Chi tiết tin tức

Nam Định: Lễ nhập Bảo tháp Tổ khai sáng chùa Vọng Cung

22:06:00 - 13/01/2018
(PGNĐ) -  Ngày 12/1/2018 (26-11-Đinh Dậu), tại chùa Vọng Cung (28 Trần Phú, phường Ngô Quyền, thành phố Nam Định) đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ An nhập Bảo tháp, Truy tiến Tổ khai sáng, chư Hòa thượng, Ni trưởng, Ni sư giác linh chùa Vọng Cung.

Chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thanh Dũng, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Thanh Đàm, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Tịnh, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Minh Tâm, Ủy viên TT HĐCM; HT.Thích Thanh Dục, Ủy viên TT HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS; TT.Thích Quảng Hà, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nam Định; TT.Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thanh Hưng, Phó ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư GHPGVN, cùng đông đảo chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử tham dự cầu nguyện.
 


 




 

Phát biểu khai mạc buổi lễ, TT.Thích Thanh Lợi, Trụ trì chùa Vọng Cung cho biết, hôm nay trên mảnh đất hưng vượng linh khí của Vương triều Trần âm vang hào khí Đông A, ngào ngạt trầm hương nơi phát tích thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; chúng con bồi hồi hướng về Tam Bảo uy nghiêm, ôn lại cuộc đời, đạo nghiệp của Tổ khai sáng, chư Hòa thượng, Ni trưởng, Ni sư giác linh chùa Vọng Cung.
 

Ngược dòng lịch sử cách đây 216 năm, vào năm 1802, vua Gia Long đã cho xây dựng Hành Cung tại Phủ Thiên Trường để mỗi lần kinh lý về đây tạm nghỉ. Năm 1945, với sự đồng thuận của chính quyền tỉnh Nam Định, Hành Cung này đã chính thức trở thành chùa Vọng Cung - một trung tâm văn hoá và tu học quan trọng theo truyền thống Đạo Phật của tỉnh nhà. Năm 1951, chùa cung thỉnh Đức Tổ Tuệ Tạng - Thượng Thủ Tăng Già toàn quốc - một bậc tùng lâm đại thọ của Phật Giáo Việt Nam về trụ trì. 
 

Những năm đầu thập niên 50, tổ chức Giáo hội Phật giáo Tăng Già toàn quốc đã thành lập, thống nhất ba miền Bắc - Trung - Nam, Ngài được đại chúng suy tôn lên ngôi Thượng Thủ, làm thạch trụ cho hết thảy Tăng Ni, tín đồ toàn quốc quy ngưỡng. Ngài đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt là “Lá Tâm Thư”, một văn kiện có giá trị lịch sử vượt thời gian, được Ngài dùng hết tâm huyết biên soạn kêu gọi Tăng Ni, tín đồ toàn quốc chung sức, đồng lòng trùng hưng Phật Giáo như thời đại vàng son Lý-Trần. Ngoài “Lá Tâm Thư”, Ngài còn để lại nhiều tác phẩm quý báu đặc biệt về Luật Tạng như: Tại Gia Tu Hành, Kinh Phạm Võng Giải, Sa Di Luật .v.v… 
 


 

Cuộc đời, hành trạng, tài năng, đức hạnh của Ngài là tiêu biểu nhất cho Luật Tông Việt Nam và lan toả khắp muôn nơi. Nhắc đến Ngài, mọi người được biết đến không chỉ là một bậc Thượng Thủ Tăng Già tôn kính, mà còn là một vị Luật Sư lỗi lạc. Sự gắn bó của Ngài với Tổ đình Vọng Cung tuy không lâu nhưng đây là nơi cuối đời an nghỉ của Ngài nên đã để lại cho Tăng Ni, Phật tử tỉnh Nam Định nhiều tình cảm quý trọng và nhân duyên sâu sắc. 
 

Trong số những vị học đồ, đáng chú ý nhất là Hoà Thượng Thích Tâm Nguyện, Hoà Thượng Thích Tâm Thông, Ni Trưởng Thích Đàm Yêng, Ni Trưởng Thích Đàm Ý. Đây là những vị hết mực tôn kính và luôn thân cận bên Ngài trong mọi Phật Sự, quên bản thân mình, nguyện trụ lại chùa Vọng Cung để tiếp nối và truyền thừa mạng mạch của Đức Thượng Thủ khả kính; tạo nên nét đặc trưng của chùa Vọng Cung có Tăng Ni nhị chúng cùng tu tập và hành đạo trong tinh thần Lục Hoà Tương Kính.
 

Vào những năm của thập niên 60, ngoài các vị sư Tăng, còn có Ni Sư Thích Đàm Hà, Ni Sư Thích Đàm Mai là những vị đệ tử thân cận của Ni Trưởng Thích Đàm Yêng. Đặc biệt, Ni Sư Thích Đàm Hà đã gánh vác mọi công việc quan trọng trong chốn Tổ Đình. Chính Ni Sư là người hỗ trợ đắc lực cho Hoà Thuượng Thích Tâm Thông đưa chùa Vọng Cung trở thành điểm sáng của PGVN.
 

Quý Hoà Thượng, Ni Trưởng, Ni Sư đã kế thừa xuất sắc sự nghiệp của Đức Thượng Thủ để lại. Trong đó, Hoà Thượng Thích Tâm Nguyện, Hoà Thượng Thích Tâm Thông là các vị không những trực tiếp gánh vác trọng trách của chùa Vọng Cung, mà còn đảm nhiệm việc giảng dạy cho Tăng Ni trong, ngoài tỉnh và các khoá Kiết Hạ An Cư, làm Hoà Thượng đàn đầu, thầy Yết-ma và thầy Giáo Thọ trong các Đại Giới Đàn. Với phương châm “Đạo Pháp, Dân Tộc và Chủ nghĩa xã hội”, quý Ngài còn tham gia công tác trong nhiều lĩnh vực xã hội như: Uỷ viên Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam,  Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
 


 

Thay mặt T.Ư GHPGVN, HT.Thích Thiện Nhơn đọc lời tưởng niệm Tổ khai sáng, chư Hòa thượng, Ni trưởng, Ni sư giác linh chùa Vọng Cung. Lời tưởng niệm khẳng định, cả cuộc đời của đức Thượng thủ là một tấm gương đạo hạnh, một vị chân tu, ưu đời mẫn thế, có một cuộc sống đạm bạc, trì giới, một người sống khiêm cung, hòa đồng với Tăng Ni Phật tử, có đóng góp hết sức quan trọng trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Miền Bắc và cả nước. Chùa Vọng Cung từ khi được Đức Tổ khai sáng về trụ trì đã trở thành ngôi Tùng Lâm quan trọng của Phật Giáo Việt Nam. Ngôi Tổ đình được thừa kế và phát huy một cách xuất sắc bởi Quý Hoà Thượng, Ni Trưởng, Ni Sư đã tiếp tục sự nghiệp hoằng hóa lợi sinh, mà chư Tổ đã dày công xây đắp. 
 


 

Ban đạo từ tại buổi lễ, HT.Thích Trí Tịnh, Phó Pháp chủ HĐCM nhấn mạnh, Đức Tổ Thượng Thủ đã đặt nền móng và khởi nguồn một gia tài pháp bảo to lớn, có tầm vóc quốc gia. Cho đến ngày nay, sự nghiệp và đức hạnh của Ngài được thế giới biết đến. Nếu không có Đức Ngài Thượng Thủ đứng ra chấn hưng Phật giáo thì có lẽ Phật giáo đã bị diệt vong từ những năm đầu của thập niên 20. Đây là ơn đức vô cùng cao dày mà thế hệ Tăng ni đương đại chúng ta phải hết mực tri ân.
 

Chính pháp mà Đức Tổ gây dựng đã được chư Tôn đức Hòa thượng, Ni trưởng, Ni sư thừa tự một cách xuất sắc. Chùa Vọng Cung ngày nay đã là một trung tâm văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng có tầm vóc quốc gia và thế giới.
 

Hòa thượng mong muốn, giống như Đức Tổ và chư tôn Hòa thượng, Ni trưởng, Ni sư đã cống hiến không biết mệt mỏi cho đến tận hơi thở cuối cùng, các Tăng ni và Phật tử hãy đem chính pháp truyền bá sâu rộng hơn nữa, để làm lợi lạc cho khắp nhân sinh. Được như vậy, là các vị đã hoàn thành xuất sắc việc thừa tự chính pháp mà Đức Tổ và chư tôn Hòa thượng, Ni trưởng, Ni sư đã để lại.
 


 

Trước Bảo tháp Tổ khai sáng, chư Hòa thượng, Ni trưởng, Ni sư giác linh chùa Vọng Cung, chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS đã thành kính niêm hương cúng dường, tưởng niệm công đức cao dày của các Ngài với đạo pháp, dân tộc.
 

Xin trân trọng gửi tới quý độc giả một số hình ảnh đã ghi nhận được:  















































































 
Hoàng Tuấn - Phúc Thông

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin