Giấc mơ cánh cò
21:17:00 - 06/01/2020
(PGNĐ) - Chiều đông, gió se sắt. Mấy khóm chuối ố vàng vì những ngày mưa. Chị ngồi bên cửa sổ nhìn ra hè, cách vườn chuối chừng vài mét là cánh đồng xanh cỏ. Chúng rộng thênh thang. Một vài cánh cò điểm lên nền xanh gợi lên nỗi buồn sâu thẳm. Chị nhớ nhà, lâu quá không về bên ấy. Khi làm xong căn nhà của mình thì chị cũng hết tiền, vì thế chị ít về nhà mẹ đẻ. Mọi bận về nhà, chị đều mua hoa cắm lên bàn, mua bánh lễ và quà cáp cho mấy đứa cháu.
Quen với những thứ đó, giờ đi tay không sao đành. Đến lúc này chị nhận ra vật chất quyết định khá nhiều thứ ở đời, kể cả tình thương. Nhưng chẳng lẽ, cứ như thế. Một vài ngày tới, thậm chí tháng này chị chẳng lấy đâu ra tiền. Thử một lần đi tay không. Chị mở cánh cửa chính, mất một hồi rất lâu vì trước đó chị khóa chặt nó không muốn ai vào nhà. Chạy xe mất hơn năm phút chị đã đứng trước bàn thờ mẹ, chị đã khóc khi thấy những bông cúc tàn rớt xuống trên bàn. Vẫn tựa cửa nhìn ra cánh đồng trước ngôi nhà mẹ. Chị nhớ rất rõ, khu vườn ngày xưa mẹ hay quét lá, cánh đồng có những con bò gặm cỏ, lũ trẻ tranh nhau mùn dế cuối mùa. Chính ở đó ghi lại nhiều ký ức lúc chị còn trẻ con. Đa số là tấm ruộng, mẹ cùng làm cỏ với mấy chị em gái trong nhà. Không biết khi nào có thể gặp lại được mẹ, chị thoáng nghĩ đến. Có phép nhiệm mầu nào không, nếu có, chị sẵn sàng đánh đổi. Ước mơ rất xa xăm, nhưng biết đâu có thể. Người ta nói, có duyên gặp lại. Và chị nghĩ rằng chị và mẹ chị có duyên. Chí ít trong mối tương quan, hai người cùng cầm tinh một con vật, chỉ cách nhau ba giáp. Những người cùng tuổi thường cảm nhận tốt về nhau và thường hiểu nhau hơn. Suy nghĩ ấy khiến chị khóc thêm lần nữa. Ngôi nhà trống không, em trai chị đi làm, mấy đứa cháu đến trường nhưng nhà vẫn để cửa, lỡ mẹ có về không có đường vô.
Mưa lăn phăn ướt trên từng ngọn lá. Chị sửa soạn ra về thì trời mưa to. Lục trong thùng giấy cũ có chiếc áo mưa màu tím. Chị biết chắc đó là chiếc áo mưa của mẹ chị. Chiếc áo dài tầm mét rưỡi, cứ mưa là chị nhớ dáng mẹ thấp thỏm đi về, tay xách làn mang thức ăn cho cả đàn con háu ăn. Những lúc đó chị thấy mẹ rất vui. Cảm giác hạnh phúc của người mẹ khi nhìn những đứa con ăn khen ngon tíu tít. Đứng nhìn lên bàn thờ rồi chị mỉm cười. Có thể, đây cũng là duyên phận. Khi chiếc áo mưa để gần hai năm vẫn còn thơm mùi mồ hôi mẹ và nó được tìm thấy ngay trong một chiều mưa. Chị đưa tay vuốt lên tấm hình mẹ, nỗi nhớ vỡ òa, chị thì thầm, mẹ ơi, con đã có thai.
Chị có đời chồng dang dở, thêm một người chồng hờ hững nên đứa con gần tháng tuổi nằm trong bụng khiến chị đắn đo. Chị nhớ câu nói của anh, chuyện đó dễ giải quyết mà. Nhanh, nhẹ và như chuyện quyết định không liên quan đến sinh mệnh con người. Cơ bản thế, chị thấy khinh ghét và sự tổn thương cộng với lo lắng khiến chị cũng trù trừ. Có để đứa con này hay không? Đẻ lấy gì nuôi. Chị thức trắng mấy đêm, rồi đếm, mẹ chị đẻ hơn chục người con, chị là đứa thứ mười hai. Sao mẹ có thể giỏi đến vậy. Điều này khiến chị suy nghĩ, và cuộc sống hiện đại khiến chị trù trừ. Chẳng biết phải làm sao. Chị điện thoại cho em trai mình, nó là đứa có thể giải quyết cho chị một con đường khi chị gặp khó khăn. Em trai chị bảo, con cái không trù trừ, có duyên hai người mới tìm được nhau. Đừng có làm điều dại dột…
Đêm rằm, trăng trôi trên bầu trời. Có thể nhìn thấy những đám mây trắng mênh mang trên trời đông xanh biếc. Một đêm rất hiếm hoi, chị ngồi nhìn trăng. Chẳng biết có mẹ ở trên ấy không, chị nghe người ta bảo, người chết về trời. Ngồi nhìn mỏi mắt rồi cuối cùng chị cũng bắt gặp hình ảnh thân quen của mẹ trên bầu trời đầy trăng. Không hiểu sao, chị thấy mẹ buồn. Nụ cười lúng liếng ngày xưa không còn nữa. Hình ảnh đó lướt ngang và chị chỉ kịp với tay thì đứa con gái ba tuổi kêu chị vào ngủ. Con trai chị, nó hơn hai mươi, tối nào cũng qua nhà hàng xóm đợi con bé lên lớp mười hai rồi sau đó bỏ học. Và một hôn lễ diễn ra. Chẳng biết hạnh phúc hay khổ đau. Tạm thời trước mắt chị thấy hai đứa thương nhau lắm, mặc dù chúng không hợp tuổi.
Băng ca, một vài dụng cụ inox kêu loảng xoảng. Chị nhắm nghiền mắt. Hai tay run bần bật. Chị có suy nghĩ lại không? Cô y tá hỏi. Chị không trả lời. Không nghĩ đến mình, chị hỏi cô y tá.
- Cô làm bao nhiêu trường hợp rồi. - Không nhớ, mà điều đó có ý nghĩa gì với chị. - Sao cô ác thế. - Tôi không biết. Có thể kiếp sau tôi sẽ chẳng tìm cho mình được một người mẹ.
Một cơn đau như rút, chị lặng người đi. Giờ đó chị bắt đầu dấy lên sự tội lỗi. Nhìn chiếc bóng đèn trắng xóa, nước mắt chị chảy. Mẹ xin lỗi con. Trong giờ đó chị thấy đứa bé mỉm cười, nụ cười của mẹ chị. Chị thảng thốt ngồi chồm dậy.
- Cô làm rồi ư. - Xong rồi. - Sao cô không hỏi tôi thêm lần nữa. - Tôi không biết, đứa bé và chị đã lỡ duyên. - Nếu đứa bé, là mẹ tôi thì sao? - Tôi không biết, tôi không phải là thầy tướng số.
Đêm rằm, không có trăng. Bầu trời đen kịt, chỉ có đốm lửa từ cây nhang hiện lên một chấm đỏ. Có nhiều điều không thể trở lại để thực hiện nó, chị lẩm nhẩm lời cầu xin tha thứ. Những đêm rằm như thế cứ trôi đi, chị chờ trăng, không thấy. Trời cũng chẳng mưa, trăng bỏ đi từ ngày đó. Chị hay mơ về mẹ chị, đoạn hai giờ sáng. Mẹ đi, mắt ngước lên trời, kiểu sợ cúi xuống nước mắt sẽ rơi.
Cuối mùa thu năm sau, trăng tròn xuất hiện. Chị nhìn trời, lòng nhẹ nhõm hẳn lên. Người chồng hờ muốn đặt vào người chị những tình yêu, chị từ chối. Cảm giác về đàn ông trong chị đã mất. Khi nghĩ về một bào thai khác sẽ hình thành khiến chị run rẩy. Chị bảo với anh, đừng trở về nhà chị, hoặc giả anh có về thì nói để chị còn ra đi.
Từ sau anh không đến nhà, đứa con trai riêng của chị lấy vợ anh cũng không tới. Con gái anh lấy chồng cũng không. Giờ nhà vắng, chị ở một mình. Thi thoảng con chị về nhà, rồi nó đi làm ăn xa. Chị nuôi một đàn gà để chăm cho đỡ buồn. Chúng phát triển nhanh về số lượng. Nhìn đàn gà con tíu tít bên mẹ, chị lại mủi lòng nghĩ về đứa bé. Gạt nước mắt, biết bao nhiêu lời xin lỗi. Chỉ là đơn phương, đứa trẻ thoát ra từ bụng chị giờ có thể là con của một người đàn bà khác, hoặc nó phải chờ thêm vài chục năm nữa để tìm cho mình một người mẹ. Chị thở dài nhìn cánh đồng. Bất cứ mùa nào trong năm thì cánh đồng đều tạo nên sự trống trải vô cùng tận. Chiều, chị xếp một ít áo quần trở về nhà mẹ đẻ. Chị nói với đứa em trai, chị sẽ ở lại đây vài ngày.
Những đêm trắng mùa thu, chị không ngủ được. Điệu nhạc trong ngôi nhà này mấy chục năm không thay đổi. Đó là những bài hát được ghi vào thẻ nhớ của mẹ chị. Em trai chị giờ cũng đã già. Nếu ngồi cạnh chị ắt nó sẽ già hơn. Đôi lần chị tự hỏi, nó chẳng đáng tội gì sao tóc bạc trắng như thế. Rồi chị lại nghĩ, có lẽ có, nhưng chị không biết. Hoặc sự yêu thương của nó đối với mẹ cũng làm nên tội với lòng mình, với tuổi xuân của nó. Những ngày ở đây, chị chăm sóc những khóm hồng, của mẹ chị trồng và đứa em dâu nhân giống từ đó. Cả khu vườn hoa hồng, giống hoa cũ xưa, mòn ký ức về mẹ. Đứa em trai thỉnh thoảng cười buồn, có lần hỏi chị. Không biết giờ mẹ ở đâu, không biết mẹ đã tìm được người để gửi duyên chưa… chị lặng im nhìn nó rồi nhìn trời. Không dám nói suy nghĩ thoáng qua trong đầu mình, về sự lỡ duyên.
Chị rủ em trai đi xem bói đầu năm. Nhà thầy tướng đông nghịt người, em trai lại đèo chị về. Đến giữa đường thì nó dừng xe hỏi.
- Sao chị không đợi? - Nhiều người quen quá. - Có sao đâu. - Thôi về đi cậu, chiều hẵng sang.
Chiều muộn, chị sang nhà thầy tướng. Ngôi nhà vắng tênh, thầy nằm ốm ở giường. Sao có thể nhanh như thế. Mới hồi sáng thầy còn ngồi phán thân phận của mọi người. Như hiểu được sự thắc mắc, thầy nói:
- Có nhiều người còn chết trong nháy mắt, tôi ốm đã là may. - Thưa thầy… - Nếu chị để cái thai, nó sinh hợp tuổi chị. Mà người đó có duyên với chị, tìm quay quắt mới nhanh được như thế. - Thầy… - Chị cứ khóc, có thể đó là người đã từng yêu thương chị nhất cuộc đời mình…
Sau câu đó thầy tướng mất. Chị nắm lấy tay thầy mà khóc đến khi bàn tay nguội lạnh. Người làng đến đông, chị ra về, nước mắt vẫn nhòe mi. Họ đoán đủ thứ chuyện ở đời. Kể cả chuyện tình duyên của thầy. Nghe đồn thầy tướng từng yêu một cô gái nào đó nhưng hai người lỡ duyên, cô gái lấy chồng, thầy bỏ xứ đi.
Trăng cứ trôi mênh mang từ mùa này sang mùa khác. Cánh đồng hiện lên dưới trăng bằng cả một khoảng rộng lớn mênh mông đến không ngờ. Chị thường chốt cửa chính lúc sáu giờ tối và mở chúng lúc hai giờ sáng. Đó chỉ là một thói quen. Chị ít ngủ, giấc ngủ cứ nhập nhằng bằng những giấc mơ trở đi trở lại về một người đàn bà lang thang trên cánh đồng, một đứa bé thỉnh thoảng chới với cùng với người đàn bà. Ai là con chị, ai là mẹ chị. Cánh đồng cũng chắp vá vào giấc mơ, bằng những cánh cò lệch lạc, bay chao nghiêng rồi rớt tõm xuống đám cỏ xanh, lúc chị giật thót mình tỉnh giấc...
Hoàng Hải Lâm
Nguồn: GNO
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|