Có tình yêu nào hơn tình yêu của Cha và Mẹ
17:17:48 - 24/07/2013
(PGNĐ) - Tháng Bảy lại về, mùa báo hiếu lại đến. Không khí se lạnh của những ngày đầu thu làm cho chúng ta cảm thấy chạnh lòng nghĩ về cuộc đời, nghĩ về mẹ - về cha và cả Ông bà quá cố của chúng ta.
Khi đến mùa báo hiếu Vu Lan, con lại ngơ ngẩn bồi hồi nghĩ về mẹ. “Mẹ” là tiếng gọi mà từ khi ấu thơ con bập bẹ, và theo cả cuộc đời con, con vẫn gọi nhưng chẳng mấy ai hiểu được ý nghĩa thiêng liêng, chiều sâu và bến bờ của tiếng gọi đó. Phải chăng trong trái tim của mỗi chúng ta, mẹ gần gũi và quen thuộc.... và mẹ chính là đôi mắt sáng, là bờ vai, là giọng nói ấm áp, là cơm ăn, áo mặc, mẹ cũng là quê hương, là bến bờ chờ đợi con về sau mỗi khó khăn, vấp ngã hay là khi con thành đạt, vinh danh....
Suốt cả cuộc đời, tấm thân gầy của mẹ chỉ biết sống, hy sinh cho hạnh phúc của con, vì con mà mẹ chịu bao vất vả gian nan và cay đắng nghiệt ngã. Trong giông tố mẹ bảo bọc đời con, mẹ là ánh sáng soi đường, mẹ vô hình trong mỗi bước chân con, để con không bị lạc giữa đêm dài tăm tối. Nhiều lúc con như rơi xuống hố sâu tuyệt vọng trước những cạm bẫy nghiệt ngã của cuộc đời. Mẹ luôn là người có mặt bên con dắt dìu, an ủi, động viên, chắp cho con đôi cánh của niềm tin và hy vọng để con có nghị lực vươn lên đối mặt và tranh đấu cho sự sống vĩnh hằng.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình” – Vâng! Biển Thái Bình mênh mông nước thì tình thương yêu của mẹ dành cho con cũng dạt dào như thế.
Với tình yêu thương, sự hy sinh vô bờ bến đó có lẽ chỉ những ai làm cha, làm mẹ mới có thể thấu hiểu 1 cách trọn vẹn nỗi đắng cay cơ cực hay sự thống khổ đoạn trường của mẹ cha. Cô giáo Hồng Vân khi chăm con cũng đã công nhận: “Có con mới hiểu lòng cha mẹ” – Và bao người mẹ khác khi làm mẹ mới hiểu được.
Dòng thời gian cứ trôi, con của cha mẹ ngày càng lớn khôn và chúng con cũng dần dần phải xa cha mẹ. Tuổi thanh xuân tươi tắn hồn nhiên của chúng con được đắp đổi bằng những nếp nhăn trên gò má già nua kiệt sức, tiều tụy của cha mẹ. Sự khôn lớn của chúng con là nỗi cay đắng, gian nan vất vả của cha mẹ, vì sợ con mình thua chúng kém bạn mà cha mẹ phải lao tâm khổ trí, buôn tảo bán tần không ngại gian lao, không nề khó nhọc, thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương .... Vất vả ngược xuôi, mẹ cha vật lộn với đời cho con manh áo, miếng cơm, cái chữ… Dáng còng của cha dạy cho con sự nhẫn nại, kiên trì biết vươn lên trong cuộc sống, đôi vai mẹ hao gầy, khô cứng để con được cơm no, mặc ấm, được giấc say nồng.
“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”
“Thương con cha cực trăm chiều Đầu đêm sương trắng chịu nhiều gian truân Thức khuya dậy sớm tảo tần Con thành trai tráng cho còng lưng cha”
Tình yêu thương của cha bao giờ cũng kín đáo, cứng rắn và nghiêm khắc. Trái tim cha luôn luôn phải se lại, Cha trở nên một người lạnh lùng, nghiêm khắc trong ánh mắt nhìn con, lời nói của cha cứng rắn mỗi khi cha giáo dục cho con. Cha muốn con lắng nghe để hiểu, bởi:
“Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
Cha mẹ không muốn con sa đọa về tâm hồn và chìm đắm trong những thú vui vô bổ, cha mẹ luôn mong muốn tâm hồn con trong sáng, con chăm chỉ học hành để cha mẹ tự hào về con, được sung sướng khi thấy con mình vững vàng, thành đạt trong cuộc sống. Dường như điều gì tốt đẹp nhất cha mẹ cũng dành tất cả cho con cái. Tuy nhiên con cái không phải do cha mẹ lựa chọn mà được, không phải người con nào cũng ngoan ngoãn, giỏi giang mà có người bản tính vốn không tốt, nên đã không chịu tu luyện bản thân mà còn bất hiếu với mẹ cha, không nghe lời, sẵn sàng bỏ bê không chăm sóc lúc cha mẹ về già, thậm chí coi là gánh nặng mà bạc đãi mẹ cha.
Nhưng dù thế nào không bao giờ cha mẹ từ bỏ con cái, tình thương ấy tuôn trào như dòng nước bất tận vỗ về lên đời chúng con, ngay cả khi mẹ cha đã sức cùng lực kiệt. Sự bao dung và độ lượng của cha mẹ làm cho trong sâu thẩm tự đáy lòng của chúng con trào dâng niềm rai rứt xót xa. Tình nghĩa ấy, ân đức ấy lời lẽ nào nói cho hết, bút mực nào tả cho cùng.
“ Ngôn ngữ trần gian là túi rách Đựng sao đầy 2 chữ mẹ cha”
Thủa nằm nôi ai ai cũng được nghe bà, nghe mẹ ầu ơ câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”
Câu ca dao quen thuộc ấy đi theo con trên vạn nẻo đường đời nhưng có mấy ai cảm nhận thật sự ý nghĩa của nó... Vâng! Cha mẹ không bao giờ kể công lao sinh thành, dưỡng dục. Câu ca dao không chỉ ca ngợi công ơn dưỡng dục của cha mẹ mà đó cũng chính là lời nhắc nhở người con về công cha cao ngất như núi, nghĩa mẹ như suối nguồn trong lành tắm mát đời con, các con nên làm tròn bổn phận làm con.
Khi khôn lớn thành tài đã bay đi xa, chúng con mấy ai thật lòng nhớ ơn cha mẹ, đền đáp nghĩa sanh thành, chúng con đã quen được sự đùm bọc của cha, chăm sóc của mẹ nên cứ nghĩ rằng đó là bổn phận, là trách nhiệm của me cha mà quên đi ơn nghĩa sâu dày. Chúng con ích kỷ mãi lo vun vén cho mình, lo xây dựng tương lai mà quên đi cha mẹ đã già, hai mái đầu bạc đang cô đơn tựa của chờ trông con về “khơi ngọn lửa ấm” mong được con trẻ yêu thương chăm sóc, một lời an ủi chân thành tha thiết. Khi thua kém người đời con lại oán cha giận mẹ. Than ôi! Tội bất hiếu thật tày đình biết kể sao cho xiết. Ơn cha mẹ, con chưa một ngày quạt nồng ấp lạnh, nghĩa sinh thành con chưa báo đáp được cho cân.
Có ai đó đã làm thơ:
"Khi xưa tôi còn nhỏ Mẹ tôi đã qua đời Lần đầu tiên tôi hiểu Thân phận trẻ mồ côi Quanh tôi ai cũng khóc Thầm lặng tôi sầu thôi Để dòng nước mắt chảy Là bớt khổ đi rồi Hoàng hôn phủ trên mẹ Chuông chùa nhẹ rơi rơi Tôi thấy tôi mất mẹ Là mất cả bầu trời"
Giờ đây con mới cảm nhận được sự cô độc, lạnh lùng khi thiếu tình thương vô bờ của cha mẹ. Ai sẽ là người dỗ dành an ủi lúc buồn đau, ai nâng đỡ khi dòng đời xô đẩy? Chỉ cha mẹ là hy sinh tất cả cho con mà không đòi hỏi đáp đền. Cha mẹ là bến đổ bình yên, là cội nguồn yêu thương hạnh phúc. Không cha không mẹ là nỗi đau lớn nhất, bất hạnh nhất mà không gì có thể bù đắp được. Hạnh phúc thay khi còn cha mẹ, khi được cài bông hồng đỏ thắm tình yêu thương!
Vu Lan – những đôi mắt đang rưng rưng lệ khi nhìn màu hoa trắng. Hoa trắng, hoa trắng mẹ đã không còn. Hoa trắng được cài lên áo con. Đã bao mùa Vu Lan con nhặt hoa trắng bao lần - con nhặt nỗi đau quặn thắt. Mẹ ơi! vậy mà sao con vẫn thấy ngỡ ngàng, hụt hẫng khi nhìn màu hoa trắng tang thương. Nỗi đau bơ vơ mất mẹ lại ùa về như gió mùa thu. Tiếng chuông chùa vang lên, con lại muốn đi tìm mẹ nhưng biết tìm đâu? Vu Lan về, và con đi tìm mẹ trong ký ức, con tìm mẹ trong nỗi nhớ, trong những giấc mơ....
Chuông chùa trầm hùng ngân nga vang vọng như thức tỉnh chúng con quay về với đời sống thực tại, để lắng nghe, để hiểu và để cảm nhận ngọn nguồn yêu thương cao cả. Chúng con xin quì gối gửi lời cám ơn chân thành tới cha mẹ, đơn giản vì cha mẹ đã cho con được làm con của cha mẹ. Chúng con xin cám ơn ông bà vì những lúc cha mẹ bận làm việc đồng áng chưa kịp về ông bà đã bế ngửa con lên để gội đầu cho khỏi nước vào mắt, là những bữa cơm ông bà nịnh khéo để cháu ăn, là những bước đi đầu đời ông bà luôn hoan hô khích lệ con... Con có ông bà, cha mẹ nên con được sống trong tình yêu thương của gia đình, đã dạy con biết nói lời xin lỗi, dạy con bài học về lòng nhân ái và sự vị tha, con biết cách đứng lên trên thất bại của cuộc đời....
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”
Nếu còn cha mẹ, bạn hãy sung sướng và tự hào rằng mình là người hạnh phúc nhất, hãy cài cho nhau trên ngực áo một đóa hồng tươi thắm. Nếu bất hạnh vì đã mất mẹ mất cha thì hãy chia sẻ nỗi đau cho nhau bằng một đóa hoa màu trắng tinh khôi. Hãy cài hoa và hướng nguyện về người bằng tất cả những gì cao đẹp nhất trên cõi đời này!
PHẬT TỬ DIỆU HẰNG CHÙA VỌNG ÂN
Nguồn: vuonhoaphatgiao.com
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|