Chi tiết tin tức Gian dối trong video bôi xấu tu sĩ Phật giáo 16:26:00 - 17/12/2014
(PGNĐ) - Trong sự lan truyền nhanh chóng trên mạng video clip bôi xấu một tu sĩ Phật giáo ở Nha Trang – Khánh Hòa, tôi được một bạn đọc gọi điện báo vào xem. Bạn đọc này cũng hỏi tôi về độ tin cậy của đoạn video.
Tôi chưa gặp người được nói là tu sĩ trong phim bao giờ, trước đây cũng chưa xem ảnh, nên tất nhiên là không thể có ý kiến kiểm chứng.
Tuy vậy, xem qua đoạn video trên, tôi thấy có một số điểm gian dối. Không phải chỉ là đáng ngờ mà rõ ràng có gian dối. Bạn đọc có thể dễ dàng tự đối chiếu với những ghi nhận ở đây để có kết luận về những điểm gian dối đó.
Đoạn video này được giới thiệu là tự quay. Tức là không có người thứ ba cầm camera. Điều này không đúng, vì trong đoạn video camera có di chuyển theo đường cong, cho thấy có một người cầm máy. Bố cục hình ảnh, vị trí đối tượng thu hình… cho thấy người cầm máy không phải là hoàn toàn nghiệp dư trong loại phim như thế.
Tuy cách xử lý ánh sáng, lấy nét cho thấy người quay phim không hẳn là người chuyên nghiệp, nhưng cũng không đến nỗi quá non tay như một người không có kinh nghiệm gì.
Người đàn ông trong video có vẻ giống với người trong các bức ảnh dù khó kiểm chứng vì không nhìn rõ mặt. Nhưng đối chiếu ảnh và video chúng ta sẽ thấy sự khác biệt ở:
- Tóc: Người đàn ông trong video nhiều tóc hơn, có vẻ hớt cao, thay vì cạo đầu như người trong ảnh.
- Chân mày: Người đàn ông trong video có chân mày rậm hơn, dày hơn, nét lớn hơn, so với người đàn ông trong ảnh, long mày có vẻ nhỏ nét hơn
Nơi chụp ảnh và nơi thu hình cũng khác nhau:
- Màn cửa sổ và cửa chính trong hình chụp màu vàng đậu phộng, trong khi màn cửa trong video màu xanh lá cây nhạt.
- Nền gạch trong ảnh chụp màu vàng sẫm, trong khi nền gạch trong video màu sáng, nhìn qua vải mùng có vẻ như trắng xám hay trắng xanh, không nổi rõ viền khung ca rô trắng như trong ảnh chụp.
Mặc dù những người làm video clip (gồm cả phần ảnh chụp) trình bày đoạn video hình ảnh động như là việc đi vào chi tiết của các ảnh chụp, nhưng quan sát kỹ bối cảnh có thể thấy nơi chụp ảnh và nơi quay video là 2 căn phòng khác nhau.
Những nhận định ban đầu như trên cho thấy việc làm gian dối, không trung thực. Chỉ cần chú ý một chút đến những chi tiết về địa điểm thì cả đoạn video đã có những chi tiết mâu thuẫn, không khó để người xem phát hiện.
Trong điện ảnh, việc duy trì sự liên tục một cách thuyết phục khi một cảnh quay một trường đoạn tại một địa điểm buộc phải thu hình cách quãng là điều khó. Việc này do thư ký trường quay đảm nhiệm. Trong thời kỳ phim nhựa, thư ký trường quay phải lập sổ ghi chép cẩn thận. Không vững là có vấn đề ngay nếu ghi nhận dưới góc độ chuyên môn. Thường người xem phim chú tâm nhiều hơn vào nhân vật, bỏ qua bối cảnh. Nhưng để tìm ra vấn đề cũng không khó, nếu người xem được lưu ý như trong trường hợp này.
Rõ ràng là những người dựng, ghép lời bình đoạn video này đã tự bộc lộ những vấn đề gian dối của mình.
Minh Thạnh
Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn riêng của cư sĩ phật giáo hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |