Chi tiết tin tức

HT Thích Bảo Nghiêm giảng pháp tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

08:43:00 - 18/08/2015
(PGNĐ) -  Ngày 16 tháng 08 năm 2015, nhằm ngày 03 tháng 07 năm Ất Mùi, nhận lời thỉnh mời của Ban chức sự Hạ trường cơ sở II tỉnh Vĩnh Phúc do BTS GHPGVN huyện Sông Lô kết hợp cùng BTS GHPGVN huyện Tam Đảo tổ chức, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã quang lâm về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc, thuyết giảng cho đông đảo thính chúng với chủ đề “Phật tính bình đẳng”.

Mở đầu bài giảng, Hòa thượng bày tỏ niềm vui mừng trước những thành quả đã đạt được của BTS GHPGVN huyện Tam Đảo nói chung và Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nói riêng “Những thập kỷ 90 trở về trước, ở các tỉnh của miền Tây Bắc của chúng ta có Phật giáo Vĩnh Phúc, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng,…các tỉnh miền núi gần như trắng Phật giáo. Nhưng nhờ sự quyết tâm của Giáo hội, sự phát tâm của Tăng Ni đi đến những nơi chúng sinh cần, muốn Hoằng truyền Phật pháp, kế tiếp sự nghiệp của Tổ tông, sự đảm bảo tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước cho nên Phật giáo Vĩnh Phúc đã dần dần được thành lập, tới nay đã 2 kỳ Đại hội. Nổi bật ở đây là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và chùa Hà Tiên. Mỗi một lần về đây, chúng tôi lại được chứng kiến cảnh huy hoàng của Thiền viện qua các công trình kiến trúc nghệ thuật mà Thượng tọa trụ trì đang ngày đêm cố gắng xây dựng cho một Thiền viện xứng đáng tầm cỡ là nơi tu học cho Tăng Ni, Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận ở đây. Thứ hai là chứng kiến sự tu tập trang nghiêm, đạo hạnh, nề nếp của các vị hành giả an cư… Hôm nay về đây, chúng tôi thấy vui mừng nhất là lần này chúng tôi được gặp mặt đông đảo bà con đồng bào dân tộc, đặc biệt nhất ở trên vùng Tam Đảo này là bà con dân tộc Sán Dìu. Đây là sự minh chứng cho việc hành đạo, hoằng pháp của Thượng tọa trụ trì, chư tôn đức Tăng Ni khối Thiền viện cũng như của chư tôn đức Tăng Ni các tự viện thuộc huyện Tam Đảo và huyện Sông Lô, đi vào thực tế, phổ cập Phật pháp cho tất cả mọi tầng lớp và mọi dân tộc”. 

Hòa thượng nhấn mạnh việc hoằng pháp hướng tới đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa chính là mục tiêu của Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, khẳng định sự bình đẳng, tôn trọng, tình yêu thương của giống nòi con Lạc cháu Hồng, không phân biệt già trẻ gái trai, không phân biệt màu da sắc tộc. Đó cũng chính là tinh thần bình đẳng của Đức Phật dạy: “Không có đẳng cấp nào trong ta khi nước mắt cùng mặn, khi màu máu cùng đỏ” – “Bình đẳng không phân ai quý tiện, bác ái thương yêu cả mọi loài” và tinh thần bình đẳng của đất nước Việt Nam “54 dân tộc anh em đều mang dòng máu con Lạc cháu Hồng, đều chung một cội nguồn, một nền văn hóa, đều xuất phát từ Thánh mẫu Âu Cơ – Thánh phụ Lạc Long Quân”.
Cũng nhân dịp mùa Vu Lan đã về, Hòa thượng đã nhắc về Tứ trọng ân cao cả mà mỗi người chúng ta phải luôn khắc ghi, luôn tâm niệm, đó là: ơn Tam Bảo tế độ đưa chúng ta vượt qua trầm luân khổ ải; ơn đất nước, quốc gia, xã hội giữ gìn mà ngày nay chúng ta được hòa bình, hạnh phúc ấm no; ơn cha mẹ to lớn sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta nên người, ơn thầy cô dạy dỗ vun đắp trí tuệ tri thức vào đời cho ta, nhưng với người Phật tử dù tại gia hay xuất gia đều phải mang trong mình một ơn nặng nữa là ơn thầy tế độ nên giới thân tuệ mạng, dạy cho giáo lý Phật Đà “Sư trưởng giáo huấn tri ân, phụ mẫu sinh thành tri đức”; còn ơn cuối cùng là ơn đồng bào, nhân dân.
Cho tới ngày hôm nay, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn đông số lượng Tăng Ni nhất, đông cơ sở thờ tự ở trong đất nước nhất và trong các phong trào Phật giáo luôn đứng đầu. Nhưng điều đặc biệt là, mỗi khi đất nước nơi nào có nạn thiên tai nghèo khó, thì những người con Phật đều xuất hiện ở nơi đó để giúp đỡ, chia sẻ và động viên. Cho nên, có thể thấy rằng Phật giáo được cả dân tộc tôn kính còn là vì tinh thần bình đẳng dân tộc. Hòa thượng cũng đã nhắc tới tấm gương Lục Tổ Huệ Năng, khi Ngài còn là một chàng trai nghèo họ Lư sống cuộc sống mẹ góa con côi, ngày ngày vào rừng đốn củi đem bán kiếm tiền nuôi mẹ. Một ngày, Ngài đi qua một gia đình thấy tiếng đọc kinh đã mải mê đứng lại nghe. Thí chủ của gia đình đó đã đọc Kinh Kim Cương, và Kinh Kim Cương sở biểu nhất là nói về Phật tính, cho nên khi Ngài nghe câu "ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm" đã phát tâm muốn học Đạo, liền hỏi vị thí chủ kia và được biết học đạo nơi Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn ở núi Hoàng Mai. Rất may, vị thí chủ đó đã chu cấp cho Ngài một số tiền để đưa cho mẹ già dưỡng lão, còn Ngài quyết tâm từ biệt mẫu thân đi vào trong núi học Đạo. Khi vào đến núi Hoàng Mai, được yết kiến Ngũ Tổ, và câu chuyện giữa Ngũ Tổ với chàng trai họ Lư này đã biểu thị tinh thần "vô sư trí" mà chàng trai có, dù chưa biết gì Phật pháp, chỉ có tín tâm. Khi Ngũ Tổ hỏi chàng trai là người ở đâu đến, chàng trai nói "bạch Hòa thượng, con người Lĩnh Nam". Lĩnh Nam là một vùng núi, vùng dân tộc. Ngũ Tổ mới thử chàng trai bằng câu nói "Ngươi là người dân tộc man di, sao dám vào đây", chàng trai họ Lư mới trả lời "Bạch Hòa thượng, Người có kẻ Nam người Bắc, còn Phật tính thì ai cũng như ai". Và khi vào chùa, chỉ bằng công việc giã gạo, mà sau 8 tháng trong bài trắc nghiệm bằng bài kệ "Trình kiến giải" (ngộ Phật tính), chàng trai ngày nào đã trở thành Lục Tổ.
Qua câu chuyện Lục Tổ, Hòa thượng muốn nhấn mạnh tới câu nói "Người có kẻ Nam người Bắc, còn Phật tính thì ai cũng như ai". Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nơi đây đang có sự hiện diện của đủ người nam kẻ bắc, có cả chư Tăng Ni và hàng Phật tử, cả các đồng bào dân tộc anh em. Nhưng đã vào đây, giờ đây tất cả đều hiển Phật tính, chuyển hóa tà tâm, gột rửa tham sân si để trở về hiển bày Phật tính trong lòng ta, như câu nói chàng trai họ Lư đối đáp với Ngũ Tổ. Câu trả lời này cũng đã nói lên sự bình đẳng trong giáo pháp của Phật, Phật tính ở Phật và chúng sinh không sai biệt, nhưng ở Phật thì hiển bày còn chúng sinh thì đang bị chìm đắm, và phải tu để chuyển hóa tâm chúng sinh trở về với Phật tính trong mỗi người. 
 
  
   
   
  
  
   
Nhân dịp này, ông Nguyễn Thế - Phó phòng Phật giáo Sở Nội Vụ tỉnh Vĩnh Phúc đã có lẵng hoa gửi tặng tới Hòa thượng Trưởng Ban Hoằng Pháp TW
  
  
Đại đức Thích Thanh Phương - Ủy viên thường trực BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc đã đại diện chư tôn đức hành giả an cư tại Hạ trường II và đồng bào Phật tử dâng lời tác bạch cầu Pháp
  
   
   
  
  
    
Đại đức Thích Kiến Nguyệt – Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử BTS GHPGVN Tỉnh Vĩnh Phúc, Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên dâng lời cảm tạ
   
  
   
 
Nguồn: Chùa Bằng

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin