Chi tiết tin tức

Người dân Campuchia tổ chức lễ hội Pchum Ben 2017

16:48:00 - 13/09/2017
(PGNĐ) -  Nếu như Việt Nam có ngày lễ Vu Lan báo hiếu, dịp để hiếu tử hiền tôn tưởng nhớ đến ân sinh thành dưỡng dục của song thân phụ mẫu, công đức xây dựng cơ đồ, sự nghiệp của Tổ tiên huyết thống, thì Vương quốc Phật giáo Campuchia có ngày lễ Pchum Ben.

Theo ngôn ngữ Khmer, Pchum (hay Brochum) có nghĩa là “một cuộc gặp gỡ.” Ben có nghĩa là “quả cầu làm bằng thứ gì đó” như các loại thực phẩm. Lễ hội Pchum Ben có nguồn gốc từ thời đại Angkor khi mọi người còn theo thuyết duy vật trước khi theo đạo Brahma hay Phật giáo.

 

Lễ hội Pchum Ben là một lễ hội tôn giáo của quốc gia diễn ra trong suốt 15 ngày ở Campuchia, và ngày trọng đại nhất của mùa lễ hội này là ngày thứ 15 của tháng thứ 10 theo lịch Khmer, ngày này cũng chính là ngày cuối cùng trong ba tháng an cư kiết hạ của tịnh đức tăng già, ngày tự tứ, kết thúc khóa an cư, dâng y Kathina.

 

Ngày lễ hội Pchum Ben là dịp để người dân Campuchia bày tỏ lòng kính trọng đối với tứ trọng ân: ân phụ mẫu; ân tam bảo sư trưởng; ân quốc gia xã hội; ân chúng sinh vạn loại. Tưởng niệm đa sinh phụ mẫu quá khứ bảy đời.

 

Trong mùa lễ hội này, Chư tăng thay phiên nhau tụng kinh bằng tiếng Pali liên tục không ngừng nghỉ suốt cả ngày và đêm để cầu nguyện quốc thái dân an, cửu huyền thất tổ, lịch đại nội ngoại tông thân, phụ mẫu quá vãng siêu sinh tịnh cảnh, hiện tiền thí chủ phúc thọ tăng long, bình an thịnh vượng. 

Ngoài việc tụng kinh cầu nguyện, người dân Campuchia còn dâng phẩm vật lên cúng tổ tiên, ông bà đã quá vãng.

Bên cạnh đó, một việc làm không thể bỏ qua trong mùa lễ hội Pchum Ben của người Campuchia đó là cúng dường phẩm vật lên Chư tăng. Để tổ chức lễ cúng dường Chư tăng trong ngày Pchum Ben, người dân địa phương cùng nhau đến chùa chuẩn bị từ đêm hôm trước. Cho nên, lễ Pchum Ben cũng là dịp để người dân trong vùng cùng tụ họp tổ chức lễ với nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, cộng tác với nhau trong cuộc sống. 

 

Người dân thường dâng cúng các phẩm vật cần thiết trong cuộc sống đến Chư tăng. Việc làm này vừa thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với Chư tăng, vừa thể hiện vai trò hộ pháp của người phật tử, và đây cũng là một cách tạo phước của người dân để hồi hướng phước đức ấy cho tổ tiên, ông bà đã quá vãng cũng như cho những người thân hiện đang còn sống.

 

Lễ hội Pchum Ben được xem là lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của người dân Campuchia. Lễ hội này cũng tương tự như lễ Vu Lan ở Việt Nam, lễ Obon ở Nhật Bản…

 

Theo phép cúng dường phải đầy đủ tam đức thì phúc đức cúng dường mới viên mãn.
 

1. Thanh tịnh cúng dường: Người phật tử khi cúng dường Tam bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà những lễ vật cũng phải thanh tịnh.
 

2. Về tâm thanh tịnh: Mỗi khi cúng dường Tam bảo đừng nên tính toán, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít, lòng luôn hoan hỷ và chí thành, khi đã cúng dường rồi cũng đừng có bận tâm mình đã cúng ít quá hay nhiều quá. Lòng chí thành là quan trọng hơn hết.
 

3. Về lễ vật thanh tịnh: Những lễ vật dâng cúng tốt tươi, tinh khiết là quý nhưng tiền của mình bỏ ra mua sắm phải do mình làm ra bằng nghề nghiệp chính đáng thì mới có nhiều phúc đức. 

Ví dụ một người tay lắm chân bùn làm thuê làm mướn có một ít tiền, mà dùng số tiền ấy mua một bó hương hay mua một bó hoa đem đến chùa cúng Phật, công đức lớn hơn một người đem nhiều lễ vật cúng dường Tam bảo, mà lễ vật này do đồng tiền có được từ những việc làm bất chính.

 

Vân Tuyền (Nguồn: The Asian Age)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin