Chi tiết tin tức

Không phân biệt

19:40:00 - 04/01/2016
(PGNĐ) -  Nhìn mặt là biết thằng Khánh bị má bắt đi chùa.

Khánh gan lì có tiếng, nó là đứa duy nhất trong khu phố dám đánh lại thằng Chinh bụi đời dù đứa bị bầm tím mặt mày là nó. 

Đi học, Khánh ghét nhất bài tập môn Giáo dục công dân. Những câu hỏi kiểu như “Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp” khiến Khánh thấy rối và bực bội. Thằng Chinh nhứ nắm đấm vô mặt mà mình phải tự chủ à? Lại còn “Không nên nóng nảy vội vàng trong hành động”, bị thằng bụi đời gây chuyện mà mình ôn hòa chậm rãi được chắc? 

Sư cô giảng kinh cũng vậy thôi, thế nào cũng khuyên nhẫn. Khánh thuộc lòng mặt chữ này vì má nó lồng kiếng treo bức thêu chữ Nhẫn ngay bên cạnh ti-vi để mỗi khi nó coi phim thì trước hết là nhìn thấy cái chữ đó. Khánh mà nhẫn thì thằng Chinh còn lui tới xóm này ăn hiếp tụi nó dài dài.

*

Định chọn chỗ ngồi sau cây cột để lỡ ngủ gục khỏi bị nhìn thấy nhưng nghĩ lại, Khánh biết cái đứa nổi tiếng đánh nhau như mình thế nào cũng bị chú ý cho dù ngồi chỗ nào, nó bèn lên ngồi hàng đầu ngay trước mặt Sư cô.

Khánh đợi Sư cô chiếu tướng mình và những câu hỏi kiểu như “Sao rồi? Dạo nào còn đánh nhau không? Thôi đi nghe”... Nhưng Sư cô chỉ mỉm cười hỏi trước khi tới đây mấy đứa làm xong bài tập trên trường chưa và nhắc nhở đừng có ngồi gù lưng, xấu tướng.

Khánh ngạc nhiên khi nghe Sư cô hỏi:

- Các con thích nghe kể chuyện không?

Nghe kể chuyện thì dĩ nhiên thích hơn nghe kinh rồi. Nhao nhao liền “Dạ thích… Dạ thích...”, Khánh là đứa há miệng nhao nhao to tiếng nhất. Má nó dặn dò là tới chùa chỉ được nói năng nhỏ nhẹ thôi, mà càng dặn dò thì nó chỉ muốn làm ngược lại.

- Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng xa xôi nằm bên bờ sông, có một người làm nghề bán thịt heo. Sáng nào bác ta cũng dậy thật sớm để mổ heo đem thịt ra chợ bán...

Khánh hếch mũi nhìn Sư cô, kỳ cục quá đi, sao chùa ăn chay mà Sư cô lại kể chuyện về người bán thịt heo?

... Một hôm, nghe nói kinh thành có lễ hội, bác bèn nghỉ bán một ngày đ đi chơi kinh thành. Khi ti nơi, thấy mọi ngưi ăn mc đp đẽ thong dong dạo chơi, còn mình thì xách giỏ đ đạc - nào là xôi, bánh và bình nước uống nữa, lại thêm áo mưa phòng khi và đủ thứ lỉnh kỉnh cho một chuyến đi xa. Bác tìm chỗđể gởi đ nhưng mà ti nơi nào bác cũng ngại ngùng vì bị cười chê dáng vẻ nhà quê. Bác cứ xách giỏđi quanh một hồi thì nhìn thấy một ông to lớn đang ngồi xếp bằng và mọi người cúi lạy ông ấy rất cung kính. Bác cũng bắt chước cúi lạy và cảm thấy yên tâm “À, ông này hay ghê, với ai ổng cũng mỉm cười không phân biệt không chê mình nhà quê”. Bác nghĩ ngợi “Nhìn ai cũng kính nể ông này. Hay là mình gởi cái giỏ cho ổng giữ giùm”. Vậy là bác ta đặt cái giỏ vào lòng của ông to lớn và nói “Gởi cái giỏ này nghe, cho tui đi chơi hai tay thong thả...

Khánh vểnh tai, tới cái đoạn này nghe cũng hấp dẫn. Không riêng gì Khánh, mấy đứa cũng chăm chú nhìn miệng Sư cô.

- Câu chuyện tạm ngừng ở đây nghe các con - Sư cô nói - Bây giờ mình tập hít thở.

Trời ơi, đang tới chỗ ly kỳ mà Sư cô ngừng lại sao được.

Khánh nhổm người lên:

- Kể tiếp đi Sư cô ơi...

Có đứa khơi mào thì những đứa khác bắt chước theo liền:

- Sư cô ơi kể hết chuyện luôn rồi tập hít thở sau...

- Hay là để lần sau tập hít thở bù...

*

Sáng sớm và chiều tối mấy bà mấy cô trong khu phố rủ nhau đi bộ thể dục, vừa đi vừa kể chuyện giá cả chợ búa và con cái học hành ra làm sao... Cuộc đi bộ chiều hôm đó đề tài là câu chuyện Đức Phật và người bán thịt heo.

- Sư cô dụ khị bọn con nít giỏi ghê nha. Không cần bắt ngồi yên mà đứa nào cũng ngồi yên lắng nghe.

- Tui đây già rồi mà nghe kể chuyện đó cũng thấy mê mà. Thích nhất là cái đoạn người ta tức giận vì có kẻ dám để đồ đạc lên tượng Phật, mấy người đàn ông khỏe mạnh xúm vô gỡ cái giỏ ra mà không được, cho tới khi bác bán thịt trở lại thò tay cầm lấy là xong. 

- Tui thích cái đoạn ông bán thịt cảm ơn rồi mời Phật khi nào rảnh tới nhà mình chơi, còn hứa sẽ làm thịt con heo mập nhất để đãi Phật nữa chớ. 

- Phần kết hay hơn mà, tui thì thích chỗ trời mưa bỗng người dân thấy có tượng Phật trôi tới khúc sông gần làng mình thì bập bềnh ngừng lại, trưởng làng sai thanh niên trai tráng ra vớt lên để đem vô chùa thờ mà không được, cho tới khi ông bán thịt chạy tới cười chào “Hôm nay rảnh tới nhà tui chơi hả?”...

Kết thúc một vòng đi bộ, cô Thịnh má của thằng Khánh hỏi:

- Mấy đứa bên xóm nhà bà có nói gì không? 

- Nói gì?

- Thằng Khánh nói là Sư cô hứa sẽ kể thêm nhiều truyện khác nữa rồi cho tụi nó chia thành ba nhóm, mỗi nhóm chọn ra truyện nào thích nhất thì tập kịch. Từ trước tới giờ nó có thèm để ý tới công việc của tôi đâu, nay thì dặn má làm thợ may có vải dư đẹp đẹp thì để dành đó mai mốt cho tụi con trang trí áo quần diễn kịch. 

*

- Ngày xửa ngày xưa có nàng công chúa ngm sương đng trên lá cây mà mong có được sợi dây chuyền kết từ những hạt sương long lanh tuyt đp đó...

- Ngày xưa thời Phật còn tại thế, có ngôi làng nghèo nằm bên cạnh dòng sông. Các em bé đang bốc cát chơi nu cơm thì Đức Phật và Tăng đoàn đi khất thực ngang qua, các em bèn bới chén cơm cát dâng cúng Phật... 

- ... Vua Khỉ quyết cứu đàn khỉ thoát khỏi họa săn bắt bằng cách lấy thân mình làm cầu cho bầy khỉ chạy thoát qua bên kia vách núi. Con khỉ cuối cùng vốn thù ghét Vua Khỉ có lần xử tội mình cho nên nhân dịp này nó giẫm đạp lên vết thương trên mình vua cho bõ ghét. Vua Khỉ kiệt sức nhưng vẫn cố gắng chờ cho khỉ cuối cùng đi qua mới buông tay chịu chết. Sự hy sinh cao đẹp của Vua Khỉ khiến những người chứng kiến cảm phục, họ quyết định cho bầy khỉ được sống tự do... 

Những câu chuyện cổ tích như những thời kinh nhẹ nhàng khiến người lớn yên tâm và mừng vì con cháu mình có được một nơi yên lành. Cô Thịnh mừng nhất vì thằng Khánh không còn nhăn nhó khi cô nhắc tới giờ đi chùa, ngược lại, đi chùa về nó còn kể lại cho cô Thịnh nghe rồi lấy giọng giống y Sư cô mà hỏi “Má có hiểu ý nghĩa của truyện này không?”. Cô Thịnh luôn trả lời “Không” để được lắng nghe con mình giải thích. Nửa mừng nửa lo, cô tự hỏi “Cái miệng nó nói làu làu theo Sư cô mà lỡ khi đụng chuyện nó có làm theo được vậy không?”. Có. Không. Có. Không... 

*

Chọn truyện để diễn kịch, rắc rối là cả ba nhóm đều thích nhất truyện Đức Phật và người bán thịt nhưng chẳng đứa nào muốn nhận vai ông bán thịt vì không muốn tên mình có cái đuôi Ông Bán Thịt Ngốc Nghếch, thế nào sau khi diễn cũng bị dính biệt danh đó.

Sư cô cười cười hỏi:

- Có một bạn chịu biệt danh đó, các con cho bạn diễn chung với nghen?

Khánh ngạc nhiên, cả bọn đều ngạc nhiên. Tất cả tụi nó đang ở đây, có nghe đứa nào nói thích cái biệt danh ngốc đó đâu?

Vậy rồi, đùng một cái, thằng Chinh bụi đời xuất hiện, cùng ngồi nghe Sư cô kể chuyện với mấy đứa.

Nghe bọn nhỏ đi chùa về kể lại, phụ huynh nào cũng bất an. Lỡ khi không có mặt Sư cô thằng Chinh bụi đời đó làm gì bọn nhỏ thì sao? Lỡ gần mực thì đen tụi nhỏ bị nó rủ rê thì sao? 

Cô Thịnh là người lo lắng nhất. Cô gặng hỏi Khánh:

- Nói rõ cho má nghe đầu đuôi ra làm sao? 

Thằng Khánh chỉ đợi câu hỏi này:

- Con xuống bếp lấy nước thì thấy thằng Chinh đang ăn cơm. Sư cô nói nó sao hôm nay tới trễ vậy, rồi dặn nó nhanh nhanh đừng để mấy đứa chờ.

- Nó có nói gì con không?

- Nó nhìn con, con nhìn lại, con đâu có sợ.

Cô Thịnh nhăn mặt, điều cô ớn lạnh nhất là cái tính “đâu có sợ” của con trai mình. Cô thở dài, phải nói chuyện với Sư cô mới được. Đành rằng cửa chùa rộng mở với tất cả mọi người, nhưng đây là mấy đứa nhỏ, Sư cô rộng lòng với một đứa mà để nhiều đứa khác phải bất ổn thì đâu có được.

*

Tối hôm đó, cô Thịnh đứng nép sau cánh cửa nhìn qua khe. Cô Thịnh muốn chính mình tai nghe mắt thấy rồi mới nói chuyện với Sư cô cho đủ chứng lý.

Trước giờ kể chuyện, bọn nhỏ lên chánh điện để chuẩn bị mọi thứ như là quét bụi và trải tọa cụ, xuống bếp múc nước sôi để nguội từ trong nồi sớt qua cái bình đem lên để tí nữa ai khát nước thì có sẵn.

Chẳng đứa nào chịu ngồi gần thằng Chinh. Chánh điện chia làm hai, quanh thằng Chinh là những cái tọa cụ trống không còn bên kia là bọn trẻ của khu phố ngồi bệt trên nền trong tư thế đoàn kết sẵn sàng đối phó mà đứa tỏ vẻ sẵn sàng cầm đầu là Khánh. 

Cô Thịnh nhìn qua khe cửa mà toát mồ hôi, cô bực bội vì sự có mặt của thằng Chinh nhưng mà cô cũng bực bội vì con trai của mình nữa. Tưởng nó đi chùa học được điều hay lẽ phải, vậy mà bây giờ đây, nhìn nó ngồi trong chánh điện mà như giữa đấu trường. Tệ quá sức.

Dưới ánh đèn sáng xanh, mặt mũi thằng Chinh trắng nhợt rồi đỏ bừng, miệng mím chặt. 

Một đứa con gái chạy ùa lên chánh điện như sợ trễ mà chưa thấy Sư cô, nó thở phào và đi tới tọa cụ của mình ở chỗ gần thằng Chinh. Ngồi xuống rồi, quay qua nhìn đụng mặt thằng Chinh, nó liếc quanh và vội đứng lên đi về phía mấy đứa khu phố túm tụm.

Thằng Chinh đứng phắt dậy chạy thật nhanh khỏi chánh điện, sượt qua cánh cửa cô Thịnh đang đứng nép mình và vút ra cổng chùa.

Sư cô tới, nụ cười trên môi Sư cô tắt dần:

- Hôm nay sao các con ngồi dồn một chỗ vậy? Bạn Chinh đi đâu rồi hả các con?

Im lặng. Khánh giương mắt nhìn lại ánh mắt Sư cô, nó đã làm gì đâu?

- Hôm nay Sư cô kể các con nghe câu chuyện này - Sư cô ho một tiếng - Có một cậu bé trạc tuổi các con không may mồ côi cả cha lẫn mẹ. Không được có nơi nương tựa và không được dạy dỗ, cậu bé đó sớm trở thành trẻ bụi đời kiếm sống bằng cách trấn lột những đứa yếu hơn mình. Vậy nên cậu bị mọi người xa lánh và khinh ghét. Có một điều mà những người khinh ghét cậu không biết, đó là cậu cũng bị những đứa mạnh hơn mình đánh đập và trấn lột lại. Cậu chỉ có duy nhất bài học mạnh hiếp yếu, chưa bao giờ được học thông cảm và tha thứ... 

Bọn nhỏ nhìn nhau bối rối. Bên ngoài, cô Thịnh nén hơi thở mạnh, nóng mặt nhận ra mình là người lớn mà cũng như thằng Khánh và mấy đứa nhỏ vô tâm kia.

Cô Thịnh rón rén rời khỏi cánh cửa rồi cô đi thật nhanh, hy vọng thằng Chinh chạy chưa xa cổng chùa lắm.

*

Bọn con gái điệu đàng thì tập kịch về nàng công chúa muốn kết xâu chuỗi bằng giọt sương, nhóm của Khánh tập kịch Vua Khỉ, còn thằng Chinh đóng vai Ông Bán Thịt.

Cuối năm, công việc thợ may bận bịu kinh khủng mà cô Thịnh tự tay cắt may cho thằng Chinh cái tạp-dề có cái túi to tướng hình trái tim cách điệu ngộ nghĩnh trước bụng. 

Khánh hơi ghen tỵ khi thấy má mình chăm chút cho vai diễn của thằng Chinh, nhưng rồi nhìn thấy thằng Chinh đỏ mặt ngượng ngùng khi được chăm sóc thì Khánh lại thấy nao nao, nhìn thằng Chinh lúc này quá khác với mấy khi. Khánh bỗng muốn tự mình làm gì đó.

- Mày thích đóng vai Vua Khỉ không thì tao đổi cho? - Khánh buột miệng.

Mấy đứa đứng quanh đó tròn xoe mắt kinh ngạc, Vua Khỉ là một vai quá tuyệt vời đứa nào cũng thích, thằng Khánh phải bốc thăm mới được, chưa lên sân khấu mà mấy đứa đã gọi Khánh bằng biệt danh Vua Khỉ rồi.

Bọn nhỏ ngạc nhiên hơn khi thằng Chinh lắc đầu, khăng khăng chỉ muốn làm Ông Bán Thịt.

Chỉ mình Sư cô hiểu, Chinh đã lỡ gây nhiều ân oán mà câu chuyện cổ tích này ý nghĩa thâm sâu - Đức Phật từ bi cứu độ chúng sanh không phân biệt. 

Chinh ước mong mình cũng được như ông bán thịt. 

Nguyên Hương

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin