Chi tiết tin tức

Triết lý từ bi, ái ngữ trong nhà Phật - Giải pháp cho các vụ bạo hành học đường

22:11:00 - 02/04/2019
(PGNĐ) -  Cô giáo tát học sinh, học sinh đánh hội đồng học sinh, lột đồ của bạn, lấy điện thoại quay vùng kín... Càng ngày, mức độ bạo hành học đường càng tăng cao, báo động ở độ tuổi học đường. Tại sao, giải pháp nào?

Nạn nhân học đường là những kẻ yếu thế

Hiện, nạn nhân H.Y. vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên. Y. có hoàn cảnh rất khó khăn khi bố em chẳng biết chữ, đi làm thợ xây, nhưng do "người ta thương nên mới cho làm", nên thu nhập cũng không được đều.

Mẹ Y. làm công nhân may. Cả nhà 5 người trông chờ vào thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng nên rất eo hẹp. Y. là con cả trong gia đình, dưới em còn có 2 em nhỏ.

Điều đáng lên án, đó là thái độ của cô giáo chủ nhiệm bao che, cho xuê xoa câu chuyện, và có dấu hiệu "dìm clip", hiệu trưởng thì coi thường, coi như chuyện vặt.

Anh Nguyễn Văn Doanh (xã Phù Ủng, chú ruột nạn nhân Y.) chia sẻ với Lao động, từ học kỳ 1, cháu anh đã bị bạn cùng lớp đánh. Dù giáo viên cảnh cáo học sinh đánh Y. nhưng ngay sau đó trên đường về nhà Y. lại bị em này đánh thêm lần nữa.

Bị đánh phải vào viện tâm thần điều trị cả về tâm lý và thể xác. Đau lòng khi em quá sợ hãi và không còn muốn đi học nữa vì chưa thể hết sợ.

Bị đánh phải vào viện tâm thần điều trị cả về tâm lý và thể xác. Đau lòng khi em quá sợ hãi và không còn muốn đi học nữa vì chưa thể hết sợ.

Do bị các bạn đánh nhiều và dọa nên Y. sợ hãi không dám kể với ai, chỉ cắn răng chịu đựng. "Y nói rất sợ quay lại trường, vài ngày trước khi đi thi, cháu đi qua nơi đã bị đánh và đã sợ hãi phát khóc, cô giáo phải gọi gia đình đưa cháu về. Hiện tại chúng tôi để cháu ở bệnh viện để hồi phục sức khỏe và tinh thần".

Người mẹ của nữ sinh lớp 9- Hưng Yên không ngừng đau đớn xót xa khi xem cảnh con mình bị đánh trên clip.

Người mẹ của nữ sinh lớp 9- Hưng Yên không ngừng đau đớn xót xa khi xem cảnh con mình bị đánh trên clip.

Điều đáng lên án, đó là thái độ của cô giáo chủ nhiệm bao che, cho xuê xoa câu chuyện, và có dấu hiệu "dìm clip", hiệu trưởng thì coi thường, coi như chuyện vặt. 

Câu chuyện nữ sinh Hưng Yên chưa lắng xuống, lại có thêm vụ nữ sinh Nghệ An bị nhóm bạn bắt quỳ rồi thay nhau tát vào mặt. Chưa bao giờ chúng ta lại tự hỏi, tại sao trẻ em bây giờ thích bạo hành nhau, tra tấn, đánh đập, và đàng hoàng khoe ra ngoài cộng đồng mạng, chứ không phải chỉ là "đánh nhau", xử lý nội bộ ngấm ngầm?

Vào ngày 29/03/2019 Cô giáo H Chủ nhiệm lớp 8A1 Trường THCS Long Toàn - TP Bà Rịa đã dùng thước đánh 22 học sinh lớp 8A1 dẫn đến nhiều em bị bầm tím.

Khi cô giáo cũng thích bạo hành

Khi cô giáo cũng thích bạo hành

Vì sao học sinh thích bạo lực để xử lý giải quyết mâu thuẫn và ra oai?

Phải chăng đây là tiếng nói đáng báo động về sự thích bạo hành, coi mình là bề trên và thích là đánh không cần biết hậu quả, không cần biết như vậy vi phạm luật gì, và mức độ xử lý ra sao khiến cho các em ngày càng nông nổi hoặc bất cần.

Nạn bạo lực học đường dưới nhiều hình thức ngày càng tăng, vậy nếu chỉ nói nguyên nhân do hiệu quả giáo dục các em học sinh về quyền công dân, quyền học sinh, về phòng chống bạo lực học đường còn kém, thì còn nguyên nhân nào?

Nếu như cha mẹ cứ biện minh rằng: tôi phải kiếm tiền. Vậy việc dạy dỗ con sẽ dành cho ai? Nhà trường ư? Xong có chuyện gì xảy ra, cứ đổ lỗi cho ngành giáo dục ư?

Nếu như cha mẹ cứ biện minh rằng: tôi phải kiếm tiền. Vậy việc dạy dỗ con sẽ dành cho ai? Nhà trường ư? Xong có chuyện gì xảy ra, cứ đổ lỗi cho ngành giáo dục ư?

Hiện tượng nhiều học sinh chứng kiến bạn bị bạo hành nhưng không có lòng cảm thương, mà thậm chí còn xem đây là một trò diễn không ảnh hưởng gì tới mình, mình chỉ là người chứng kiến quan sát, không nên can thiệp hoặc không có biện pháp bảo vệ cho bạn. Việc quay clip bạo hành với mục đích dằn mặt bạn, làm nhục bạn khiến bạn sợ hãi hoặc nể phục mà tuân theo mình. 

Cũng có thể trong nhóm cũng có nhiều học sinh cảm thấy bất nhẫn nhưng cũng không thể làm gì. Các em đã quen với cách giáo dục ép buộc, nói theo chuẩn, làm bài theo mẫu nên sớm quen với việc chấp nhận và không dám đưa ra ý kiến cá nhân trái chiều với số đông. Và khi chứng kiến bạo hành trong lớp, các em cũng là những nạn nhân bị tổn thương tâm lý. 

Việc chấp nhận cái xấu như một điều hiển nhiên, khiến cho sự dửng dưng, thậm chí ngầm hưởng ứng, hoặc bàng quan, cho qua không phải chuyện của mình, hoặc chấp nhận xuôi theo cái xấu của kẻ mạnh, trở thành xu hướng.

Vụ bạo lực học đường mới nhất tại Nghệ An. Đây là tiếng nói đáng báo động về tệ nạn thích bạo hành, coi mình là bề trên và thích là đánh không cần biết hậu quả, không cần biết như vậy vi phạm luật gì, và mức độ xử lý ra sao khiến cho các em ngày càng nông nổi hoặc bất cần.

Vụ bạo lực học đường mới nhất tại Nghệ An. Đây là tiếng nói đáng báo động về tệ nạn thích bạo hành, coi mình là bề trên và thích là đánh không cần biết hậu quả, không cần biết như vậy vi phạm luật gì, và mức độ xử lý ra sao khiến cho các em ngày càng nông nổi hoặc bất cần.

Sự tham lam, vị kỷ, nhất là các gia đình giờ ngày càng sinh ít con khiến cho đứa trẻ trở thành có vị trí quan trọng trong gia đình, yếu tố không sợ ai, không nghe ai, ta là số 1, nói gì cũng phải nghe khiến cho đứa trẻ ngày càng sống ích kỷ chỉ biết bản thân. Sự bất lực của bản thân gia đình dẫn đến thả nổi con cái, mặc con cái cho nhà trường dạy dỗ, cũng là một phần nguyên nhân. 

Nhà trường mải dạy chạy theo thành tích, bài vở, coi các mối quan hệ yêu thương trong lớp học, trường học là thứ phù phiếm không coi trọng, dẫn tới sự không đoàn kết, không yêu thương, mà chỉ thích xử lý nhau theo bạo lực. 

Nếu giáo dục trẻ em theo giáo lý Phật giáo, điều gì sẽ xảy ra?

Điều này đặc biệt tốt, nếu cha mẹ là Phật tử, hãy dạy con những điều đơn giản. Trong khi sự phát triển nhận thức về những giáo lý của Đạo phật, tâm thức của trẻ em sẽ tuần tự phát triển vào lĩnh vực tinh thần của giáo pháp.

Từ đó các bậc cha mẹ có thể đọc một số bài kinh dễ hiểu cho con em, chẳng hạn như những bài kinh liên quan đến năm giới và những điều mà một người phật tử tại gia phải làm và không nên làm, chi tiết hơn những bài kinh trong Tăng chi Bộ kinh (Anguttara), "phần nói về người tại gia". Tất cả những điều này trong giới hạn sự hiểu biết của trẻ em, thêm vào đó, một số bài kệ dễ hiểu từ kinh Pháp cú có thể được đọc:

"Tất cả mọi người ai cũng sợ hình phạt, ai cũng sợ cái chết/So sánh những người khác với chúng ta, vì vậy đừng giết cũng đừng bảo người giết (Pháp cú 129)

Tránh xa tất cả điều ác, thực hành tất cả điều lành/Thanh lọc tư tưởng chúng ta (Pháp cú 183)

Vì vậy chúng ta nên đưa các em đi bách bộ, hoặc ngay cả một cuộc du ngọan, và không do dự chơi trò chơi với chúng. Trong khi đi bộ một cách an vui qua những cánh đồng và rừng cây chúng ta có thể dạy chúng quán sát bản chất tự nhiên và nhìn cuộc sống như thật nó đang hiện hữu. Khi Thái tử Siddhatha đi ra ngoài cung điện Ngài đã thấy một người già, một người bệnh đau, một xác chết và cuối cùng là một vị tăng. Trong cùng một phương cách như vậy chúng ta đưa trẻ em ra khỏi sự an toàn và sự nhỏ hẹp giới hạn trong ngôi nhà chúng để tiếp xúc với thế giới dao động bên ngoài.

Chúng ta nên dùng các từ ái ngữ để dạy trẻ, dạy chúng thực hành tâm từ bi hướng đến những đồng loại đau khổ của nhân loại.

Chúng ta nên dùng các từ ái ngữ để dạy trẻ, dạy chúng thực hành tâm từ bi hướng đến những đồng loại đau khổ của nhân loại.

Theo bác sĩ  Dr. Helmuth Kalr, nhờ những bài học thực tế, trẻ em sẽ thấy, bản chất tự nhiên là "màu đỏ trong răng và móng vuốt", mỗi con thú cấu xé nhau và con mạnh ăn thịt con yếu đuối. Chúng cũng sẽ nhận ra vấn đề khó khăn là những điều kiện sống của con người.

Trẻ em hầu như không ý thức điều gì mang ý nghĩa già, bệnh hoặc chết. Chúng ta nên cung cấp cho chúng từng ít một, một sự hiểu biết thích hợp về những vấn đề này. Đồng thời chúng ta nên dạy trẻ thực hành ái ngữ, thực hành tâm từ bi hướng đến những đồng loại đau khổ của chúng.

Những trẻ em nhỏ thường tàn nhẫn đối với những thú vật vì chúng nó không hiểu những gì chúng đang làm. Các bậc cha mẹ Phật tử phải rất thận trọng để tránh những hành động tàn nhẫn của các em đối với những thú vật. Trẻ em Phật tử luôn luôn nên tôn trọng một con thú như một mạng sống cần tôn trọng chứ không phải chỉ coi chúng là trò chơi và hành hạ.

Những cuộc du ngoạn ở miền quê giúp chúng ta có nhiều cơ hội để chỉ cho các em làm thế nào để cảm thông và tình thương hướng đến con người và thú vật, và điều này, không chỉ bằng lời nói, mà những gì có ý nghĩa hơn, bằng những việc làm.

Nếu thấm nhuần tinh thần ái ngữ, và tâm từ bi tình yêu thương, thì những đứa trẻ sẽ không hành xử thế này

Nếu thấm nhuần tinh thần ái ngữ, và tâm từ bi tình yêu thương, thì những đứa trẻ sẽ không hành xử thế này

Như một hướng đạo sinh trẻ em, chúng ta nên được dạy cách giúp một cụ già mang một cái rổ hoặc đẩy một chiếc xe kéo. Bé trai hoặc gái phải cứu một con kiến khi nó bị rơi vào một vũng nước, hoặc mang vài con cá đến chỗ nước sâu khi nó đang chờ chết trong một ao nhỏ không đủ nước. Có nhiều cơ hội ở đó ngay cả một đứa trẻ có thể bày tỏ rằng nó đang thực hành Phật pháp theo gương của cha mẹ các em. Có một điều vô cùng quan trọng cho các Phật tử phải luôn luôn ghi nhớ rằng kiến thức lý thuyết chỉ là một chuyện, mọi hành động thực tế phụ thuộc vào trí tuệ, đạo đức mới giúp chúng ta có cuộc sống an lành và mang lại niềm vui cho người khác.

Trong giai đoạn trẻ có nhiều biến động về tâm sinh lý tác động mạnh vào sự định hình nhân cách, tự khẳng định mình nên thường có dấu hiệu phản ứng lời dạy của thầy cô, cha mẹ, tranh cãi với bạn bè. Biết xấu hổ, tự kiêu, làm đẹp, muốn được thỏa mãn... nếu cha mẹ không đáp ứng sẽ phản ứng gắt gỏng thậm chí mắng cãi lại người lớn, đập phá... Lúc ấy, cha mẹ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

Người mẹ lúc này càng gần gũi con hơn bao giờ hết. Phải biết để ý sự phát triển tâm lý, theo dõi sự dậy thì tránh sự lo âu khi cơ thể biến chuyển về sinh lý cho các em gái, kể cả các em trai, đồng thời dạy cho các em hiểu biết về giới tính, có cách thức hành xử đúng khi quan hệ, tiếp xúc với người khác giới. Tuổi này các em bắt đầu ham chơi, thích mơ mộng và mong muốn được cưng chiều. Vì vậy phải khéo léo kết nối yêu thương vỗ về nhưng cũng phải nghiêm khắc cần thiết. Quan tâm và tạo các điều kiện học tập tốt nhất và vui chơi lành mạnh mà cha mẹ có thể đáp ứng.

bao luc 2

Người con hạnh phúc là có cha mẹ hạnh phúc, người trò hạnh phúc, là có thầy cô hạnh phúc. Lấy tâm từ bi để ứng dụng mọi cách hành xử, lúc ấy, sự tăng trưởng về tình thương sẽ mạnh mẽ, ngấm dần vào con trẻ. 

Còn gì hạnh phúc hơn khi người con của mình thấu hiểu triết lý từ bi, xử sự nhân ái bao dung với mọi người, luôn là người có nhiều tình yêu thương hòa hợp với người xung quanh?

Nếu cô giáo biết vận dụng giáo lý Phật pháp, hành xử từ bi với con trẻ, biết cách thư giãn, xóa các áp lực, cô sẽ không mang các áp lực và cái ác trút lên đầu học sinh.

Nếu cô giáo biết vận dụng giáo lý Phật pháp, hành xử từ bi với con trẻ, biết cách thư giãn, xóa các áp lực, cô sẽ không mang các áp lực và cái ác trút lên đầu học sinh.

Tất cả, đều có trong giáo lý Phật pháp. Đừng lo lắng, buồn rầu, hoài nghi. Thế đủ rồi. Có một giải pháp cuối cùng dành cho bạn - các bậc phụ huynh, các nhà giáo, người lớn, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục: Hãy áp dụng triết lý của Phật giáo vào trong các bài học học đường. Lúc ấy, những vụ đau lòng thế này sẽ không còn làm ai phải chau mày đau đớn!

Bạo lực học đường đang ở mức nào? Những clip đánh đấm xé quần áo bạn học ngay tại lớp học, chúng ta xem, chúng ta kinh hoàng, nhưng sau đó thì mọi cái lại tiếp diễn. Nhưng đa số các vụ dã man giữa học sinh với nhau chúng ta không nhìn thấy đâu. Tôi và anh Nguyễn Tuấn Phong từng phải bỏ việc vào trường học tìm báo thày cô vì chứng kiến sau khi tan lớp học sinh trường đó đuổi nhau trong ngõ ngay gần trường, dùng dao chém bạn như trong phim chém giết vậy. Vết chém bởi con dao chắc chắn cực sắc xé ngọt hết lưng áo và rạch da cậu học sinh một đường thẳng băng. Cậu bé bị chém thoát chết trong gang tấc.

Những cái đó không có trên YouTube. Ai đó có thể nói những sự dã man này là đơn lẻ trong hàng triệu học sinh. Nhưng nếu 100 học sinh có một học sinh hung bạo thì đó là ít hay nhiều?

Trong xã hội 100 người lương thiện có thể khốn khổ vì 1 kẻ hung bạo. Không phải 100 mà 1000 học sinh có một học sinh hung bạo thì ít hay nhiều? Trong xã hội 1 trong số 1000 người thành kẻ dữ thì quá đủ để náo loạn trong nỗi bất an.

Mọi cải tiến giáo dục để làm gì khi giữa lớp học những học sinh hung bạo dám bày cuộc “ hành hình” với bạn mình?

Phải báo động tầm quốc gia và phải có giải pháp quốc gia. Xin Chủ tịch nước, Thủ tướng chủ trì xử lý chuyện này. Bởi vì không ai nghĩ ông BTGD hiện nay có thể làm được. Đây là điều nghiêm trọng quá sức một ngành một bộ. Nếu bạo lực học đường cứ tiếp tục mà chúng ta bất lực, dựa vào đâu để nói đất nước này sẽ có ngày mai tử tế?

Nhà báo Trần Đăng Tuấn

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin