Chi tiết tin tức

Nam Định: Pháp hội Dược Sư cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Vọng Cung

21:27:00 - 06/02/2023
(PGNĐ) -  Sáng ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão (tức ngày 05/02/23), chùa Vọng Cung (thành phố Nam Định) dã long trọng tổ chứ pháp hội Dược Sư cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc.

Chính điện chùa Vọng Cung

 

Thượng toạ Thích Giác Vũ, Phó trụ trì kiêm Trưởng ban Từ thiện chùa Vọng Cung làm chủ lễ cùng chư Tôn đức Tăng Ni và đông đảo các Phật tử đồng tham dự.

Pháp hội Dược Sư Thất Châu được thiết lập trang nghiêm tại chính điện chùa Vọng Cung, đại chúng nhất tâm cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc.

Đức Phật Dược Sư là một vị Phật nổi tiếng với khả năng chữa bệnh về thân bệnh và tâm bệnh cho chúng sinh. Ngoài tên gọi trên, Ngài còn được biết đến với những tên gọi khác như: Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật hay Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. 

Thượng toạ Thích Giác Vũ chủ trì buổi lễ 

 

Danh hiệu của bảy Đức Phật chính là bảy phương thuốc để trị liệu thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh của chúng sinh bằng sự thanh tịnh. Nói theo tinh thần Phật học thì hồng danh đức hiệu của mỗi Đức Phật là một phương thuốc; là một pháp hành mà người học Phật phải ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày để chuyển hóa khổ đau đem lại an vui hạnh phúc.

 
Những ánh nến lung linh toả sáng cúng dàng 10 phương chư Phật
 
  • Dược nghĩa là thuốc, Sư là thầy: Vị Phật này là một thầy thuốc lớn, có thể trị tất cả mọi bệnh tật của chúng sinh.
  • Lưu Ly là một chất trong suốt, ở trong có thể nhìn thấu ra bên ngoài, ở ngoài có thể nhìn xuyên vào trong. Lưu Ly là tên của quốc độ của Đức Dược Sư, gọi là thế giới Lưu Ly và Ngài là vị Giáo chủ. Thân thể của Ngài cũng là chất Lưu Ly, nội ngoại đều sáng trong, tinh khiết.
  • Quang là ánh sáng, thân thể của Đức Dược Sư Như Lai không những trong suốt mà còn tỏa sán, là một đại quang minh tạng.
  • Như Lai là một trong mười tôn hiệu Phật: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

 

Đông đảo các Phật tử cùng nhất tâm cầu nguyện

 

Khi còn tu hạnh Bồ tát, Đức Phật Dược Sư xây dựng thế giới của Ngài bằng 12 lời nguyện, nếu nguyện này thành tựu thì thế giới của Ngài thành hình. Như vậy, Ngài hành Bồ tát đạo có mục tiêu và theo đó phấn đấu cho đạt được cứu kính.

  • Nguyện lớn thứ nhất: Nguyện khi được chính giác thì thân ta quang minh rực rỡ, chiếu khắp vào lượng vô số thế giới và có đủ 32 tướng lạ, 80 thứ vẻ đẹp; thân ta đã vậy lại làm cho hết thảy chúng sinh cùng giống như ta.
  • Nguyện lớn thứ hai: Nguyện khi ta được chính quả đạo Bồ đề, thân ta như ngọc lưu ly, trong sạch, sáng tỏ hơn mặt trời, mặt trăng, nếu chúng sinh, có ai hôn ám, thì nhờ cái ánh sáng của ta mà tùy ý làm mọi sự nghiệp.
  • Nguyện lớn thứ ba: Nguyện khi ta được chứng quả Bồ đề, thì đem cái trí tuệ, phương tiện vô biên, vô hạn mà giúp cho chúng sinh được thu dụng không bao giờ hết.
  • Nguyện lớn thứ tư: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai theo đạo khác, đều hết thảy an lập trong đạo Bồ đề.
  • Nguyện lớn thứ năm: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, hết thảy chúng sinh đều tu đạo trong sạch, không ai phá giới mà làm điều ác.
  • Nguyện lớn thứ sáu: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai thân hình tàn tật hoặc bị các bệnh tật xấu xí khổ sở, thì đều được đầy đủ ngay lành tốt đẹp.
  • Nguyện lớn thứ bảy: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai lo sợ, nghèo đói, đau yếu, cô đơn hễ nghe danh hiệu ta thì được no đủ yên lành.
  • Nguyện lớn thứ tám: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, những người có nữ thân đều được chính pháp.
  • Nguyện lớn thứ chín: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, hết thảy chúng sinh giải thoát ra ngoài lưới mà tu Bồ Tát hạnh.
  • Nguyện lớn thứ mười: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai bị hình phạt, phải tù tội, hoặc bị tàn hại gì thì được phức lợi của ta mà được giải thoát hết cả.
  • Nguyện lớn thứ mười một: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai đói khát mà làm những điều ác nghiệp thì ta làm cho được no ấm và biết mùi đạo vị.
  • Nguyện lớn thứ mười hai: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai rét mướt thì ta làm cho ấm áp, có đủ quần áo như ý muốn.

 

 

Phật Dược Sư là bậc giác ngộ có lòng từ bi vô lượng vô biên đối với các thảy chúng sinh, thường được họa là tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay phải giữ Ấn thí nguyện.

Ngoài ra, theo các Kinh điển Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tướng:

  • Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai;
  • Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai;
  • Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai;
  • Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai;
  • Pháp Hải Lôi Âm Như Lai;
  • Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai;
  • Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

 

Điều Ngự Tử

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin