Chi tiết tin tức

Hà Nội: Tọa đàm khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng”

14:24:00 - 25/12/2022
(PGNĐ) -  Chiều ngày 24/12, Ban Văn hóa TƯ GHPGVN long trọng tổ chức tọa đàm khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng”, tại chùa Yên Phú (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội).

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi tọa đàm có: HT. Thích Thanh Điện – phó Chủ tịch HĐTS, phó Trưởng ban TT banTƯ GHPGVN; HT. Thích Thọ Lạc – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hoá TƯ GHPGVN; TT. Thích Minh Hiền, TT. Thích Minh Tiến, TT. Thích Giác Hoàng – đồng Phó ban Văn hoá TƯ GHPGVN; TT. Thích Đạo Phong – Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN TP. Hà Nội, chư tôn giáo phẩm Ban thường trực HĐTS, UV HĐTS, các ban ngành viện TƯ GHPGVN và BTS GHPGVN các tỉnh thành phố đồng về tham dự.

Ông Nguyễn Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Ông Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam; ông Nguyễn Đình Toàn – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Đức Dũng – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách Tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính Phủ); ông Lê Minh Khánh – Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ), đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và đông đảo quý Phật tử cùng đến tham dự buổi tọa đàm.

 

Phát biểu đề dẫn buổi toạ đàm, HT. Thích Thọ Lạc – Trưởng ban Văn hoá TƯ GHPGVN cho biết, tọa đàm này là kết quả của chuyến khảo sát trên 40 ngôi chùa ở 10 tỉnh, thành miền Bắc do Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, Viện Bảo tồn Di tích, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hội Kiến trúc sư Việt Nam thực hiện. Đồng thời, buổi tọa đàm cũng là hoạt động nhằm hướng tới Hội thảo: “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng” sẽ được Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tổ chức tại Hà Nội, vào tháng 4-2023 và thực hiện đề án: “Định hướng đặc trưng pháp phục, kiến trúc, ngôn ngữ, di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” mà Giáo hội đã chấp thuận cho Ban Văn hóa thực hiện.

Buổi tọa đàm này hướng tới các nội dung chính: thứ nhất, tổ chức thực hiện, lan tỏa kết quả đề án pháp phục và ngôn ngữ, đó là hoàn thành bộ pháp phục và kinh tụng thống nhất sử dụng trong các nghi lễ chung của GHPGVN; thứ hai, chúng ta tiếp tục thảo luận về đặc trưng kiến trúc và di sản trong kiến trúc của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Việt Nam ở miền Bắc trên tinh thần kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng, thực trạng kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở miền Bắc, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trức Phật giáo; thứ ba, tiêpa tực thảo luận biểu tượng mang tính thống nhất của kiến trúc Phật giáo Việt Nam, nhằm giúp mọi người dễ nhận diện những nét kiến trúc chung các ngôi chùa thuộc GHPGVN.

 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS. Tạ Quốc Khánh – Trưởng Phòng Nghiên cứu di tích và Bảo tồn di tích, Viện Bảo tồn di tích đánh giá, bố cục các chùa thường gặp hiện nay theo kiểu chữ Đinh, kiểu chữ Công, kiểu chữ Tam và kiểu Nội công ngoại quốc. Hình thức các công trình Bắc bộ thường gặp là kiểu tầu đao lá mái với các đầu đao cong vút, mang lại cảm giác nhẹ hơn cho phần mái nặng nề chiếm tới 2/3 công trình. Tuy nhiên, phần lớn các công trình kiến trúc còn lại hiện nay thuộc dạng đầu hồi bít đốc với phần mái chiếm tỷ lệ tương đương với 1/2 toàn bộ chiều cao công trình. Các chùa thời Lý thường lấy sự đăng đối quy tụ về một điểm ở giữa. Đặc biệt một số chùa thờ những pho tượng Phật cổ tuyệt tác có niên đại khá lâu, mộc bản, hoành phi câu đối và pháp khí cổ xưa. Đáng chú ý là bảo tháp, bi ký từ thời Lý, Trần vẫn còn lưu giữ. Một số chùa là đỉnh cao của một công trình kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII. Bảo vật quý hiếm như tượng Thiên thủ thiên nhãn tại chùa Cổ Lễ, khám thờ thời Lê Trung Hưng, tháp chuông, Khánh đá thời Lý của chùa Keo, pho tượng Từ Đạo Hạnh chùa Đại Bi, pho tượng Phật bà ngìn tay ngìn mắt, tượng Đá ở chùa Dâu, các cấu kiện kiến trúc được chạm khắc cùng hệ thống hiện vật phong phú, đa dạng. Về tranh điêu khắc có thể kể đến hệ thống tranh điêu khắc gỗ các vị La Hán chùa Trăm Gian, Hà Nội; về mộc bản, tiêu biểu là mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang,… là những di sản văn hóa vô cùng quý giá của dân tộc ta. Từ đó cho thấy tinh dân tộc Việt Nam mà cái thần chính là khiêm tốn, khoan hòa, hòa hợp với thiên nhiên, đỉnh cao là kiến trúc thời Lý.

Đóng góp tham luân tại buổi toạ đàm, bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao TP. Hà Nội nhận định, trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi một khu vực, vùng miền thì ngôi chùa lại có những sắc thái kiến trúc, những cách bài trí và các nghi lễ thờ cúng khác nhau, góp phần tạo nên một sắc thái đa dạng, độc đáo cho kiến trúc ngôi chùa Việt, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Các di sản kiến trúc Phật giáo phản ánh nhiều nét văn hóa đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Người dân ngày càng nhận thức thấu đáo hơn về giá trị của văn hóa Phật giáo trong nền văn hoá dân tộc. Muốn hiểu sâu về văn hoá dân tộc không thể không hiểu sâu về văn hóa Phật giáo.

Buổi toạ đàm còn lắng nghe nhiều tham luận đóng góp của chư tôn đức Tăng Ni Ban Văn hóa, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học về phương án dự kiến bảo tồn, quản lý, phát huy các giá trị đặc trưng truyền thống của kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Phát biểu đúc kết buổi toạ đàm, HT. Thích Thọ Lạc – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hoá TƯ GHPGVN tán thán công đức của chư tôn đức Tăng Ni Ban Văn hóa, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã đóng góp tham luận cho buổi toạ đàm được thành tựu viên mãn. Trên cơ sở những ý kiến phát biểu trong buổi tọa đàm này, ban Văn hóa TƯ GHPGVN cũng như ban Tổ chức tọa đàm sẽ tiếp thu và tổng hợp để bổ sung cho chương trình hội thảo khoa học sắp tới.

 

PGĐS

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin