Chi tiết tin tức Diemist Nguyễn Đức Hiệp trong cỗ máy xuyên tạc về Phật giáo Việt Nam 17:47:00 - 27/09/2015
(PGNĐ) - Loạt ba bài viết của tôi về Diemist Nguyễn Đức Hiệp đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ bạn đọc. Số lượt truy cập tăng mạnh, bài sau nhiều hơn bài trước. Số lượt bạn đọc liên hệ với tôi cũng như like bài viết, like trang cũng đều tăng. Trước sự ủng hộ đó, tôi dự định sẽ tiếp tục loạt bài hộ pháp này.
Tôi không viết nhiều bài đến thế về một con người, dù họ tốt hay xấu, nhưng tôi cần viết rõ về hiện tượng bài xích nói xấu Phật giáo Việt Nam bằng một hình thức tương đối mới. Diemist Nguyễn Đức Hiệp là một trong số đó, khi viết về anh ta, anh ta lại nghĩ là tôi quan tâm đến cá nhân anh ta.
Mục tiêu bài xích nói xấu ác ý đối với Phật giáo Việt Nam đã có diễn tiến nhiều trăm năm
Ngay khi mới truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, mục tiêu của tôn giáo đến từ phương Tây là bóc gỡ tôn giáo truyền thống ra khỏi đời sống tâm linh người Việt Nam. Các phương tiện truyền thông cơ bản lúc bấy giờ là sách vở, diễn thuyết công cộng đã được sử dụng.
Hiện nay chúng ta còn đọc được những lời lẽ bài xích đạo Phật của Alexandre de Rhodes, rất hung hãn, dữ tợn. Quá trình truyền đạo tại Việt Nam nhiều trăm năm sau đó diễn ra song song với quá trình công kích, triệt hạ Phật giáo Việt Nam là một khía cạnh tất yếu trong việc cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam. Đó là bước đi mở đường cần thiết, dọn dẹp mảnh đất để ở đó diễn ra việc cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam. Việc bài xích nói xấu Phật giáo Việt Nam càng mạnh mẽ bao nhiêu, môi trường cải đạo càng thuận lợi bấy nhiêu. Từ đầu thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam đã bước đầu nhận thức được diễn biến cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam với 2 quá trình song song như đã nói. Vì vậy, công cuộc chấn hưng Phật giáo với sự đồng thuận cao đã được tiến hành ngay từ thập niên 1920. Trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, mâu thuẫn tôn giáo tại Việt Nam do các thế lực tôn giáo và chính trị gây ra đã được nhận diện và đi đến đỉnh điểm mâu thuẫn vào năm 1963.
Ở miền Nam, từ năm 1964, việc công kích, bài xích Phật giáo đã trở nên tinh vi hơn. Người ta ít nhắm vào đức Phật và giáo pháp của ngài, mà tập trung nhằm vào tăng đoàn, một tập thể tu sĩ hình thành tương đối lỏng lẻo, ít có tuyển chọn nghiêm ngặt, đương nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế.
Trên các bục giảng tôn giáo, người ta ít nói đến đạo Phật đối lập với các tôn giáo phương Tây, mà nói đến “mê tín dị đoan” và những người “hành nghề mê tín dị đoan”, “thầy cúng” như một sự ám chỉ hướng vào tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Việt một cách chung chung.
Tuy nhiên, vẫn có có những điểm nóng chế tác riêng để hướng vào Phật giáo, như trường hợp Huệ Nhật, một tu sĩ Phật giáo cải đạo. Những người khai thác Huệ Nhật sử dụng mọi phương thức truyền thông, từ tòa giảng cho đến những cuộc gặp riêng, gặp nhóm. Trong những buổi gặp riêng, lời lẽ của Huệ Nhật không khác gì lời lẽ trên một số trang facebook hiện nay, bịa đặt, xảo trá, hướng vào các nhà lãnh đạo Phật giáo và chư tăng ni.
Trên phương tiện truyền thông đại chúng, thì có quyển sách “Từ áo cà sa đến thập tự giá”. Quyển sách kể về môi trường áo cà sa theo kỹ thuật “lời chứng”, tất nhiên nhằm vào tăng đoàn Phật giáo. Cho nên, có thể nói, công kích nhằm vào tu sĩ Phật giáo đã là một khuôn mẫu hành động quen thuộc của những kẻ bài xích, công kích Phật giáo. Đối với trường hợp Huệ Nhật, không nên chỉ nhìn thấy một con người này, mà cần nhìn thấy cả một bộ máy phía sau, gồm những người tổ chức, đạo diễn, hưởng ứng, cổ võ hoạt động của Huệ Nhật trong mấy mươi năm liên tục công kích, triệt phá Phật giáo Việt Nam, tạo môi trường cho việc cải đạo. Trong việc công kích, bài xích Phật giáo nhằm vào mục tiêu triệt hạ tôn giáo truyền thống của dân tộc, các tôn giáo đến từ phương Tây có chung một chiến tuyến, tuy bề ngoài có vẻ chỉ phối hợp hành động. Họ có cùng nhận thức rất rõ ràng rằng làm tu sĩ Phật giáo tai tiếng thì đương nhiên hệ quả là sự sụt giảm ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam đối với quần chúng. Sự sụt giảm ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam trong quần chúng chính là mội trường cải đạo lý tưởng và cần thiết. Vì vậy, đây là một diễn tiến liên tục, tận dụng mọi cơ hội.
Trong khi đó, từ sau 1975, Phật giáo Việt Nam ngày càng tỏ rõ ít quan tâm hơn đến hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo. Một phần do có lẽ vì các tôn giáo phương Tây không còn nắm các phương tiện thông tin đại chúng trong một thời gian dài. Do đó, có vẻ như sự công kích, bài xích Phật giáo có vẻ lắng dịu. Thực ra không phải. Đây chính là thời kỳ mà Huệ Nhật hoạt động mạnh. Phía Phật giáo cũng thường đơn giản, hiền hậu, thường ít suy nghĩ sâu xa, cho nên vấn đề không được nhìn nhận một cách đầy đủ toàn diện.
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Truyền thông thế hệ F và việc tăng cao hoạt động công khai, bài xích Phật giáo Việt Nam nhằm mục tiêu cải đạo
Truyền thông thế hệ F được dùng để chỉ thời kỳ facebook phát triển. Trước sự xuất hiện của internet, với web và facebook, cục diện truyền thông tôn giáo đã có chuyển biến.
Truyền thông internet phục vụ cho việc cải đạo, thì nó ắt phải đẩy mạnh công kích, bài xích Phật giáo Việt Nam theo khuôn mẫu cổ điển đã có. Tuy nhiên, web và blog khiến cho hoạt động cải đạo có thể chia hẳn ra làm hai. Người đi truyền đạo có thể không còn nhất thiết phải là người đứng ra công kích bài xích Phật giáo. Người bài xích, công kích đạo Phật có thể đóng giả vai trò khác đi, không trong tư cách người truyền đạo mà chỉ đơn thuần làm công việc có thể dưới vỏ bọc làm trong sạch Phật giáo, hay tiếp cận vấn đề từ khía cạnh lịch sử, không vị lợi cho tôn giáo nào.
Việc tách hẳn ra hai chiều kích như thế khiến cho việc che dấu động cơ tôn giáo, ngụy trang mâu thuẫn tôn giáo trong hoạt động bài xích, đả kích Phật giáo trở nên tinh vi, khéo léo hơn. Bài viết này nhằm chỉ ra rằng về thực chất bài xích, công kích Phật giáo, triệt hạ uy tín Phật giáo, nhằm mục tiêu gây tổn thương cho hình ảnh Phật giáo cũng vẫn nằm trong hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo, là một công đoạn cần thiết cho việc cải đạo. Thực chất, bài xích, công kích Phật giáo cũng nhằm mục tiêu cải đạo, đó đều là hoạt động cải đạo, dù là nấp dưới danh nghĩa phê phán mặt tiêu cực trong đạo Phật.
Để lý giải về Diemist Nguyễn Đức Hiệp, cần hiểu được đặc điểm cơ bản về mặt lý luận này. Thấy được yếu tố cải đạo trong hành vi của Diemist Nguyễn Đức Hiệp chúng ta sẽ dễ dàng lý giải được những hiện tương tương tự, tổng kết thực tiễn, từ đó rút ra những nghiên cứu lý luận cần thiết để đối phó.
Mục tiêu trên hết của bất kỳ Diemist nào cũng đều là cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam. Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu và vợ, Ngô Đình Cẩn đều là những kẻ cải đạo tín đồ Phật giáo quyết liệt nhất và dẫn tới đỉnh điểm mâu thuẫn tôn giáo vào năm 1963. Diemist (những kẻ theo Diệm) nào thì cũng đều có chung mục tiêu tối cao đó. Dù làm nhiệm vụ gì, công kích, bài xích tôn giáo truyền thống là Phật giáo hay tích cực truyền bá cho tôn giáo mới từ phương Tây, tất cả Diemist đều vì mục tiêu tối cao là cải đạo tín đồ Phật giáo.
Diemist Nguyễn Đức Hiệp và những trường hợp tương tự có thể đều được xác định là không hành động riêng lẻ, mà đều có sự phân công. Trên từng mảng lòng tin Phật giáo mà Nguyễn Đức Hiệp và các Diemist ra sức phá vỡ, những người cải đạo đi sau sẽ khai thác những mảng vở lòng tin đó, trồng cấy vào đó niềm tin tôn giáo phương Tây. Từ mấu chốt này chúng ta sẽ lần ra toàn bộ vấn đề.
Chúng ta đã thấy những trang web, trang blog mở ra chỉ để nhằm mục tiêu bài xích, công kích Phật giáo. Đó là những bộ phận của cổ máy cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam. Nhưng để viết bài trên web, blog, tuy có thể viết sai ngữ pháp, đầy lỗi chính tả, giọng văn thấp thỏi quê kệch nhưng để viết thành bài, không thể dùng đến những thành phần hạ lưu, thất học, chỉ biết chửi thề, nói tục. Không thể làm web, blog bài xích Phật giáo chỉ với lòng thù hằn, phục hận tôn giáo, mà cần tối thiểu một trình độ học thức nhất định, không có chỗ cho nhưng Diemist hạ lưu, cục súc, lổ mảng, thất học.
Những Diemist cục súc, hạ đẳng phải chờ đến thế hệ truyền thông sau web, blog, là facebook, mới có thể nhảy lên vũ đài tấn công Phật giáo. Diemist Nguyễn Đức Hiệp là một trong những trường hợp như vậy.
Với tính chất cá nhân hóa của facebook, thì người làm truyền thông không còn cần đến lời lẽ. Vài cái hình, không xác định rõ ràng xuất xứ, vài câu bình luận loại hè phố, vài câu chửi thề, văng tục là có thể làm thành một đơn vị facebook, đành tạm gọi là “bài”, dù từ bài không thích hợp với loại đơn vị như thế của facebook.
Sau khi khái quát vấn đề như thế, ứng dụng lý giải trường hợp của Diemist Nguyễn Đức Hiệp thì chúng ta thấy rõ những đặc trưng như thế. Nguyễn Đức Hiệp là Diemist tham gia vào công đoạn đầu tiên cải đạo tín đồ Phật giáo với phương tiện thích hợp với trình độ hạ lưu của anh ta, môi trường để anh ta bài xích, công kích Phật giáo Việt Nam bằng cách thức thô bỉ, tục tằn, dơ bẩn nhất.
Chúng ta đừng nghĩ là cách làm như thế là vô dụng, vô giá trị. Cách trình bày đơn sơ cũng có lợi thế nhất định của nó, cũng như thích hợp với một số đối tượng. Điều trước tiên là nó mang đến cho những Diemist hạ lưu, vô học, vô văn hóa một không gian hoạt động. Từ đó, chúng biến mỗi bài facebook thành những ca phê đấu tu sĩ Phật giáo nho nhỏ. Chỉ cần vậy là hoàn tất công đoạn mà chúng được giao phó nhiệm vụ.
Hạ cấp, đơn giản, thô sơ chỉ cần vài tấm hình, vài câu chửi là thành bài, nên loại như Diemist Nguyễn Đức Hiệp cứ tha hồ sản xuất đều đều những bài như thế, hầu như không có giới hạn về ý tưởng, ngôn ngữ. Đề tài như vậy cứ được xào nấu lại, chỉ cốt làm sao gây tôn thương hình ảnh tu sĩ Phật giáo, mở đường cho việc cải đạo đến mức nào hay mức đó.
Đây cũng là cách triệt hạ ảnh hưởng Phật giáo Việt Nam phục vụ mục tiêu cải đạo một cách rẻ tiền nhất. Vì người đứng ra nhận thuê mướn không cần trình độ, chỉ cần bạo miệng chửi thề, nói tục là có sản phẩm.
Tác động và hệ quả mà facebook đem đến hiện nay vẫn là điều chưa được biết đến đầy đủ. Không thể xem facebook là một thứ mini blog, vì facebook có phương thức kết nối riêng, có thể có sức lan truyền rất rộng rãi, tùy ở người sử dụng. Việc các nhà lãnh đạo Phật giáo, các phương tiện thông tin chính thức của Phật giáo Việt Nam làm ngơ trước luồng truyền thông bài Phật giáo Việt Nam trên mạng internet theo tôi, không thể là giải pháp hay. Làm như không biết đến không có nghĩa là những cách thức cải đạo, phá hoại niềm tin Phật pháp như thế hoàn toàn không có tác dụng gì hết.
Vấn đề không phải ở Nguyễn Đức Hiệp hay những kẻ tương tự trên facebook mà vấn đề nằm ở chỗ những người đứng đàng sau Nguyễn Đức Hiệp, nhưng kẻ phân công Nguyễn Đức Hiệp vào vị trí mở đường đánh phá niềm tin Phật giáo. Bạn đọc phật tử chúng ta cần thấy ngọn nguồn của vấn đề, hiểu được quy trình và phản ứng có hiệu quả.
Nhận thức đúng bản chất sự việc đã là một cách phản ứng hiệu quả. Cần nhận ra rằng không có “Phật bút”, “Hộ pháp” nào hết, mà chính là những thế lực muốn cải đạo tín đồ Phật giáo giả danh được phân công để bôi bẩn hầu như tất cả tu sĩ tín đồ Phật giáo, mở đường để những người trực tiếp đến cải đạo làm những việc tiếp theo. Trong đó, Diemist Nguyễn Đức Hiệp là một trường hợp khá tiêu biểu, có thể làm mẫu vật để nhận diện những trường hợp còn lại.
Minh Thạnh
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |