Chi tiết tin tức

Tin nhân quả thì họ nói Kế Đô, La Hầu... kệ họ!

13:01:00 - 16/02/2016
(PGNĐ) -  Thật sự xem những hình ảnh như hình dưới đây, tôi rất buồn và thương những anh chị đi lễ như thế. Buồn vì người ta xem Phật, Bồ-tát hay các vị Thánh là nơi trao đổi, xin cho theo kiểu như chợ đời bon chen, giành giựt nhau. 

le chua.jpg
Ngổn ngang mùa lễ hội đầu năm - Ảnh: B.M

Buồn vì có một số nói là đi chùa lễ Phật nhưng chưa bao giờ hành trì và hiểu con đường của Đức Phật đã đi, một con đường rất đẹp và thanh tịnh. 

Thương vì người ta sao khổ thế, vì cái tham, vì sự sợ hãi nên đụng đâu bám đó, ai làm mình làm, ai cúng mình cúng, ai nói gì cũng nghe mà không biết đúng hay sai, không tạo một hạnh phúc thật sự trong nội tâm của chính mình.

Xậy dựng con đường an lạc, cuộc sống hạnh phúc khi và chỉ khi mọi người cần quay về nương tựa chính mình, nương tựa nơi những giá trị tốt đẹp của chánh pháp, của những người đồng hành thật sự và sống với bản tánh thanh tịnh an vui.

Tin vào nhân quả thì dù người ta nói mình sao Kế Đô, La Hầu hay tam tai đi chăng nữa, thì mình vẫn cứ an nhiên mà sống, mà vui và cứ thở và cười.

Huỳnh Đăng Khoa

Bàn về hái lộc

Mùa Tết dân mình có thói quen vui chơi, du xuân, trẩy hội đến hết tháng Giêng - thật đúng với câu: "Tháng giêng là tháng ăn chơi".

Một trong những tập tục cổ truyền là đi chùa xin lộc. Tại các chùa chiền các sư chuẩn bị sẵn những gói lộc đỏ đựng gạo, thơ đạo chúc xuân bằng chữ thư pháp... nhằm trao cho du khách những ý niệm về điều tốt lành, may mắn trong năm mới. Đây quả là một việc làm tốt, có ý nghĩa tâm linh.

Không khí nhộn nhịp đầu năm lan tỏa trên khắp mọi miền đất nước, đông đảo người dân, Phật tử đi lễ chùa ngày càng đông và cao điểm nhất là ngày rằm tháng Giêng hàng năm.

Tuy nhiên có rất đông người lén lút quay ra bẻ, hái các cành lá những loại cây tượng trưng cho ý nghĩa phúc lộc như mai, đào, quất... Và hệ lụy để lại cho cảnh chùa sau đó là hàng loạt cây bị bẻ cành, ngắt hoa, vặt lá. Thật quá xác xơ và tệ hại!

Thiết nghĩ, phong tục đi chùa dịp Tết nguyện cầu cho quốc thái, dân an, gia đình hạnh phúc là điều đáng quý, đáng trân trọng. Tuy nhiên, việc ngang nhiên phá hoại cây xanh vì mục đích cá nhân là một việc làm xấu cần được ngăn chặn, phê phán. 

Tình trạng này sẽ sớm được chấm dứt một khi ý thức con người được đề cao hơn nhằm góp phần làm bản sắc dân tộc Việt ngày thêm tươi đẹp.

Nguyễn Công Khanh

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin