Chi tiết tin tức

Cháy rừng ở Úc Thêm hồi chuông báo động về biến đổi khí hậu

19:50:00 - 14/01/2020
(PGNĐ) -  Các trận cháy rừng ở Úc đã bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái đến nay vẫn chưa dừng lại và ngày càng mở rộng về phạm vi, phủ lên bầu trời Úc những gam màu của lửa.

Cháy rừng bất thường ở Bắc Cực, lo khí nhà kính tăng vọt - Ảnh 1.

Ảnh hồng ngoại cho thấy khói bốc lên từ các đám cháy gần sông Berezovka ở Nga ngày 23-6-2020 - Ảnh: Maxar/REUTERS

 

Hàng ngàn người dân và du khách đã được yêu cầu rời khỏi hoặc tìm nơi ở khác khi những đám cháy xâm lấn các thị trấn thuộc các bang đông nam New South Wales và Victoria. Các đám cháy cũng hoành hành các nơi khác như Queensland, miền nam nước Úc, Tasmania và tây Úc.

 

Nhiều người dân lâm vào tình trạng trôi dạt nhiều ngày, thiếu thức ăn và nhiên liệu. Quân đội đã sử dụng tàu và máy bay mang đồ tiếp tế và di tản người dân khỏi các thị trấn duyên hải bị cháy rừng tàn phá.

 

Các đám cháy năm nay được “thổi bùng” do khí hậu nóng và khô nên cường độ cháy mạnh hơn và lan nhanh hơn các trận cháy khác từng xảy ra ở Úc.

 

Mối đe dọa vẫn chưa dừng lại, lực lượng lính cứu hỏa (đa số là người tình nguyện) đang hy vọng tiếp tục chống chọi với các đám cháy trong nhiều tuần và nhiều tháng tới.

 

Dưới đây là những con số về các trận cháy đã và đang diễn ra, gióng thêm tiếng chuông cảnh báo về biến đổi và khủng hoảng khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.

 

1. Diện tích bị cháy lớn nhất trong lịch sử nước Úc

 

Từ tháng 9 năm ngoái, các trận cháy đã gây thiệt mạng cho ít nhất 25 người, trong đó có 3 lính cứu hỏa, toàn bộ các thị trấn bị thiêu rụi, phá hủy gần 2.000 ngôi nhà.

 

Trong những ngày đầu năm 2020, khoảng 4.600.000 ha đất bị cháy, diện tích cháy lớn gấp 6 lần các trận cháy xảy ra ở California (Hoa Kỳ) trong năm 2018. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên đến 6.080.000 ha, gấp đôi diện tích của nước Bỉ.

 

2. Mất mát nghiêm trọng về đời sống hoang dã

 

Sự tàn phá về môi trường và hệ động vật tại Úc là vô cùng lớn. Một nghiên cứu dự đoán khoảng 480.000 con thú tại New South Wales đã chết trong các cơn lửa đỏ hay sau đó do thiếu thức ăn, nước uống, chỗ trú ẩn và nguy cơ bị ăn thịt tăng lên.

 

Cháy rừng bất thường ở Bắc Cực, lo khí nhà kính tăng vọt - Ảnh 2.

Khói bốc lên từ các đám cháy gần sông Berezovka ở Nga ngày 23-6-2020 - Ảnh: Maxar/REUTERS

Con số này chỉ được thống kê với động vật hữu nhủ, chim và bò sát mà chưa kể đến côn trùng, dơi và ếch.

 

Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley cho biết, hơn 30% koala ở khu vực bờ biển miền bắc New South Wales đã chết vì hơn 30% môi trường sống của loài này bị hủy hoại.

 

Liên đoàn Nông dân Úc dự đoán có hơn 100.000 con cừu và gia súc đã mất đi và lực lượng quân đội đang giúp đỡ chôn cất xác chết của chúng.

 

3. Khói cháy rừng đe dọa sức khỏe con người

 

Trong nhiều tháng, khói cháy rừng cây bụi đã kết thành tấm chăn bao trùm và gây ô nhiễm nhiều khu vực trong đó có Sydney, Melbourne và Canberra.

 

Từ đầu tháng, chất lượng không khí đã ở trên mức ô nhiễm 20 lần, khiến nhiều nhà hàng, cửa hiệu và các trung tâm chăm sóc trẻ, viện bảo tàng và các tòa nhà chính phủ tạm thời đóng cửa.

 

Khói, bụi và tàn tro được quan sát thấy trong không trung, di chuyển hàng ngàn cây số về phía nam, đến New Zealand, làm cho bầu trời nhuốm màu cam và xám xịt, u ám.

 

4. Khí CO2 thải ra môi trường ở mức khổng lồ

 

Cháy rừng cây bụi được dự đoán thải khoảng 350 triệu tấn khí CO2 vào khí quyển, chiếm 2/3 tổng lượng khí thải hàng năm của nước Úc vào năm 2018, theo dữ liệu của NASA.

 

Và có thể phải mất 1 thế kỷ hay lâu hơn để các khu rừng hấp thu hết lượng khí CO2 kể từ mùa cháy này - một chuyên gia chính phủ cho tờ Sydney Morning Herald biết.

 

5. Sức nóng và khô hạn mức kỷ lục

 

Cục Khí tượng và Thủy văn Úc đã khẳng định rằng năm 2019 là năm nóng và khô kỷ lục của nước này.

 

Nước Úc đã trải qua một trong những trận khô hạn kinh khủng nhất trong nhiều thập kỷ qua và sức nóng trong tháng 12 đã ở mức vỡ kỷ lục nhiệt độ trung bình cao nhất của Úc, 41,9 độ C.

 

Các nhà khoa học đã cảnh báo biến đổi khí hậu làm tăng khả năng và cường độ của các đám cháy. Ủy ban Khí hậu Úc cũng cho biết sự nóng lên của trái đất đang làm cho tình trạng cháy rừng cây bụi trở nên nguy hiểm hơn so với trước đây, tăng nguy cơ thiệt hại người và tài sản.

 

Trần Trọng Hiếu

(theo World Economic Forum)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin