Chi tiết tin tức

Sẽ cấm đổi tiền lẻ trong hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội

17:29:00 - 16/01/2015
(PGNĐ) -  Những hành vi nhét tiền lẻ vào miệng, vào tay tượng phật, rải tiền lẻ khắp nơi trong đình chùa… liệu có giảm, khi rất có thể mùa lễ hội 2015, Bộ VH-TT-DL sẽ cấm hoàn toàn việc đổi tiền lẻ trong khu vực di tích? 
Bộ VH-TT-DL “đón trước” mùa lễ hội 2015 bằng Công văn 71 về việc tiếp tục chấn chỉnh quản lý, sử dụng, lưu thông đồng tiền có mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội. Công văn nêu rõ nhiệm vụ của cơ quan quản lý: rà soát không để các hoạt động dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch tồn tại trong khuôn viên di tích và lễ hội. Bên cạnh đó cũng vận động, hướng dẫn du khách thực hiện nếp sống văn minh, sử dụng đồng tiền hợp lý, có mục đích văn hóa. Công văn nhắm tới khắc phục tình trạng sử dụng tùy tiện đồng tiền VN (đặc biệt là tiền mệnh giá nhỏ) và tiền quốc tế (nếu có) trong các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội.
 
rai-tien-2_dnqd
 
Du khách rải tiền lẻ khắp nơi trong chùa chiền, di tích – Ảnh: Ngọc Thắng
 
Phải đặt cho đúng nơi đúng chỗ
 
 “Năm vừa rồi thật ra cách sử dụng tiền trong lễ hội khá lên nhiều. Vì bản thân thanh tra chúng tôi cũng càn quét kinh khủng”, ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL, nói và cho biết thêm: “Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng để tiền lẻ ở chân tượng, ở mặt trống chùa Bái Đính, ga cáp treo ở Giải Oan. Dân vẫn còn ngồi đổi tiền lẻ. Còn ban quản lý không quan tâm để nhắc cho triệt để”. Cũng theo ông Phúc, quan điểm của ông rất rõ ràng là không thể cấm dân đặt tiền giọt dầu vì nó là tín ngưỡng lâu đời. “Nhưng phải đặt cho đúng nơi đúng chỗ. Không thể vứt tiền lẻ bừa bãi được”, ông Phúc nói.
 
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo, cũng nhận xét hiện người dân có nhiều hành vi dâng lễ bằng tiền rất không ổn. Họ ném tiền trắng xóa mặt hồ, nhét cả vào tay vào miệng tượng phật. “Không bàn đến nguyên nhân sâu xa nhưng chỉ nội hành vi ấy cũng cho thấy lệch lạc. Thậm chí nó còn hình thành cả trào lưu. Tất nhiên, khắc phục không chỉ trong ngày một ngày hai đâu”.
 
Không cho phép đổi tiền lẻ trong khu vực lễ hội
 
Về các dịch vụ đổi tiền của người dân thực hiện trong khu di tích, TS Nguyễn Minh Hằng, Trường ĐH Luật Hà Nội, nói: “Văn bản của Ngân hàng Nhà nước quy định có một hoạt động ngân hàng là hoạt động ngân quỹ. Dịch vụ ngân quỹ có liên quan đến việc đổi tiền và thu phí cho việc đổi tiền. Nếu coi việc đổi tiền chẵn lẻ là một hoạt động của dịch vụ ngân quỹ đó, và nếu xét là một giao dịch dân sự bình thường thì đó là một hoạt động có thu phí. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước là nơi duy nhất được thực hiện dịch vụ này”.
 
Cũng theo ông Phúc, Ngân hàng Nhà nước mời Bộ sang làm việc, có công văn đề nghị Bộ phối hợp. Chính vì thế, nhiều khả năng tới đây Bộ VH-TT-DL sẽ có chỉ thị tiếp, trong đó nêu rõ không cho phép các hộ kinh doanh đổi tiền lẻ trong khu vực lễ hội. “Ngân hàng có văn bản chính thức. Việc sử dụng tiền lẻ như thế nó là nhu cầu ảo về tiền, làm hư hỏng tiền. Rồi không có tiền lưu thông nên ngân hàng lại phải in thêm tiền lẻ lưu thông. Nó vừa tốn kém công in, quản lý, bảo quản”, ông Phúc nói. 
 
1891480_10152286045396614_1896599251_o_2ihkgh3qrf8kr
 
Cấm đổi tiền lẽ để tránh những hành động nhét tiền “không đẹp mắt” như thế này – ảnh: Internet
 
“Người đi lễ cũng nên biết ngày xưa các cụ đặt tiền như thế nào. Các cụ có dâng lễ nhưng phải thông qua ông thầy chứ không phải cứ đi mà nhét lung tung thế được đâu. Họ dâng lễ thông qua ông thầy, sau khi dâng sớ thì có cái gọi là xin cung tiến…”, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo khẳng định.
 
Trinh Nguyễn
Theo báo Thanh Niên
** Title do TGPG.VN đổi lại
 
Cần xác định đúng vai trò của lễ hội mới
 
Báo cáo của Bộ VH-TT-DL tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 ở 3 điểm cầu: Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng ngày 15.1 có nhắc tới lễ hội mới. Đó là các hoạt động lễ hội ngành nghề, với mục đích quảng bá sản phẩm làng nghề và xúc tiến thương mại, phát triển du lịch. Quy mô tổ chức chủ yếu là cấp tỉnh.
 
Đánh giá của Bộ VH-TT-DL về các loại hình lễ hội mới xuất hiện không được khả quan. Theo đó, bên cạnh những mặt tích cực, loại hình lễ hội này đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế cần phải điều chỉnh trong thời gian tới. Đặc biệt là chưa có sự điểu chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, loại hình này lại chưa có chương trình hoạt động phong phú, kịch bản nhiều chương trình giống hệt nhau.
 

Tuy nhiên, TS Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH-TT-DL Lào Cai, lại coi đây chính là cách để có thể gây các dấu ấn du lịch, dấu ấn kinh tế. Vấn đề là bản thân các tỉnh chưa hề biết cách tổ chức các lễ hội để tạo cú hích kinh tế, văn hóa. “Cần xác định đúng vai trò của các lễ hội, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả để tạo nguồn thu lớn cho địa phương và cả nước. Từ các lễ hội có thể đẩy thành các tuần văn hóa, sự kiện văn hóa”, ông Sơn nói.

 
 
 
 
 
 

- See more at: http://www.thegioiphatgiao.vn/dactrung/se-cam-doi-tien-le-trong-hoat-dong-van-hoa-tin-nguong-le-hoi#sthash.S8pySP2E.dpuf

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin