Chi tiết tin tức

Thấy gì qua hai khóa tập huấn truyền thông Phật Giáo?

15:08:00 - 02/05/2016
(PGNĐ) -  Là dân tay ngang song đam mê viết và theo sát dòng thời sự, lại có lòng tin Phật, tôi cho là mình có may mắn khi dược cả hai khóa tập huấn nghiệp vụ truyền thông Phật giáo tổ chức ở hai miền: Bảo Quang Tự (Chùa Ba Vàng) – Quảng Ninh và tại Thiền viện Quảng Đức TP HCM. Để có mặt và tham dự xuyên suốt hai khóa tập huấn ấy, cho dù ngắn ngày, song tôi phải cố gắng và có sự giúp đỡ vì đường xá xa xôi. Vừa về nhà sau khi kết thúc lần tập huấn thứ 2, tôi ngẫm lại và thấy một số điều nho nhỏ:
  1. Giáo hội thấy vấn đề:

Từ “tư thế” tương đối khép kín với truyền thông, những bậc có trách nhiệm trong giáo hội Phật giáo VN đã cho thấy đã nhìn  ra vấn đề thông qua những phát ngôn ở cấp cao về sự nhập thế và bàn nhiều về thế giới hội nhập, tinh thần hòa đồng tôn giáo và đồng hành với dân tộc, yếu tố công nghệ và các trào lưu mới, giới trẻ và đặc biệt nhấn mạnh vai trò truyền thông trong kết nối sinh hoạt tôn giáo (Phật) và công tác – sự kiện Phật sự nói riêng với xã hội và thế giới mở ngày nay, nhìn thấy truyền thông là phương tiện tuyệt vời để chấp cánh cho công tác hoằng pháp cũng như giúp gắn kết giáo hội về thông tin. Những ý này thấy rõ trong phát ngôn của những bậc tôn túc qua nhiều diễn đàn chính thức. Trong bối cảnh thuận lợi đó, sau khi một ban chuyên trách thuộc Hội đồng trị sự ra đời (Ban TTTT TW), hai khóa tập huấn đã được tổ chức tương đối công phu và có kết quả nhất định thể hiện nỗ lực hình thành đội ngũ làm truyền thông  trong Giáo hội – một công tác mới mẻ.

  1. Những khó khăn:

Để hình thành một cách căn cơ hoạt động có tính chuyên nghiệp cao và không dễ (truyền thông), hai khóa tập huấn chớp nhoáng như đã nói đến là quá ít. Bất chấp những ý kiến cho rằng nhiều vị tu sĩ làm truyền thông Phật giáo có vốn văn  hóa và được đào tạo sâu về Phật học cũng như kinh nghiệm nhất định về truyền thông, nhưng để  đạt một “chuẩn” nào đấy có tính nghề nghiệp thực sự khó khăn, đau đầu. Để chạm “chuẩn” đội ngũ quản trị, biên tập, phóng viên, cộng tác viên thuộc Ban TTTT TW và Ban TTTT các Tỉnh thành Phật giáo phải giải tốt bài toán không dễ: có nghề về truyền thông nói chung và nắm chắc yêu cầu truyền thông đặc biệt pha lẫn giữa thông tin và hoằng pháp, thêm yêu cầu kết nối thông tin trong giáo hội và phục vụ công tác tổ chức, lãnh đạo, quản lý của giáo hội. Chuyện nhà báo đào tạo chỉn chu đại học và sau đại học báo chí lại không đứng được với nghề, không để lại dấu ấn, không có tác phẩm báo chí xứng tầm, phải sống bằng tay trái không ít, cho thấy sự khắc nghiệt của nghề báo. Những để làm báo Phật giáo, nói chính xác là truyền thông Phật giáo đúng nghĩa, đúng yêu cầu về Đạo, luật pháp, nghề nghiệp..nan giải vô cùng. Gác lại vế nghiệp vụ, chỉ riêng hiểu đạo sâu sắc và khai thác các kênh truyền thông để “truyền đạo” lồng ghép với thông tin có tính thời sự là chuyện tinh tế lắm. Một tu sĩ uyên thâm và có phẩm hạnh cao, có thêm đam mê truyền thông và nhận thức được vai trò truyền thông Phật giáo hoàn toàn có thể “hành nghề” rất chi nghiệp dư, dễ dàng va phải những tai nạn nghề nghiệp đau đớn, và chuyện này thì dễ dàng liệt kê.

Thêm một khó khăn khác chính là ánh nhìn của công chúng vốn quen thuộc với sự trầm lắng nghìn năm của áo lam, nét thiền, họ gần như miễn cưỡng “chấp nhận” quý tăng ni khả kính vật lộn với thiết bị công kềnh hiện đại, chạy xấp ngã tác nghiệp và tranh biện nảy lửa trên các trang báo.. Tại khóa tập huấn vừa kết thúc mấy ngày, ngay phòng ăn Thiền viện Quảng Đức, tôi được nghe tâm sự của một tham dự viên, một sinh viên quê Nghệ An, học ở Thủ Đức, đến nghe (thính giảng) các giảng viên trình bày như cơ hội nâng cao hiểu biết. Em ấy nói gì? “Chú ơi, tụi con tin Phật, chỉ muốn các Thầy làm gương, làm chỗ dựa tinh thần, những việc như truyền thông để hạng cư sĩ như tụi con làm”. Đấy cũng là nhận thức của một Phật tử, có lẽ không phải duy nhất, quần chúng chưa quen với “nghề” mới của các tăng ni, các “nhà báo” Phật giáo vất vả nhiều là đương nhiên.

  1. Cái đã có:

Truyền thông Phật giáo đã có đội quân chủ lực có tính chuyên nghiệp cao tập hợp nhân sự có nghề, có kinh nghiệm, có tâm với Phật. Ở đâu vậy? Đấy là đội ngũ làm báo Phật giáo ở Hà Nội, TP HCM: kênh truyền hình An Viên, Phatgiao.org, Giác Ngộ, Đạo Phật ngày nay... Một số cây bút sắc xảo, uyên thâm về nghề và Đạo đã đứng vững trong lòng nhiều bạn đọc. Đấy thực sự là vốn quí, nhưng – thành thực mà nói- quá ít, chưa đủ làm đầu máy kéo đoàn tàu đa phần nghiệp dư, lúng túng trong con chữ và phương pháp đưa tin, viết bài.

  1. Những việc cần làm ngay:

Thành thực xin lỗi nếu do nhiệt tâm mà lạm ngôn, nhưng vẫn muốn góp chút ý kiến vì cái chung: trong khi không thể ngày một ngày hai giải căn bản bài toán xây dựng củng cố và định hình công tác truyền thông Phật giáo, nếu trước mắt có một khóa tập huấn nghiệp vụ lần thứ 3, có lẽ chương trình nên quan tâm đến mấy việc cấp bách sau thay vì ôm đồm chuyển giao một khối lượng kiến thức lớn hay chủ trương chính sách “hoành tráng”. Mấy việc ấy là gì?

-             Có một chuyên đề đại loại như “Hiệu ứng xã hội và lợi ích Giáo hội” để giải quyết thiết thực hai vế truyền thông – Phật giáo, chuyên đề này – từ tiêu đề-  có lẽ có tính khái quát và cần thiết trong tình hình hiện nay khi truyền thông phật giáo không tậptrung, thiếu định hướng. Nếu được góp ý, có lẽ xin đề xuất một chuyên đề tiếp theo “Luật pháp và truyền thông” để bảo vệ người làm báo Phật giáo. Lại bạo gan đề xuất tiếp một chuyên đề có tính thực hành: kỹ năng làm báo chuyên nghiệp qua kỹ thuật phóng vấn, điều tra, sử dụng ngôn ngữ báo chí, chụp ảnh, và đặt tựa... Những “đặt hàng” như thế từ vị trí người trong cuộc hy vọng giải quyết nhanh, khẩn trương ở mức tối thiểu cho số đông những người làm báo Phật giáo có tính nghiệp dư.

Một số suy nghĩ qua hay lần tập huấn, nhìn về khóa tập huấn có thể có trong tương lai gần cùng trăn trở cho cái chung, hy vọng trên tinh thần từ bi, được thông cảm bỏ qua nếu câu chữ và ý nghĩ có gì thất thố.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

 

 

 

 

Nguyễn Thành Công

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin