Chi tiết tin tức Quan điểm Y pháp bất y nhân trong kinh điển Pali và Hán tạng 15:39:00 - 15/12/2023
(PGNĐ) - Y pháp bất y nhân là dựa vào giáo pháp chứ không dựa vào con người.
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao. Những tinh túy đó được gọi là “Pháp” – là nguyên lý vận hành của thế giới, nguyên lý tư duy của cuộc đời. “Pháp” này là chân lý do Đức Phật thực hành tu tập, thiền định, dùng trí tuệ tư duy mà có được. Đức Phật đã dùng chân lý đó như ánh sáng để soi rọi cho chúng sinh còn vô minh đi về nẻo chánh. Cả phần đời còn lại Ngài dùng để nói Pháp cho chúng sinh tỏ ngộ, và chúng sinh sẽ dựa vào Pháp để làm hành trang tu tập cho chính mình. Đó chính là quan điểm “y pháp bất y nhân” – mà Đức Phật mong muốn chúng sinh phải luôn nhớ. Sau này khi Đức Phật vào Đại Niết Bàn, quan điểm này tiếp tục được truyền bá. Theo dòng thời gian, do nhiều yếu tố khách quan đã có sự phát triển trong quan điểm này. Đề tài này sẽ thể hiện quan điểm của tác giả về sự phát triển trong quan điểm “Y pháp bất y nhân” trong kinh điển Pali và Hán Tạng, từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó cùng ý nghĩa của nó mang lại.
Quan điểm “y pháp bất y nhân” trong kinh điển Pali cũng được lặp đi lặp lại trong các bộ kinh. Theo đó, Đức Phật thường đề cập: “Này các Tỳ kheo hãy nương tựa mình, nương tựa pháp”. Tiêu biểu như Kinh Trung bộ Đức Phật dạy: “Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác”.
DẪN NHẬP Đức Phật thị hiện tại thế gian, tìm ra chánh pháp cho chúng sinh hành theo để tìm đến hạnh phúc và mục đích cuối cùng là giải thoát, không còn khổ đau. Theo định luật vô thường tại thế gian giả tạm, Ngài đã nhập Đại Niết Bàn, vào cõi tịch tịnh thoát vòng luân hồi sinh tử. Tuy nhục thân Đức Phật không còn tại thế gian, thế nhưng Ngài đã để lại cho hàng đệ tử, cho chúng sinh hệ thống giáo lý – lời dạy của Ngài, chính là pháp. Để hàng đệ tử và chúng sinh nương tựa vào đó tu tập, không nương tựa vào ai khác, xem pháp là thầy của mình mà dùng nguyên lý tư duy để soi xét, để hành theo nhằm đem lại lợi ích an lạc và giải thoát. Đây chính là “Y pháp bất y nhân” của Đức Phật và thường được nhắc đến trong các bài Kinh Trung Bộ, Kinh Tạp A-Hàm, Trung A-Hàm, Đại Bát Niết Bàn,… Đức Phật thường đề cập: “Này các Tỳ kheo hãy nương tựa mình, nương tựa pháp”. QUAN ĐIỂM Y PHÁP BẤT Y NHÂN TRONG KINH ĐIỂN PALI Quan điểm “y pháp bất y nhân” trong kinh điển Pali cũng được lặp đi lặp lại trong các bộ kinh. Theo đó, Đức Phật thường đề cập: “Này các Tỳ kheo hãy nương tựa mình, nương tựa pháp”. Tiêu biểu như Kinh Trung Bộ Đức Phật dạy: “Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác” [4]. “Tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình” là bản thân hành giả phải tự quyết định, chứ không phải nhờ bất cứ một người nào khác để quyết định cho mình được. Nhưng khi nói về quan điểm “Tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình” thì Đức Phật đã nói đến “nương tựa Pháp”. Trước khi chúng ta muốn “nương tựa mình” thì chúng ta phải hiểu nguyên lý vận hành của các pháp, nguyên lý vận hành của tư duy. Bởi nếu ta hiểu được nguyên lý vận hành của tư duy, của các pháp thì hành giả mới có thể nương tựa mình được. Còn nếu hành giả còn chưa thấy rõ được nguyên lý vận hành của các pháp mà tuyên bố rằng: “Tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình”thì hành giả đang nương tựa vào sự mơ hồ, nó không tạo ra hạnh phúc, an lạc cho chúng ta, mà nó chỉ mang lại khổ đau mà thôi. Ví dụ như một người mù nói rằng “tôi tự đi” thì làm sao đi được? mà phải nhờ người khác. Cũng vậy, khi còn là kẻ mù thì ta phải nhờ người khác dẫn đường. Cho nên đó là vấn đề vì sao Đức Phật khuyên chúng ta phải “thấy rõ các pháp” sau đó mới lấy cái “thấy rõ pháp” đó để làm cái tiêu chuẩn quyết định cho hướng đi và cách làm việc, tư duy của chính mình để mang lại hạnh phúc, an lạc, tiến đến giải thoát. Và bài học về “nương tựa chính mình, nương tựa các pháp” hay “y pháp bất y nhân” của Đức Phật dạy, sau này đã được Tôn giả A-nan nhắc đến trong một câu chuyện đó là bài Kinh Gopaka Moggallana trong Kinh Trung Bộ [5]. Tác giả xin tóm tắt lại bài kinh này như sau, Bà-la-môn Gopaka Moggalana hỏi ngài A-nan về vấn đề “có ai đạt được thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ các pháp như Đức Phật?”[6], “Đức Phật có sắp đặt cho ai làm chỗ cho đại chúng nương tựa, thay thế Đức Phật khi Ngài Nhập Diệt không?”[7] và “hay có một Tỳ kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận và một số đông các vị trưởng lão sắp đặt sẽ là chỗ nương tựa cho chúng Tăng không?”[8]. Với những câu hỏi này Ngài A-nan khẳng định rằng trước khi nhập diệt, Đức Phật chưa từng truyền cho bất kỳ ai lãnh đạo chúng Tăng, hay không hề chỉ định ai thay thế mình. Và trong chúng Tăng cũng chưa bao giờ nhóm họp để chỉ định bất kỳ ai thay thế Đức Phật hay làm chỗ nương tựa cho đại chúng. Và Tôn giả A-nan đã khẳng định rằng tuy Đức Phật nhập diệt nhưng Pháp của Ngài tìm ra vẫn còn đó, đó chính là nơi nương tựa của chúng Tăng, nương tựa vào Pháp, nương tựa chính mình. Bằng cách nhận biết, tư duy các pháp của Đức Thế Tôn để lại, từ đó lấy làm chuẩn cho việc tu tập, giải thoát chứ không nương tựa vào một ai cả. Đây chính là bài kinh mang nội dung về “y pháp bất y nhân”. Có thể thấy, quan điểm “y pháp bất y nhân” được lặp đi lặp lại trong kinh điển Pali khá nhiều. Từ đó có thể thấy Đức Phật là một bậc thầy trí tuệ, từ bi, thấu hiểu sự lo lắng của các đệ tử thế hệ sau này. Vì thế, Đức Phật đã dùng cuộc đời mình tầm chân lý chánh pháp và dẫn dắt những đứa con còn vô minh trong sáu nẻo. Với sự khiêm hạ vô biên chỉ nhận mình là “người chỉ đường” và để lại quan điểm “y pháp bất y nhân” cho nhân loại với kho tàng giáo lý đồ sộ, khúc chiết cùng mục đích cuối cùng là dẫn đến an lạc, đoạn trừ khổ đau, tiến đến giải thoát. QUAN ĐIỂM “Y PHÁP BẤT Y NHÂN” TRONG KINH ĐIỂN HÁN TẠNG Theo tất yếu lịch sử khách quan, chân lý sẽ luôn được đón nhận và công nhận theo năm tháng. Giáo pháp của Đức Phật tại thế gian chính là chân lý, khoa học ngày nay cũng từng bước chứng minh sự chính xác, đúng đắn trong giáo lý Phật giáo mà Đức Phật đã dùng trí tuệ của mình thấy được hàng nghìn năm trước. Và giáo pháp đó đã được truyền lại cho các đệ tử của Ngài trên trên thần “y pháp bất y nhân”. Nhưng không phải chỉ dừng lại ở đó, quan điểm này còn được phát triển hơn ở thời kinh điển Đại thừa mà đặc biệt là trong kinh điển Hán Tạng. Đến thời kinh điển Hán Tạng thì không phải chỉ có “y pháp bất y nhân” nữa mà đã phát triển thành “tứ y pháp” gồm: “1) y pháp bất y nhân, (2) y nghĩa bất y ngữ, (3) y trí bất y thức, (4) y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh” [10]. Trong đó: Thứ nhất “y pháp bất y nhân” như đã nói ở trên chính là dựa vào chính mình, dựa vào giáo pháp chứ không dựa vào bất kỳ ai cả. Chính mình làm ngọn đuốc cho mình bằng cách tư duy và thực hành lời Đức Phật dạy, lấy đó làm chuẩn, là hành trang trên con đường giác ngộ, giải thoát. Thứ hai là “y nghĩa bất y ngữ”, hành giả phải tư duy thật sâu sắc ý nghĩa của giáo pháp để tu tập chứ đừng dính mắc vào ngôn ngữ, từ ngữ của người diễn đạt để rồi chính mình là người phiền não. Bởi vì Đạo Phật là đạo của hạnh phúc, trí tuệ chứ không phải sự dính mắc, chấp nhặt. Quan trọng là hành giả tỉnh táo thấy rõ nghĩa của kinh đó. Thứ ba là “y trí bất y thức”, trí ở đây là sự quán xét, là trí tuệ. Thức là vọng thức có sự phân biệt. “Y trí bất y thức” ở đây là y theo trí tuệ quán xét chứ không dùng vọng thức là thấy biết theo nghiệp để quán xét, bởi vọng thức chỉ mang tính tương đối ở một mức nào đó, và thường là mang lại sự sai lầm. Bởi vì chỉ có trí tuệ mới phá tan được sự vô minh, diệt ba độc và phiền não như phương châm của Phật giáo là “duy tuệ thị nghiệp”. Còn thức dù là thông minh, nhanh nhạy nhưng chỉ là tạm thời có được, vẫn còn bị vô minh che mờ không thể quán sát được ba độc đang hiển hiện trong chính mình, và thức không có công năng diệt được phiền não hay sự tham, sân, si đó. Vì thế, là người con Phật phải luôn dùng trí tuệ để nhìn nhận, để quán sát thì mới là sự đúng đắn, mới mang lại được sự an lạc. Thứ tư là “y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh”. Liễu ở đây là thấy được, biết được. Quan điểm này chính là nên y theo những kinh điển đã được giảng giải, những bài kinh nhìn vào cho ta thấy được phương pháp tu tập đưa thẳng đến quả vị giải thoát viên mãn chứ không nên y theo những kinh điển chưa có sự liễu nghĩa. Bởi vì theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền thì Đức Phật thuyết kinh tùy vào căn cơ của chúng sinh có cao có thấp khác biệt. Với những kinh điển đại thừa thì rất thâm sâu, chưa nói hết ý nghĩa thâm diệu mà thường là hướng đi thể nhập Nhân thừa [11], Thiên thừa [12], Bồ tát thừa [13],…nhưng tất cả đều hướng đến sự giải thoát. Ví dụ như Kinh Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc, khúc chiết mà thâm sâu. Tiêu biểu là phẩm “Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự” [14] (Phẩm thứ 23), theo đó có Bồ Tát Dược Vương đốt thân và hai tay để cúng dường Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức và được Đức Phật khen ngợi “lành thay”. Đức Phật là đấng đại từ bi luôn yêu thương chúng sinh, sẽ không bao giờ ngồi nhìn bất kỳ ai đốt thân cúng dường rồi khen ngợi “lành thay” như vậy. Theo Lê Sỹ Minh Tùng trong Giải Mã Bí Ẩn Kinh Pháp Hoa: “Khi hành giả nhập Tri Kiến Phật thì người đó phải có đủ trí tuệ để phá ngũ uẩn mà sắc uẩn tức là thân xác của con người. Có phá được sắc uẩn thì mới hy vọng phá được thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Vì vậy đốt thân để cúng dường Phật là phá sắc uẩn rồi tiếp tục phá luôn các uẩn còn lại để tiến thẳng về quả vị Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác tức là thành Phật chớ không phải đốt cái xác thân tứ đại”[15]. Và đây chính là một khía cạnh trong ý kinh này, ý nghĩa của kinh còn rất rộng và tùy căn cơ cao thấp mà hiểu ý khác nhau. Nhưng vì không muốn hành giả hiểu sai, nên kinh điển Hán Tạng đã có “y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh” để y vào những kinh liễu nghĩa mà hành trì để thuận tiện hơn, rốt ráo hơn trong việc hành trì chánh pháp. NGUYÊN NHÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ KHÁC NHAU Thứ nhất, do sự tác động của bối cảnh xã hội – văn hóa nơi hình thành kinh điển Pali và Hán Tạng. Điều này thể hiện tính lịch sử tất yếu, khi mọi sự vận động trong thế giới khách quan đều chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh, tác động đến sự vận động của mình. Có thể thấy, kinh tạng Pali xuất hiện từ khi Đức Phật còn tại thế được truyền bằng khẩu ngữ rồi sau này truyền bằng ngôn ngữ Pali, cho đến đầu Công nguyên được viết thành văn bản Pali. Còn kinh điển Hán Tạng xuất hiện sau này, được hình thành ở Trung Hoa do các vị Tổ kết tập từ kinh điển Pali sang Hán Tạng trong thời gian dài. Mà thời gian về sau thì xã hội ngày càng phát triển hơn, nhu cầu tâm linh con người cũng ngày càng cao. Cùng với văn hóa Trung Hoa cũng khác nhiều so với Ấn Độ. Và muốn tồn tại, Phật giáo luôn trong tinh thần “tùy duyên và phương tiện” thích ứng với xã hội nơi mà Phật giáo đi đến để có thể ăn sâu vào văn hóa, hòa thành một thể để cùng đồng hành với mỗi dân tộc. Hòa nhập là điều không thể thiếu, nhưng Phật giáo luôn trên tinh thần “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Chỉ lấy đó làm phương tiện để “truyền trì chánh pháp” chứ không bị đồng hóa bởi nền văn hóa hay bất kì tôn giáo nào. Thứ hai, do sự phát triển của tri thức và lý tưởng phát triển Phật giáo. Thời đại là sự vận hành chuyển đổi khôn lường, ở đó trí tuệ và tri thức con người ngày càng phát triển. Vì thế có nhiều vị Tăng sĩ tiền bối đã tinh cần nghiên cứu kinh điển từ lời Đức Phật dạy và diễn giải bằng sự hiểu biết của mình. Lời kinh ngày càng được diễn giải phong phú, khúc chiết, cao thâm. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn không xa rời chánh pháp, không nằm ngoài mục đích giải thoát. Vì có những người không theo kịp tri thức đó, mong muốn họ đi đúng đường nên chư Tăng sĩ tiền bối mới đề xuất thêm “y nghĩa bất y ngữ; y trí bất y thức; y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh”. Ý NGHĨA Thứ hai, sự phát triển từ “y pháp bất y nhân” trong kinh điển Pali thành quan điểm “tứ y” trong kinh điển Hán Tạng đã góp phần làm phong phú hơn trong kho tàng kinh điển giáo lý Phật giáo. Để có thể thích ứng hơn với thời đại tri thức, từ đó đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu theo trình độ, căn cơ của mỗi người. Để hàng đệ tử Phật và những người tìm đến Phật giáo cảm thấy tâm đắc hơn khi nghiên cứu kho tàng kinh điển Phật giáo. Thứ ba, quan điểm “y pháp bất y nhân” còn mang ý nghĩa không phân biệt dù Nguyên Thủy hay Đại Thừa. Mà mục tiêu cuối cùng là trên tinh thần “duy trì mạnh mạch Phật pháp” hay “truyền trì chánh pháp” nhưng giải thoát là tối thượng. Bởi vì pháp là nguyên lý vận hành của vũ trụ, là nguyên lý tư duy được Đức Phật dùng trí tuệ siêu việt của một đấng giác ngộ thấy được. Và Ngài đã dùng cuộc đời của mình để truyền bá chánh pháp đó, để dẫn dắt chúng sinh ra khỏi vô minh, đau khổ. Là đệ tử của Ngài, chúng ta phải có trách nhiệm nghiên cứu, thực hành tu tập để truyền bá chánh pháp. Bởi vì chánh pháp dù diễn đạt bằng văn tự hay ngôn từ thế nào cũng sẽ đưa đến mục đích cuối cùng là hạnh phúc và giải thoát. LỜI KẾT
Thích Nữ Huệ Giác/TCVHPG415
Chú thích:
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |