Chi tiết tin tức

Cảm nhận về Pháp hội Vu lan - Bông hồng cài áo tại chùa Sắc tứ Thiên Bửu

23:47:00 - 26/08/2015
(PGNĐ) -  Cứ đến mùa Vu Lan báo hiếu, hầu hết người Việt Nam là Phật tử, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng đều đến chùa tham dự lễ “bông hồng cài áo”, để tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng song thân, dù còn sống hay không còn trên cõi đời này.

Tối ngày 26-8 (13-7 Ất Mùi), tại chùa Sắc tứ Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa), BTS PG thị xã Ninh Hòa đã tổ chức Pháp hội Vu lan và lễ bông hồng cài áo.

Hòa thượng Thích Ngộ Tánh, Trưởng BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa, viện chủ Tổ đình Sắc tứ Thiên Bửu đã chứng minh buổi lễ. Tham dự lễ còn có chư Tăng an cư kiết hạ tại tổ đình Thiên Bửu, chùa Đức Hòa và trụ trì các chùa trong thị xã và rất đông Phật tử từ các xã phường.

Cứ đến mùa Vu Lan báo hiếu, hầu hết người Việt Nam là Phật tử, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng đều đến chùa tham dự lễ “bông hồng cài áo”, để tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng song thân, dù còn sống hay không còn trên cõi đời này.

Trong nghi lễ "bông hồng cài áo", dường như ai cũng cảm nhận được sự thiêng liêng mà gần gũi khi được đón nhận bông hồng, nâng niu, cẩn trọng cài lên ngực.

Các tiết mục văn nghệ với chủ đề "Ơn nghĩa sinh thành" được các Phật tử chùa Đức Hòa (thị xã Ninh Hòa), chùa Giác Hải (huyện Vạn Ninh) biểu diễn với tất cả tấm lòng thành kính của mình.

Về ý nghĩa của việc cài bông hoa hồng, theo Hòa thượng Thích Ngộ Tánh (trụ trì chùa Sắc tứ Thiên Bửu): “Cầm đóa hoa trên tay cài lên ngực áo, xin quý vị hãy tưởng tượng rằng trong mỗi bông hoa đều có hình ảnh dịu hiền của mẹ, trong mỗi bông hoa đều có hình ảnh nghiêm nghị của cha. Cha mẹ dù còn hay đã mất, nhưng vẫn hiện hữu trong chúng ta qua từng hơi thở, qua nhịp đập con tim, qua dòng máu đỏ tươi đang lưu thông trong huyết quản. Xin hãy cài và hãy hướng nguyện về cha mẹ bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất”.

Bé Lương Hồng Khánh An (ca sĩ nhí Đồ-rê-mí 2011) nhà ở tận Nha Trang cho biết đây là lần thứ 2 về hát ở tổ đình Thiên Bửu vì mẹ và ông bà ngoại của bé là đệ tử của Sư ông viện chủ.

Bạn Trần Ngọc Minh Phương - sinh viên năm 1 khoa Lý Luận  Đại học Tôn Đức Thắng - cho biết: "Năm nào em cũng tham gia nghi lễ "bông hồng cài áo" và mỗi lần như thế, em không thể kìm nén được cảm xúc cũng như niềm vinh hạnh khi cha mẹ mình vẫn luôn song hành bên cuộc đời".

Cụ Nguyễn Thị Quê (87 tuổi, ở tận xã miền núi Đá Bàn) cũng vượt hàng chục cây số về chùa Thiên Bửu để cầu phúc, cầu an cho 14 người con, cả dâu lẫn rể, cùng 12 cháu chắt trong mỗi mùa báo hiếu Vu Lan. Cụ chia sẻ: Khi mình sống tốt với mọi người, làm gương cho con cháu thì ngày nào cũng là Vu lan, không phải đợi đến Rằm tháng 7 mới cầu siêu cho tổ tiên ông bà.

Đến chùa, tạm quên đi những đua chen vất vả của cuộc sống, để được thả hồn vào những câu kinh báo hiếu mẹ cha. Lễ Vu lan đã mở ra một mùa báo ân, báo hiếu, con nguyện kính dâng lên ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp tấm lòng thành, nguyện noi theo gương hiếu thảo của Tôn giả mục Kiền Liên Bồ-tát.

Xin giới thiệu chùm ảnh ghi nhận tối 26-8

 

 

 

 

Bé Nhã Kỳ với bài hát Lạy Mẹ Quan Âm

 

Hòa thượng Thích Ngộ Tánh ban đạo từ

 

Ca sĩ  nhí Lương Hồng Khánh An (bìa trái)

 

Bé Khánh An với bài hát "Bông hồng cài áo"

 

Hòa thượng Thích Ngộ Tánh

 

 

                                                                                                                            Quảng Ấn - chùa Đức Hòa (Tối 26-8-2015)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin