàn thể địa phương. Là Ủy viên Mặt trận TQVN huyện Thuận An; Ủy viên BCH Hội Chữ thập đỏ huyện và là thành viên của Hội Khuyến học, câu lạc bộ Những người tình nguyện… Mong muốn của thầy cùng Giáo hội Phật giáo góp phần làm lợi lạc quần sinh. Về mặt xã hội, một phần nhỏ công sức của mình sẽ làm cho mọi người thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được giúp đỡ lúc khó khăn. Những ai đến chùa, có dịp gặp cũng được thầy Thiện Hỷ khuyên nên sống thật nhẹ nhàng, thanh thản, có cái nhìn thánh thiện về con người, về cuộc sống 


KICK LIKE OR GOOGLE+ ĐỂ QUẢNG BÁ PHẬT GIÁO TRÊN MẠNG XÃ HỘI 

 

Diệu Tịnh-Diệu Minh



 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin