Chi tiết tin tức

Nam Định: Lễ lạc thành ngôi Tổ đường chùa Hoành Nha chính

21:12:00 - 25/11/2019
(PGNĐ) -  Sáng ngày 23/11, chùa Hoành Nha chính xã Giao Tiến, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định đã tổ chức lễ lạc thành ngôi Tổ đường trang nghiêm và long trọng.

Chư Tôn đức Chứng minh buổi lễ

 

Quang lâm và chứng minh có HT. Thích Thanh Lương, CM BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Tâm Vượng, UV HĐTS GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Tâm Thiệu, UV HĐTS GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Tổ chức đại lễ;  TT. Thích Giác Vũ, Phó Thư ký Ban TTTT TW GHPGVN, Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Thanh Thuận, Trưởng BTS GHPGVN huyện Xuân Trường; TT. Thích Thanh Huỳnh, Trưởng BTS GHPGVN huyện Hải Hậu; TT. Thích Tâm Thuần, Phó ban TT BTS GHPGVN huyện Giao Thuỷ, cùng chư tôn thiền đức Tăng Ni Ban Trị sự GHPGVN các huyện và thành phố, đông đảo quý Phật tử gần xa.

 

Toàn cảnh buổi lễ

 

Về phía lãnh đạo chính quyền các cấp có Thiếu tướng Trịnh Vệ,-AHLLVT thời kỳ đổi mới, nguyên Giám đốc Công an tỉnh; ông Lương Hùng Tiến, Đặng Phúc Giao, đồng PCT UBMTTQVN tỉnh; ông Mai Thanh Long, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh; ông Nguyễn Văn Khuê, Phó ban Tôn giáo-Sở Nội vụ; ông Nguyễn Thành Mạnh, Phó bí thư-Chủ tịch UBND huyện Giao Thuỷ; bà Phạm Thị Nguyệt, Bí thư-Chủ tịch HĐND xã Giao Tiến; ông Mai Xuân Chinh, Trưởng ban Quản lý di tích Đền-Chùa Chính; ông Hoàng Trọng Xuất, Hội trưởng Hội tín đồ chùa Hoành Nha chính, và lãnh đạo phòng, ban, ngành các cấp tới tham dự.

 

TT. Thích Tâm Thiệu phát biểu khai mạc

 

Theo sử sách, làng Hoành Nha là vùng đất được hình thành sớm nhất của huyện Giao Thủy (vào thế kỷ XV), từ đây cha ông ta miệt mài quai đê, lấn biển, khai khẩn đất hoang lập thêm nhiều làng xã mới như: Hoành Nhất (Hoành Đông), Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, Duyên Thọ, Tiên Chưởng, Sa Châu, Đan Phượng, Thanh Khiết, Văn Trì, Quất Lâm...Nơi đây ghi dấu nhiều chứng tích gắn với nền văn hóa mở đất của quê hương Giao Thủy, trong đó nổi bật là quần thể Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Hoành Nha.

 

Các Phật tử dâng hoa cúng dàng

 

Năm 1428, sau khi chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, triều đình nhà Lê khuyến khích khai hoang, quai đê, lấn biển. Hoành Nha lúc bấy giờ còn là vùng đất sình lầy hoang hóa. Vào thời vua Lê Nhân Tông, niên hiệu Dinh Niên thứ 3 (1456) có dòng họ Nguyễn từ làng Hoành Nha ở phía Bắc thành phố Nam Định xuống đây quai đê lấn biển, lập nên làng xã mới cũng lấy tên là Hòe Nha (thuộc Phủ Thiên Trường, Trấn Sơn Nam). Về sau các dòng họ Hoàng, Lê, Vũ, Phạm, Từ, Trịnh… ở Hòa Bình, Hà Nam tiếp tục xuống khai khẩn đất hoang mở rộng làng xã.

Sau khi Ấp Hoành Nha thành lập, vào khoảng nửa sau thế kỷ XV nhân dân địa phương đã dựng chùa thờ Phật, dựng đền thờ Thành hoàng. 
Đến năm 1787, địa phương bị một trận lụt lớn, dân làng phải chuyển về phía Hà Lạn. Trải qua thời gian, khu di tích đình - đền - chùa ở Hoành Nha đã bị hư hỏng nghiêm trọng, nhân dân địa phương tiếp tục tu sửa nhất là vào thế kỷ thứ XIX nên toàn bộ công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn.

 

Đông đảo các Phật tử tham dự buổi lễ

 

Trong thời kháng chiến chống Pháp, khu di tích Hoành Nha vừa là nơi tập luyện quân sự của dân quân du kích, vừa là cơ sở bí mật đưa đón cán bộ địa phương và Trung ương đi về hoạt động. Trong thời gian địch chiếm đóng, các ông: Lê Đức Thọ, Đặng Xuân Thiều, Đinh Đức Thiện đã từng về đây hoạt động cách mạng.

Hàng năm vào tháng 2 âm lịch, nhân dân làng Hoành Nha tổ chức lễ rước từ đình thôn Chính, đình thôn Trung về thôn Thượng để mở hội. Các lão ông, lão bà được mời dự yến lão để tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với các bậc cao niên. 

 

Ông Mai Xuân Thành, đại diện ban kiến thiết báo cáo quá trình xây dựng ngôi Tổ đường

 

Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật tiêu biểu, khu quần thể di tích Hoành Nha đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1992.
Trải qua thời gian và nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhiều hạng mục của khu di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng nên Thượng tọa trụ trì đã cùng nhân dân địa phương đã khởi công trùng tu, tái thiết lại cảnh quan nơi đây, như Chùa   chính, Tăng đường, Trai đường, xây dựng Quân Âm các, ao Giải thoát, xây dựng cổng làng… Đặc biệt vào tháng 5/2018, Thượng toạ trụ trì và nhân dân đã khởi công xây dựng ngôi Tổ đường với kiến trúc và quy mô rất trang nghiêm để phụng thờ chư vị Tổ sư với kinh phí hơn 5 tỷ đồng.

 

Ông Lương Hùng Tiến phát biểu biểu chúc mừng

 

Thay mặt các cấp chính quyền tham dự buổi lễ, ông Lương Hùng Tiến, Phó chủ tịch UBMTTQ VN tỉnh đã tán thánB công đức của Thượng toạ trụ trì đã xây dựng một ngôi Tổ đường thật trang nghiêm và tố hảo. Ngoài ra ông cũng tán dương các công việc của Thượng toạ Thích Tâm Thiệu đối với phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, như góp đóng tịnh tài, tịnh vật vào công tác làm đường, nhà văn hoá, ủng hộ các quỹ xã hội… những điều này cũng góp phần vào phong trào xây dựng chùa tinh tiến trên địa bàn huyện và trong toàn tỉnh. 

 

TT. Thích Tâm Vượng ban đạo từ

 

Ban đạo từ tại buổi lễ, TT. Thích Tâm Vượng, Phó TS GHPGVN tỉnh đã tán thán Thượng tọa trụ trì trong công tác hoằng pháp lợi sinh, đồng thời Thượng  cũng nhấn mạnh về vai trò và tầm quan trọng của ngôi chùa trong đời sống cộng đồng. Từ đây, Thượng  hy vọng Thượng tọa trụ trì sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa sứ mệnh cao cả của một vị "Sứ giả của Như Lai" trên con đường phụng sự đạo pháp và nhân sinh. 

 

Đại đức Thích Thanh Hưởng phát biểu cảm tạ

 

Cuối buổi lễ, Đại đức Thích Thanh  đã thay mặt ban tổ chức, phát biểu cảm tạ đến chư tôn thiền đức Tăng Ni, quý vị đại biểu khách quý cùng đồng bào nhân dân Phật tử xa gần. Sau đó, chư tôn đức cùng quý quan khách đại biểu đã cử hành nghi thức cắt băng khánh thành, thả bong bóng cầu nguyện hoà bình và nghi lễ dâng hương tại Tổ đường.

Xin giới thiệu một số hình ảnh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin: Điều Ngự Tử - Ảnh: Phúc Nghiêm

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin